25/05/2018, 17:51

Một phương pháp học nói tiếng Anh: Học cả cụm từ

(ĐHVH) - Trong tham luận tại hội thảo khoa học của khoa Văn hóa và Ngôn ngữ quốc tế, tác giả đã đề cập đến một phương pháp dạy nói tiếng Anh với 7 quy tắc rút ra từ lý luận và thực tiễn giảng dạy. Do thời lượng hội thảo không cho phép trình bày các quy tắc một cách chi tiết trong khi với ...

(ĐHVH) - Trong tham luận tại hội thảo khoa học của khoa Văn hóa và Ngôn ngữ quốc tế, tác giả đã đề cập đến một phương pháp dạy nói tiếng Anh với 7 quy tắc rút ra từ lý luận và thực tiễn giảng dạy. Do thời lượng hội thảo không cho phép trình bày các quy tắc một cách chi tiết trong khi với định hướng là đào tạo ra những Hướng dẫn viên du lịch quốc tế thì “nói tiếng Anh” có lẽ là kỹ năng quan trọng nhất. Các bài nghiên cứu và trao đổi về kỹ năng gần đây lại không thấy đề cập đến chủ đề này. Trong khuôn khổ bài chia sẻ này tác giả muốn trình bày chi tiết quy tắc đầu tiên trong số 7 quy tắc đã từng được đề cập đến. Hy vọng sẽ có dịp trở lại để chia sẻ 6 quy tắc còn lại.

 

Học ngôn ngữ qua cụm từ, đó là một khái niệm không mới. Ngay từ khi đang đi học chúng ta đã được hướng dẫn là khi học một từ thì nghĩa của từ phụ thuộc vào ngữ cảnh. Thậm chí chúng ta còn được dạy rằng, một từ có nhiều nghĩa và khi cho nghĩa của từ thì chỉ cho từng nghĩa một tùy thuộc vào ngữ cảnh đang sử dụng. Rất tiếc là sau này trong giảng dạy chẳng mấy ai trong chúng ta vận dụng thường xuyên quy tắc đó. Tuy  nhiên ở đây với khái niệm học qua cụm từ Tác giả muốn đề cập đến một cách tiếp cận khác không giống như học từ mới thông thường.

Quy tắc 1: Luôn luôn ghi nhớ và học cả cụm từ chứ không học nghĩa từng từ. Quán triệt quy tắc này khả năng học nói của người học được cải thiện rất nhiều, người học sẽ cảm thụ tiếng Anh tốt hơn, tự tin hơn và đương nhiên học cũng sẽ nhanh hơn

Vậy một cụm từ là gì? Một cụm từ chỉ đơn giản là một nhóm các từ. Nó không cần phải là một câu hoàn chỉnh, mặc dù nếu là một câu sẽ tốt hơn. Đó là một nhóm các từ, dĩ nhiên là nhiều hơn một từ.

Đây là một quy tắc rất đơn giản, bí mật đơn giản, nhưng cực kỳ mạnh mẽ. Trong thực tế, đây là một trong những chìa khóa để học tập và làm chủ ngữ pháp tiếng Anh khi nói và nó tốt hơn nhiều so với nghiên cứu sách giáo khoa ngữ pháp.

Trong các lớp học tiếng Anh truyền thống, trong các trường học và sách giáo khoa, khi học từ vựng người ta thường chia theo bài và mỗi bài có một danh sách các từ vựng mà người học buộc phải nhớ. Thường thì ở cuối bài hay cuối chương người học sẽ thấy các từ đó và nghĩa của từ bằng ngôn ngữ của mình. Người học học các từ theo danh sách đó và cố gắng ghi nhớ chúng để làm bài kiểm tra. Sau đó, có lẽ, người học sẽ quên luôn.

Đó là những gì thường xảy ra, đã và đang xảy ra. Đây là một phương pháp học buồn tẻ và nhàm chán kém hiệu quả. Không chỉ các bạn, những người học mà cả bản thân tác giả cũng không thích và không ủng hộ phương pháp học đó. Vì vậy lời khuyên của tác giả đối với các bạn là hãy ngừng làm việc đó. Nó không có ích gì cho các bạn cả. Theo quy tắc này tất cả những gì người học cần làm là tập trung vào học các cụm từ tiếng Anh thực sự trong tự nhiên. Khi làm điều này người học sẽ tự động học được ngữ pháp. Lấy một ví dụ rất đơn giản sau:

Lan “hates” ice cream.

Dĩ nhiên có thể giải thích "hate" có nghĩa là không thích, rất không thích một cái gì đó.

Giả định rằng "hate" là một từ mới mà người học cần học. Thông thường, theo cách học truyền thống người học sẽ tìm nghĩa từ "hate", là môt động từ, ở cuối mỗi bài hay cuối chương của giáo trình và người học sẽ ghi lại "hate" có nghĩa là không thích một cái gì đó. Sau đó, người học sẽ học các thể, các thì của động từ “hate”.

Cuối cùng người học sẽ phải tìm hiểu tất cả các quy tắc phức tạp về cách thay đổi động từ trong các tình huống khác nhau. Tôi ghét. Anh ghét, với "s". Sau đó, bạn sẽ học thì quá khứ tương lai và tất cả các công cụ này. Bạn phải nhớ những hình thức cơ bản của động từ "hate" và sau đó bạn sẽ phải nhớ làm thế nào để thay đổi, sử dụng nó.

Đó là cách học truyền thống hiện nay. Thật đáng tiếc là cách học này không hiệu quả,  bởi vì nó buộc người học phải suy nghĩ quá nhiều khi người học chỉ cần nói dễ dàng và tự động. Khi người học muốn học cả cụm từ, người học chỉ cần viết ra các cụm từ đó.

Để học theo quy tắc này, trước hết, cần có một cụm từ tiếng Anh trong đời thực chứ không phải là một cuốn sách giáo khoa. Người học cần viết ra “Lan hates Ice cream." Cần luôn luôn ghi đầy đủ cả cụm từ. không bao giờ viết ra chỉ một từ. Không bao giờ chỉ viết ra những nghĩa trong từ điển của từ này. Người học sẽ không viết ra từ "hate" mà sẽ viết ra cả cụm "Lan hates Ice cream", người học có thể ghi chú nguồn gốc của cụm từ để nhớ ví dụ như: từ một câu chuyện mình đọc được; từ nghe được từ một bộ phim hay bất cứ một điều gì khác miễn là nó nhắc nhở người học về hoàn cảnh thực tế xuất phát của cụm từ.

Như vậy người học chỉ cần học cụm từ "Lan hates ice cream", người học sẽ tự động nhận thức được ngữ pháp. Người học không cần phải biết về số ít hay số nhiều hoặc bất cứ điều gì như thế. Các cụm từ sẽ ngấm một cách tự nhiên vào người học, họ luôn luôn biết nói "he hates", "she hates", "Minh hates", "Lan hates" một cách tự nhiên nhất.

Đây chính là cách trẻ em học nói, là cách người bản ngữ học ngữ pháp. Tác giả cũng đã từng học ngữ pháp tiếng Anh như vậy, như một đứa trẻ. Người ta học nói trước khi học những quy tắc ngữ pháp và và hiển nhiên không học danh sách các từ vựng, nhưng những gì con người học hỏi từ cha mẹ của mình, và từ những người xung quanh là suốt ngày nghe thấy các cụm từ trong thực tế.

Bằng cách học này khi một người nói “Quang” thì động từ hate luôn luôn được đặt có chữ s ở cuối “Quang hates”. Họ làm như vậy vì họ đã nghe thấy cụm từ tương tự rất nhiều lần. Như vậy Họ cảm nhận được ngữ pháp. Người học không cần phải suy nghĩ về ngữ pháp, người học cảm nhận được bởi vì họ học những cụm từ, chứ không học từng từ riêng lẻ, không quy tắc ngữ pháp, và hiển nhiên không phải từ sách giáo khoa. Điều này tưởng như rất đơn giản nhưng rất hiệu quả nếu người học sử dụng nó một cách chính xác, nhưng người học phải làm điều đó liên tục. Vì vậy, không bao giờ chỉ học một từ tiếng Anh duy nhất. Khi học một điều gì mới, luôn luôn, luôn luôn, ghi lại cả một cụm từ, thậm chí cả một câu đầy đủ, điều này rất quan trọng. Học theo cách này người học có thể luôn luôn mang theo bên mình một quyển sổ tay nhỏ, một máy tính bảng, một máy tính xách tay hay một điện thoại thông minh. Khi gặp, khi nghe hoặc bất cứ khi nào thấy một từ mới hay một từ quen thuộc dùng trong một cụm từ mới thì hãy ghi lại cả cụm từ hay cả câu. Tùy theo cách học của từng người tuy nhiên hãy ghi lại tối thiểu 3 hay 4 từ trong một cụm từ và học từ đó trong cụm từ.

Sau này khi ôn tập, khi xem lại bài hay xem lại các từ vựng mình đang học người học thường xem lại cả cụm từ, cả câu đầy đủ, người học không bao giờ học nghĩa của từng từ. Bằng cách học này người học học cách sử dụng từ vựng một cách thực tế và chính xác.

Có thể thấy, đôi khi chúng ta sử dụng một số từ nhất định trong các tình huống xác định. Có thể có một số từ khác đồng nghĩa nhưng chúng ta không sử dụng chúng trong tình huống cụ thể này. Tại sao vậy? ở đây có một quy luật nào không? Không có một quy luật nào cả, đơn giản chúng ta biết vậy vì chúng ta học cả cụm từ, những cụm từ xuất phát từ thực tế, có nghĩa là chúng ta đang học tiếng Anh từ thực tế chứ không phải từ sách vở.

Còn một điều nữa chứng tỏ người học sẽ nắm được ngữ pháp một cách tự nhiên. Có rất nhiều các hiện tượng ngữ pháp trong những cụm từ này và bạn không cần phải suy nghĩ về nó. Nó chỉ bật ra một cách hoàn toàn tự nhiên. Nếu điều đó xuất phát từ tự nhiên, một cụm từ thực, thì các động từ sử dụng sẽ chính xác. Các tính từ, các giới từ đều được sử dụng như nó vốn có và người học không cần phải suy nghĩ về điều đó. Người học sẽ hoàn toàn không cần phải suy nghĩ xem khi nào thì sử dụng “on”, khi nào thì sử dụng “in” nếu học cả cụm từ.

Cuối cùng khi người học bắt đầu học được ngày càng nhiều các cụm từ, sẽ gặp càng nhiều sự lặp lại và họ sẽ bắt đầu cảm nhận chúng được tổ chức như thế nào trong tiếng Anh và cảm nhận được các quy luật ngữ pháp. Người học sẽ hiểu cách sử dụng các giới từ ra sao. Biết sử dụng một từ cụ thể khi nào và khi nào không sử dụng. Điều này đến một cách tự động, vô thức. Tóm lại người học không cần phải suy nghĩ về điều đó mà tự cảm nhận được. Đây chính là cách trẻ em học ngữ pháp và từ vựng, và người học cũng có thể học theo cách như vậy.

Có thể kết luận Quy tắc số 1 để nói tốt tiếng Anh là “không bao giờ học từng từ riêng lẻ, phải thường xuyên học cả cụm từ”.

Tài liệu tham khảo:

1. Andrew Wright, Penny Ur; Teaching by Principles: An Interactive Approach to Language Cambridge University Press (March 27, 1992)

2. Bruce Marsland; Lessons from Nothing: Activities for Language Teaching with Limited Time and Resources (Cambridge Handbooks for Language Teachers);

Cambridge University Press (July 13, 1998)

3. Diane Larsen-Freeman , Marti Anderson Techniques and Principles in Language Teaching; : Oxford University Press, USA; 3 edition (May 12, 2011)

4. Jack C. Richards , Theodore S. Rodgers: Approaches and Methods in Language Teaching; Cambridge University Press; 2 edition (March 12, 2001)

5. H. Douglas Brown;  Cambridge University Press; 2 edition (March 12, 2001); Pearson Education ESL; 3 edition (May 6, 2007)

6. Keith S. Folse; The Art of Teaching Speaking: Research and Pedagogy for the ESL/EFL Classroom, Publisher: University of Michigan Press/ELT; Fourth edition (April 6, 2006)

7. Hoge A. J., Powerful English Speaking, Effortless English Club

 

Bài: Giảng viên Đàm Thị Ngọc Thư

Khoa:Văn hóa và ngôn ngữ quốc tế

Admin2.

hoc mua bán đàn guitar tai tphcm công ty thiết kế web tai tphcm cong ty may áo thun đồng phục hoc phát âm tiếng anh chuan khoa học thiết kế web tphcm tphcm mua container văn phòng cu dia chi thay man hinh iphone tai tphcm thiet bi bếp công nghiệp bep nha hang dai ly ống nhựa tiền phong ong nuoc du an Căn hộ Scenic Valley ban thuoc kich duc nu chuyen thi cong phong karaoke vip
0