09/06/2018, 22:45

Dùng kính hiển vi điện tử hay quang học tốt hơn? - Câu hỏi hay

Để xem được vi khuẩn thì cần kính hiển vi có độ phóng đại bao nhiêu lần và dùng kính điện tử hay quang học thì tốt hơn? (Tần Quốc Thanh) Sự sống muôn màu qua kính hiển vi  / Thế giới virus nguy hiểm dưới ống kính hiển vi ...

Để xem được vi khuẩn thì cần kính hiển vi có độ phóng đại bao nhiêu lần và dùng kính điện tử hay quang học thì tốt hơn? (Tần Quốc Thanh)

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Chào bạn, mình đã có thời gian làm việc với kính hiển vi điện tử, theo ý mình thì thế này:
Để chọn một kính hiển vi cần xem xét độ phóng đại, nhưng độ phóng đại ko quan trọng bằng độ phân giải, (là khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm bạn có thể phân biệt đc), tương phản, độ nét. Một kính hiển vi độ phóng đại lớn mà độ phân giải nhỏ => vô ích.
Do bị giới hạn bởi hiện tượng nhiễu xạ ( diffraction, hiện tượng này là do kính hiển vi quang học dùng bước sóng cỡ khá lớn, vài trăm nanomet ), sự ko perfect của thấu kính, nên độ phân giải của kính hiển vi quang học khoảng cỡ micromet -> 200nm. Nhưng như vậy là đủ để thấy vi khuẩn. vì kích thước chúng nó chỉ cỡ micromet.
Kính hiển vi điện tử dùng dòng electron, bước sóng nhỏ hơn nhiều: 0.005 nanomet !!! nên bạn có thể xem được phân tử, thậm chí các dãy nguyên tử. tuy nhiên ko nên dùng cho các mẫu vật hữu cơ vì sẽ bị tích điện.
Một sự khác biệt quan trọng nữa giữa hai loại này là 'độ sâu của trường xem được', nghĩa là với loại thứ hai bạn sẽ xem đc 3D của mẫu vật, loại hiển vi quang học thì không.
Thân - (NGUYEN Viet)

Mấy cái này thì cứ dùng cái kính GOOGLE là dc rồi bạn à.
Nói về khả năng phóng đại thì mấy cái kính đắt tiền đó vẫn chưa là gì cả. Hiện nay người Việt ta có một công cụ siêu phàm là dùng sức gió mà có thể phóng đại một thứ từ cái không có gì thành vô cùng hoành tráng với tỷ lệ phóng đại là vô cùng luôn nhé. Tôi cũng đang tìm hiểu về loại công cụ này, sợ bộ cho thấy cũng phóng lên dc cũng kha khá đấy. - (Gió nhẹ)

Không có loại nào tốt hơn loại nào, mỗi thứ có tính năng hoàn toàn khác nhau và bổ sung cho nhau.
Vi khuẩn có kích thước vài trăm nm, thường sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát. Khi quan sát, thường phải nhuộm màu, người ta căn cứ vào tính chất bắt màu, hình dạng, kích thước,... để định loại VK. Tất nhiên, còn phải kết hợp nhiều phương pháp khác nữa. Độ phóng đại phụ thuộc vào tiêu cự của vật kính, và độ khúc xạ của môi trường, vì thế ở độ phóng đại lớn (100x chẳng hạn), người ta nhỏ thêm giọt dầu giữa vật kính và mẫu vật.
Như vậy KHV quang học đủ để quan sát VK. Tuy nhiên, khi cần quan sát những cấu trúc có kích thước nhỏ hơn, như virus chẳng hạn, người ta phải dùng các phương pháp có độ phóng đại lớn hơn. Độ phóng đại tỷ lệ nghịch với bước sóng của ánh sáng. Vì KHV ĐT có bước sóng nhỏ hơn sóng ánh sáng thường nên độ phóng đại lớn hơn, tùy thuộc vào bước sóng của chùm điện tử. Có 2 loại KHV ĐT là loại quét và loại xuyên. Loại quét thì chùm tia gặp mẫu vật sẽ phản xạ lại, giống như radar quét địa hình; loại kia thì đi xuyên qua, chỗ dày hoặc mật độ cao thì khó xuyên, chỗ mỏng thì dễ hơn... và cho ta hình ảnh đen trắng, giống như tấm phim X-quang. Vì độ xuyên mạnh, nên người ta phải nhuộm mẫu với các kim loại nặng để có độ tương phản tốt.
Tóm lại, với VK thì KHV quang học là phù hợp, được sử dụng rộng rãi.
KHV ĐT thưởng chỉ dùng trong nghiên cứu, áp dụng với các cấu trúc nhỏ của VK, hoặc các vật có kích thước nhỏ cỡ vài chục nm trở xuống.
Bên cạnh KHV ĐT, để tìm hiểu các cấu trúc nhỏ hơn, người ta còn dùng các kỹ thuật khác như tán xạ tia X, cộng hưởng từ (MRI)...
Hy vọng bạn có chút khái niệm về KHV. - (Tony)

Bạn sử dụng kính hiển vi quang học độ phóng đại tối đa 1600 lần và sử dụng Lame để quan sát thì sẽ thấy. - (Vu Huy Cuong)

Điện tử tốt hơn!
Theo mình biết thì các hạt điện tử dùng để phản xạ trong kính hiển vi điện tử nhỏ hơn các hạt ánh sáng phản xạ trong kính hiển vi quang học. Vì các hạt dùng để phản xạ nhỏ hơn nên kính hiển vi điện tử có thể phản ánh được các chi tiết nhỏ hơn. => nhìn được những chi tiết nhỏ hơn! - (ngua_hoang)

Theo tôi nghiên cứu thì dùng mấy cái kính lúp cho đỡ tốn :)) - (Thành)

Để quan sát tế bào vi khuẩn thì dùng kính hiển vi quang học, có độ phóng đại 1000 lần trở lên. KHV điện tử chỉ dùng khi muốn quan sát các cấu trúc dưới tế bào như màng tế bào, pili, tiêm mao, ... KHV điện tử rất đắt tiền và khi sử dụng phải làm tiêu bản rất phức tạp, chi phí sử dụng cao. KHV quang học giá khoảng 1000 USD là xài được rồi. - (Don)

Tùy theo mục đích của người sử dụng thôi, mặt khác giá thành của chúng khá là cao từ 20,30 triệu tới hàng tỷ đồng.Ở Việt Nam có một số kính hiển vi điện tử và quang học của các nhà sản xuất hàng đầu như: Hitachi(Nhật), Leica(Đức) các anh chị cứ google mà xem chi tiết - (nhubv.it)

Câu hỏi: Vì sao từ trường Trái đất đảo cực? Khi từ trường Trái đất đảo cực thì thiệt hại sẽ là bao nhiêu? các thiết bị định vì bằng la bàn có còn tác dụng khi từ trường đảo cực? - (Tran Xuan Xanh)

mình cần bán 1 chiếc kính hiển vi cx 22(dùng 1 năm.lúc mua 24 tr)ai có nhu cầu ib nhé.. - (27o1949596)

quang học - (IT12 tuổi)

Cho minh hỏi nha, kinh hiển vi có thể nhìn chổ qua miêng bê ca đc hk các bạn - (nguyen trai)

Muôn mua một cái kính hiểm vi để quan sat được vi khuẩn thi mua loại nao ? Và mua ở đâu? Và có tính toán chi phí vì không có nhiêu tiền - (Trần Quân)

0