25/05/2018, 17:50
Sự biến đổi của nội hàm và ngoại diên khái niệm tư duy
Khái niệm là hình thức phản ánh trong tư duy về bản chất của các khách thể nhận thức. Nghĩa là trong khái niệm chỉ diễn tả những gì mà nhờ đó các khách thể trở nên thống nhất. Điều đó cho thấy mỗi khái niệm của tư duy lý luận trước hết là cái phổ biến căn bản tức cái phổ biến diễn tả bản chất; ...
Khái niệm là hình thức phản ánh trong tư duy về bản chất của các khách thể nhận thức. Nghĩa là trong khái niệm chỉ diễn tả những gì mà nhờ đó các khách thể trở nên thống nhất. Điều đó cho thấy mỗi khái niệm của tư duy lý luận trước hết là cái phổ biến căn bản tức cái phổ biến diễn tả bản chất; Hêghen cho rằng: “ bản chất cái phổ biến là một trong những nhân tố của khái niệm “. Cái bản chất được diễn tả trong khái niệm vốn thuộc về lĩnh vực các hiện tượng tồn tại bên ngoài tư duy với tính cách là cái đơn nhất. Bản chất ấy được tư duy rút ra và diễn tả lại dưới hình thức các khái niệm theo cách khái quát hoá hiện tượng đơn nhất. Diễn tả cái bản chất vào trong khái niệm, tư duy phải nhắm đến cái đơn nhất, rút ra từ đây những thuộc tính, những quan hệ chung, tất yếu và thông qua khái quát hoá để nâng chúng lên thành cái phổ biến căn bản. Sự khái quát hoá nhằm tạo dựng cái phổ biến căn bản trong tư duy không làm triệt tiêu cái đơn nhất mà ngược lại, qui cái đơn nhất từ chỗ chỉ gồm những hiện tượng cá biệt, riêng rẽ thành chỉnh thể. Vì thế trong khái niệm có duy trì cái đơn nhất dưới dạng được “lọc bỏ”, được tẩy sạch khỏi mọi biểu hiện ngẫu nhiên, bề ngoài và cá biệt tức là cái đơn nhất được nâng lên trình độ cao của nhận thức bản chất. Nói cách khác trong khái niệm, sự phản ánh duy trì cái đơn nhất về bản chất. Vậy khái niệm là cái phổ biến diễn tả bản chất của cái đơn nhất, là cái phổ biến cụ thể bao hàm và thống nhất với cái đơn nhất, Lênin nhận xét” Không phải chỉ là cái phổ biến trừu tượng, mà là cái phổ biến bao hàm cả sự phong phú của cái đặc thù, cái cá thể, cái cá biệt” [2/ tr.108]. Với tính cách cái phổ biến cụ thể, mỗi khái niệm là một cơ cấu biện chứng của cái phổ biến và cái đơn nhất.Cái đơn nhất và cái phổ biến còn là những mặt đối lập cho nên khái niệm chứa đựng mâu thuẫn biện chứng bên trong: mâu thuẫn giữa cái đơn nhất và cái phổ biến. Chính mâu thuẫn này nói lên bản tính tồn tại trong sự vận động( cũng là hoạt động) của các khái niệm. Với bản tính đó các khái niệm tồn tại trong tư duy như những quá trình, trong đó diễn ra hai vòng khâu thâm nhập lẫn nhau giữa cái đơn nhất và cái phổ biến.
Khái niệm vật chất (phạm trù vật chất) trong triết học Mác là sự khái quát nhận thức luận của thế giới hiện tượng tồn tại bên ngoài ý thức con người với tính cách là cái đơn nhất. Trong đó tất cả những hiện tượng đa dạng có đặc tính “ tồn tại với tư cách là thực tại khách quan” đều được phản ánh. Đây là “đặc tính nhận thức luận” mà mọi dạng vật chất với tính cách cái đơn nhất đều có, và dựa vào nó người ta giải thích được thế giới trong tính thống nhất. Cho nên khái niệm vật chất là cái phổ biến căn bản bao hàm cái đơn nhất trong tính thống nhất. Cái phổ biến “ tồn tại với tư cách là thực tại khách quan” là hình thức mà thông qua nó cái đơn nhất tức những hiện tượng vật chất cụ thể gia nhập vào và trở nên thống nhất trong khái niệm vật chất. Vậy trong vận động của khái niệm vật chất có sự thâm nhập của cái đơn nhất vào cái phổ biến theo cách khái quát hoá tất thẩy mọi sự vật và hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan. Với cái phổ biến “ tồn tại với tư cách là thực tại khách quan”, chúng ta đạt được sự nhận thức về thế giới vật chất đa dạng trong hình thức thống nhất trừu tượng của nó, theo đó vật chất nói chung không quy về một tồn tại cụ thể cảm tính nào. Nhưng cái phổ biến “ tồn tại với với tư cách là thực tại khách quan” còn trở thành công cụ để trong sự vận động, khái niệm vật chất quán triệt được đầy đủ hơn cái đơn nhất mỗi khi nhận thức của con người về thế giới khách quan mở rộng ra. Chẳng hạn, Lênin đã dựa vào cái phổ biến” tồn tại với tư cách là thực tại khách quan” để khẳng định tính vật chất của điện tử, năng lượng v.v... Điều đó nói lên rằng đã có sự thâm nhập của cái phổ biến vào cái đơn nhất trong vận động của khái niệm vật chất. Với vòng khâu này, cái phổ biến “ tồn tại với tư cách là thực tại khách quan” của khái niệm vật chất. được biểu hiện ra trong các sự vật, hiện tượng và quá trình khách quan như một đặc tính nhận thức luận vốn có của chúng. Dựa vào cái phổ biến ấy chúng ta giải thích về mặt nhận thức luận bất cứ một thực tại cảm tính nào trên trình độ khái niệm, theo đó vật chất còn được hiểu trong tính cụ thể là thế giới vô hạn của những sự vật và hiện tượng có thể cảm giác được ; V.I.Lênin viết” Khái niệm vật chất không biểu hiện cái gì khác ngoài cái thực tại khách quan mà chúng ta nhận thấy được trong cảm giác [ 1/ tr.329].
Theo quan điển của lôgic hình thức, nội hàm là tập hợp dấu hiệu bản chất của đối tượng được phản ánh trong khái niệm và ngoại diên là tập hợp những phần tử của đối tượng được khái niệm phản ánh. Từ đó ta thấy mối tương quan ngược phong phú giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm, mỗi khi nội hàm phong phú thì ngoại diên bị thu hẹp lại, và khi nội hàm nghèo nàn thì ngoại diên được mở rộng thêm. Đây là sự khái quát tương quan nội hàm và ngoại diên của khái niệm về mặt lượng; người ta tính số lượng dấu hiệu của nội hàm và số lượng phần tử của ngoại diên để xem xét khái niệm nông hay sâu, chung hay kém chung. Nhận thức càng tiến đến những khái niệm chung, thì nội hàm của chúng càng bị hạn hẹp lại. Đó là cách nhìn “tĩnh” về khái niệm và phù hợp lôgic hình thức khi vận dụng để phân loại và thực hiện các phép toán trên các khái niệm. Nhưng quan niệm như vậy của logic hình thức không phù hợp với cách nhìn “động” về khái niệm, không nói lên thực chất của sự phát triển nhận thức khi tiến đến những khái niệm ngày càng chung và càng rộng, và vì thế càng không diễn tả được sự thâm nhập lẫn nhau giữa cái đơn nhất và cái phổ biến trong vận động của khái niệm.
Khác với lôgic hình thức, phép biện chứng duy vật xét các khái niệm trong sự vận động ( cũng là trong quá trình, trong hoạt động) và từ đó vạch ra của sự thâm nhập lẫn nhau giữa cái đơn nhất và cái phổ biến coi như phương thức duy trì đời sống của chúng. Đến lượt biện chứng của sự thâm nhập lẫn nhau giữa cái đơn nhất và cái phổ biến lại được vận dụng để vạch ra tương quan giữa nội hàm và ngoại diên của các khái niệm trong sự vận động. Ở đây nội hàm được hiểu là bản chất đối tượng được diễn tả trong khái niệm dưới hình thức cái phổ biến. Cho nên nội hàm của khái niệm không phụ thuộc vào trình độ diễn tả bản chất đối tượng trong cái phổ biến.Tức là nội hàm phụ thuộc vào trình độ khái quát hoá, mức độ gia nhập của cái đơn nhất vào cái phổ biến trong khái niệm. Với việc nhận thức tiến đến những khái niệm ngày càng chung và càng rộng, thì trình độ khái quát hoá ngày càng cao, cái đơn nhất càng gia nhập nhiều hơn vào cái phổ biến, làm cho cái phổ biến diễn tả bản chất đối tượng tức nội hàm trở nên đầy đủ và sâu sắc hơn. Sự thâm nhập của cái phổ biến vào cái đơn nhất trong vận động của khái niệm cho thấy, ngoại diên không đơn thuần là tập hợp đối tượng có chung những dấu hiệu nội hàm, mà còn là hình thức thể hiện và triển khai của nội hàm. Vậy ngoại diên rộng hay hẹp cũng phụ thuộc vào trình độ khái quát hoá bản chất đối tượng trong khái niệm, phụ thuộc vào mức độ thâm nhập, triển khai cái phổ biến trong cái đơn nhất. Nhận thức càng tiến đến những khái niệm ngày càng chung và càng rộng thì trình độ khái quát hoá càng cao, cái phổ biến càng gia nhập vào cái đơn nhất, làm cho cái đơn nhất càng được quán triệt nhiều hơn tức ngoại diên được mở rộng ra.
Tóm lại, các khái niệm trong tư duy lý luận xét theo quan điểm vận động là những quá trình thâm nhập lẫn nhau giữa cái đơn nhất và cái phổ biến. Cái đơn nhất càng thâm nhập vào cái phổ biến thì cái phổ biến sẽ trở nên sâu sắc hơn, cái phổ biến càng gia nhập vào đơn nhất thì cái đơn nhất sẽ được quán triệt đầy đủ hơn. Cái phổ biến càng trở nên sâu sắc hơn là sự lớn lên của nội hàm, còn cái đơn nhất càng được quán triệt đầy đủ hơn là sự lớn lên của ngoại diên. Nhưng trong vận động của khái niệm, cái đơn nhất thâm nhập vào cái phổ biến ở trình độ nào, thì cũng ở trình độ đó cái phổ biến thâm nhập vào cái đơn nhất. Cho nên trong vận động của khái niệm, mỗi khi ngoại diên được mở rộng ra thì nội hàm không bị nghèo nàn đi mà ngược lại, trở nên đầy đủ và sâu sắc hơn; nhận thức cũng như tư duy ngày càng đạt tới những khái niệm chung hơn, càng đem lại cho con người những tri thức đầy đủ, phong phú và sâu sắc hơn. Theo hướng này, hình thức mà với nó sự thâm nhập giữa cái đơn nhất và cái phổ biến đạt tới trình độ hoàn thành, cái phổ biến trở nên sâu sắc nhất và đầy đủ nhất chính là các phạm trù khoa học. Với những phạm trù khoa học thì tính quy luật đối tượng đạt được sự thể hiện cuối cùng hoàn chỉnh nhất.
Tài liệu tham khảo:
1. V.I .Lênin. Toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ, Matxcơva,1980.
2. V.I.Lênin. Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981.
3. C.Mác và Ph. ăngghen. Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1995.
4. C.Mác – Ph.Ăng ghen – V.I.Lê nin. Bàn về logic biện chứng, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội,1985.
5. M .M. Rodentan. Nguyên lý lôgich biện chứng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962.
6. A.P.Septulin. Phương pháp nhận thức biện chứng, Nxb Tiến bộ và Nxb Sự thật, in tại Liên Xô, 1987.
7. Toán học trong thế giới ngày nay. Nxb Khoa học và kỹ thuật, HN, 1976.
8. K .X . Vưgôtxki. Tuyển tập tâm lý học. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1997.
Bài: Nguyễn Mạnh Cương- GV Khoa LLCT&KHCB
Admin5
Khái niệm vật chất (phạm trù vật chất) trong triết học Mác là sự khái quát nhận thức luận của thế giới hiện tượng tồn tại bên ngoài ý thức con người với tính cách là cái đơn nhất. Trong đó tất cả những hiện tượng đa dạng có đặc tính “ tồn tại với tư cách là thực tại khách quan” đều được phản ánh. Đây là “đặc tính nhận thức luận” mà mọi dạng vật chất với tính cách cái đơn nhất đều có, và dựa vào nó người ta giải thích được thế giới trong tính thống nhất. Cho nên khái niệm vật chất là cái phổ biến căn bản bao hàm cái đơn nhất trong tính thống nhất. Cái phổ biến “ tồn tại với tư cách là thực tại khách quan” là hình thức mà thông qua nó cái đơn nhất tức những hiện tượng vật chất cụ thể gia nhập vào và trở nên thống nhất trong khái niệm vật chất. Vậy trong vận động của khái niệm vật chất có sự thâm nhập của cái đơn nhất vào cái phổ biến theo cách khái quát hoá tất thẩy mọi sự vật và hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan. Với cái phổ biến “ tồn tại với tư cách là thực tại khách quan”, chúng ta đạt được sự nhận thức về thế giới vật chất đa dạng trong hình thức thống nhất trừu tượng của nó, theo đó vật chất nói chung không quy về một tồn tại cụ thể cảm tính nào. Nhưng cái phổ biến “ tồn tại với với tư cách là thực tại khách quan” còn trở thành công cụ để trong sự vận động, khái niệm vật chất quán triệt được đầy đủ hơn cái đơn nhất mỗi khi nhận thức của con người về thế giới khách quan mở rộng ra. Chẳng hạn, Lênin đã dựa vào cái phổ biến” tồn tại với tư cách là thực tại khách quan” để khẳng định tính vật chất của điện tử, năng lượng v.v... Điều đó nói lên rằng đã có sự thâm nhập của cái phổ biến vào cái đơn nhất trong vận động của khái niệm vật chất. Với vòng khâu này, cái phổ biến “ tồn tại với tư cách là thực tại khách quan” của khái niệm vật chất. được biểu hiện ra trong các sự vật, hiện tượng và quá trình khách quan như một đặc tính nhận thức luận vốn có của chúng. Dựa vào cái phổ biến ấy chúng ta giải thích về mặt nhận thức luận bất cứ một thực tại cảm tính nào trên trình độ khái niệm, theo đó vật chất còn được hiểu trong tính cụ thể là thế giới vô hạn của những sự vật và hiện tượng có thể cảm giác được ; V.I.Lênin viết” Khái niệm vật chất không biểu hiện cái gì khác ngoài cái thực tại khách quan mà chúng ta nhận thấy được trong cảm giác [ 1/ tr.329].
Theo quan điển của lôgic hình thức, nội hàm là tập hợp dấu hiệu bản chất của đối tượng được phản ánh trong khái niệm và ngoại diên là tập hợp những phần tử của đối tượng được khái niệm phản ánh. Từ đó ta thấy mối tương quan ngược phong phú giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm, mỗi khi nội hàm phong phú thì ngoại diên bị thu hẹp lại, và khi nội hàm nghèo nàn thì ngoại diên được mở rộng thêm. Đây là sự khái quát tương quan nội hàm và ngoại diên của khái niệm về mặt lượng; người ta tính số lượng dấu hiệu của nội hàm và số lượng phần tử của ngoại diên để xem xét khái niệm nông hay sâu, chung hay kém chung. Nhận thức càng tiến đến những khái niệm chung, thì nội hàm của chúng càng bị hạn hẹp lại. Đó là cách nhìn “tĩnh” về khái niệm và phù hợp lôgic hình thức khi vận dụng để phân loại và thực hiện các phép toán trên các khái niệm. Nhưng quan niệm như vậy của logic hình thức không phù hợp với cách nhìn “động” về khái niệm, không nói lên thực chất của sự phát triển nhận thức khi tiến đến những khái niệm ngày càng chung và càng rộng, và vì thế càng không diễn tả được sự thâm nhập lẫn nhau giữa cái đơn nhất và cái phổ biến trong vận động của khái niệm.
Khác với lôgic hình thức, phép biện chứng duy vật xét các khái niệm trong sự vận động ( cũng là trong quá trình, trong hoạt động) và từ đó vạch ra của sự thâm nhập lẫn nhau giữa cái đơn nhất và cái phổ biến coi như phương thức duy trì đời sống của chúng. Đến lượt biện chứng của sự thâm nhập lẫn nhau giữa cái đơn nhất và cái phổ biến lại được vận dụng để vạch ra tương quan giữa nội hàm và ngoại diên của các khái niệm trong sự vận động. Ở đây nội hàm được hiểu là bản chất đối tượng được diễn tả trong khái niệm dưới hình thức cái phổ biến. Cho nên nội hàm của khái niệm không phụ thuộc vào trình độ diễn tả bản chất đối tượng trong cái phổ biến.Tức là nội hàm phụ thuộc vào trình độ khái quát hoá, mức độ gia nhập của cái đơn nhất vào cái phổ biến trong khái niệm. Với việc nhận thức tiến đến những khái niệm ngày càng chung và càng rộng, thì trình độ khái quát hoá ngày càng cao, cái đơn nhất càng gia nhập nhiều hơn vào cái phổ biến, làm cho cái phổ biến diễn tả bản chất đối tượng tức nội hàm trở nên đầy đủ và sâu sắc hơn. Sự thâm nhập của cái phổ biến vào cái đơn nhất trong vận động của khái niệm cho thấy, ngoại diên không đơn thuần là tập hợp đối tượng có chung những dấu hiệu nội hàm, mà còn là hình thức thể hiện và triển khai của nội hàm. Vậy ngoại diên rộng hay hẹp cũng phụ thuộc vào trình độ khái quát hoá bản chất đối tượng trong khái niệm, phụ thuộc vào mức độ thâm nhập, triển khai cái phổ biến trong cái đơn nhất. Nhận thức càng tiến đến những khái niệm ngày càng chung và càng rộng thì trình độ khái quát hoá càng cao, cái phổ biến càng gia nhập vào cái đơn nhất, làm cho cái đơn nhất càng được quán triệt nhiều hơn tức ngoại diên được mở rộng ra.
Tóm lại, các khái niệm trong tư duy lý luận xét theo quan điểm vận động là những quá trình thâm nhập lẫn nhau giữa cái đơn nhất và cái phổ biến. Cái đơn nhất càng thâm nhập vào cái phổ biến thì cái phổ biến sẽ trở nên sâu sắc hơn, cái phổ biến càng gia nhập vào đơn nhất thì cái đơn nhất sẽ được quán triệt đầy đủ hơn. Cái phổ biến càng trở nên sâu sắc hơn là sự lớn lên của nội hàm, còn cái đơn nhất càng được quán triệt đầy đủ hơn là sự lớn lên của ngoại diên. Nhưng trong vận động của khái niệm, cái đơn nhất thâm nhập vào cái phổ biến ở trình độ nào, thì cũng ở trình độ đó cái phổ biến thâm nhập vào cái đơn nhất. Cho nên trong vận động của khái niệm, mỗi khi ngoại diên được mở rộng ra thì nội hàm không bị nghèo nàn đi mà ngược lại, trở nên đầy đủ và sâu sắc hơn; nhận thức cũng như tư duy ngày càng đạt tới những khái niệm chung hơn, càng đem lại cho con người những tri thức đầy đủ, phong phú và sâu sắc hơn. Theo hướng này, hình thức mà với nó sự thâm nhập giữa cái đơn nhất và cái phổ biến đạt tới trình độ hoàn thành, cái phổ biến trở nên sâu sắc nhất và đầy đủ nhất chính là các phạm trù khoa học. Với những phạm trù khoa học thì tính quy luật đối tượng đạt được sự thể hiện cuối cùng hoàn chỉnh nhất.
Tài liệu tham khảo:
1. V.I .Lênin. Toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ, Matxcơva,1980.
2. V.I.Lênin. Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981.
3. C.Mác và Ph. ăngghen. Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1995.
4. C.Mác – Ph.Ăng ghen – V.I.Lê nin. Bàn về logic biện chứng, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội,1985.
5. M .M. Rodentan. Nguyên lý lôgich biện chứng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962.
6. A.P.Septulin. Phương pháp nhận thức biện chứng, Nxb Tiến bộ và Nxb Sự thật, in tại Liên Xô, 1987.
7. Toán học trong thế giới ngày nay. Nxb Khoa học và kỹ thuật, HN, 1976.
8. K .X . Vưgôtxki. Tuyển tập tâm lý học. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1997.
Bài: Nguyễn Mạnh Cương- GV Khoa LLCT&KHCB
Admin5