25/05/2018, 17:50

Đào tạo báo chí trong bối cảnh truyền thông hiện đại – Cơ hội và thách thức

Nằm trong khuôn khổ Kỷ niệm 88 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, được phép của BGH nhà trường, khoa Viết văn-Báo chí tổ chức buổi Giao lưu báo chí với chủ đề: “Đào tạo báo chí trong bối cảnh truyền thông hiện đại – Cơ hội và thách thức”. 1. Sơ bộ về tình hình đào tạo ...

Nằm trong khuôn khổ Kỷ niệm 88 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, được phép của BGH nhà trường, khoa Viết văn-Báo chí tổ chức buổi Giao lưu báo chí với chủ đề: “Đào tạo báo chí trong bối cảnh truyền thông hiện đại – Cơ hội và thách thức”.

1. Sơ bộ về tình hình đào tạo chuyên ngành báo chí của Khoa và sự phát triển của báo chí- truyền thông hiện nay:

Trước kia, khi còn là Trường Viết văn Nguyễn Du, đã từng có một số khóa học ngắn hạn đào tạo viết ký, viết phóng sự. Từ 2007 đến nay, chúng tôi phối hợp với Khoa Báo chí- Học viện Báo chí và Tuyên truyền mở 4 lớp ngắn hạn về Kỹ năng viết báo.

Sinh viên chuyên ngành Viết văn những năm qua, khi ra trường, có nhiều người đã và đang là phóng viên, nhà quản lý trong một số cơ quan truyền thông báo chí trên cả nước.

Nối tiếp truyền thống đó, đến năm 2011 chúng tôi đã chính thức mở chuyên ngành Báo chí (bên cạnh chuyên ngành Viết văn): K1 với 36 SV, và K12 với 48 SV. Hiện giờ đã có một số em tham gia viết báo, làm phim… Một số tác phẩm báo chí đã xuất hiện trên các trang báo in, báo mạng.

Hiện khoa có trang Website vietvan.vn được thành lập từ năm 2009, từ đây có đương link dẫn sang blog vietbaok1.wordpress.com/. Đây là diễn đàn và là sân tập của sinh viên VV- BC. Số lượng truy cập ngày càng đông. Chất lượng của trang Web ngày càng được nâng cao, bước đầu tạo được uy tín trong giới chuyên môn.

Năm nay, số lượng thí sinh tham gia thi vượt trội so với các năm trước. Một tín hiệu đáng mừng. Chứng tỏ con đường đào tạo mà chúng ta đang đi đã đúng hướng và nhiều hy vọng.

Tuy nhiên, trong công việc đào tạo, xuất hiện một số khó khăn như: Số lượng giáo viên chuyên ngành báo chí đang quá ít, về cơ bản vẫn phải mời các thầy từ bên ngoài. Cơ sở vật chất hầu như chưa có gì: chưa có phòng học chuyên trách, chưa có Studio, chưa được trang bị camera, máy ảnh, máy ghi âm; cơ hội giao lưu với các cơ quan báo chí, với các cơ sở đào tạo báo chí trong cả nước và nước ngoài đang còn khá khiêm tốn… Bên cạnh đó, hướng đào tạo phóng viên trình độ đại học chuyên về Văn hoá văn nghệ (VHVN) ở nước ta chưa có tiền lệ, nên phải “vừa làm vừa nghĩ” (theo cách nói của nhà thơ Phạm Tiến Duật). Các sinh viên chưa có nhiều đam mê, chưa tạo ra được sức bật trong học tập và sáng tạo.

Trong khi đó, nhìn vào toàn cảnh báo chí VN, thấy báo chí đặc biệt sôi động, phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng: Chỉ nhìn vào báo chí hiểu theo nghĩa truyền thống và chính danh thì: “Tính đến tháng 2/2013, số lượng cơ quan báo in trên cả nước là 812 với 1084 ấn phẩm. Trong đó, có 197 tờ báo in (84 báo Trung ương, ban, bộ, ngành, đoàn thể, 113 báo địa phương). Trong lĩnh vực thông tin điện tử, 336 mạng xã hội, 1174 trang thông tin điện tử tổng hợp.
Cả nước hiện có 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó có 02 đài quốc gia là Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, 01 đài của ngành (Đài Truyền hình KTS VTC); 64 đài phát thanh và truyền hình địa phương với 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình (99 kênh truyền hình, 73 kênh phát thanh). Về đội ngũ cán bộ báo chí, cả nước hiện có gần 17.000 người làm báo chuyên nghiệp được cấp thẻ, 19.000 Hội viên Hội nhà báo Việt Nam, sinh hoạt tại các chi hội, liên chi hội...” (Theo Báo cáo công tác báo chí năm 2012, do Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn trình bày tại Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ năm 2013). Đó là chưa kể tới một số loại hình báo chí hiện đại đã xuất hiện: Báo chí Mobile (Tuổi trẻ, Dân trí, Vietnannet), các trang blog, các trang mạng xã hội gắn liền với khái niệm “nhà báo công dân” (citizen journalist).Riêng về lĩnh vực đào tạo, ngoài Học viện Báo chí và tuyên truyền là cơ sở đào tạo có truyền thống, khoảng thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, xuất hiện hàng loạt cơ sở đào tạo báo chí: ĐHKHXHNV TPHCM, ĐH Quy Nhơn, ĐH Huế, ĐHKHXHNV Hà Nội, vừa mới đây là Trường ĐH Vinh. Như vậy, xét trên phương diện đào tạo, đã có sự cạnh tranh thực sự, đòi hỏi Trường ĐH văn hoá Hà Nội phải tìm ra một hướng đi riêng. Việc đào tạo báo chí nhấn mạnh vào sản phẩm là những người chuyên làm báo về VHVN của khoa chúng tôi chính là một hướng đi mang tính đặc thù đó.

Nhìn trong hiện tình đào tạo trong và ngoài trường là vậy. Nhìn vào toàn cảnh báo chí Việt Nam trong bối cảnh truyền thông hiện đại như vậy, với tư cách là cơ quan đào tạo, chúng tôi tiến hành buổi Giao lưu báo chí như là một hình thức thiết thực kỷ niệm Ngày BCCMVN giúp tất cả chúng ta ngồi đây, nhất là các bạn sinh viên hiểu rõ thêm về đời sống báo chí hôm nay.

2. Buổi giao lưu xoay quanh 2 chủ đề chính:

- Các nhà báo Việt Nam hôm nay trước đòi hỏi của truyền thông hiện đại- cơ hội và thách thức.

- Làm báo về lĩnh vực văn hóa VN với các khía cạnh như: Phẩm chất cần thiết của nhà báo chuyên làm báo về lĩnh vực văn hóa, văn nghệ trong bối cảnh truyền thông hiện đại; Những tri thức và kinh nghiệm làm báo/tạp chí về lĩnh vực văn nghệ. 

Cảm ơn các nhà báo Trần Bá Dung, Nguyễn Sĩ Đại, Đỗ Bích Thuý – những vị khách mời chính thức của cuộc Giao lưu báo chí hôm nay. Kính mong các vị đại biểu, các bạn sinh viên tích cực tham gia vào cuộc giao lưu có tính chuyên môn này.

(Bài phát biểu của Nhà báo, nhà văn Văn Giá- Trưởng Khoa Viết văn- Báo chí, Đại học Văn hóa Hà Nội)


Admin 5.

hoc mua bán đàn guitar tai tphcm công ty thiết kế web tai tphcm cong ty may áo thun đồng phục hoc phát âm tiếng anh chuan khoa học thiết kế web tphcm tphcm mua container văn phòng cu dia chi thay man hinh iphone tai tphcm thiet bi bếp công nghiệp bep nha hang dai ly ống nhựa tiền phong ong nuoc du an Căn hộ Scenic Valley ban thuoc kich duc nu chuyen thi cong phong karaoke vip
0