Đề thi chuyên đề 10: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX (Phần 2) – Lịch sử 8
ĐỀ 2 Câu 9: Sau chiến thắng cầu Giấy tháng 12 – 1873, đường lối kháng chiến của triều đình Nguyễn có thay đổi không? Câu 10: Chủ trương của Pháp sau trận Cầu Giấy lần thứ hai (1/1/1883) có gì khác với trận Cầu Giấy thứ nhất (12 – 1873)? Nêu kết quả của việc Pháp thực hiện chủ trương đó ? ...
ĐỀ 2
Câu 9: Sau chiến thắng cầu Giấy tháng 12 – 1873, đường lối kháng chiến của triều đình Nguyễn có thay đổi không?
Câu 10: Chủ trương của Pháp sau trận Cầu Giấy lần thứ hai (1/1/1883) có gì khác với trận Cầu Giấy thứ nhất (12 – 1873)? Nêu kết quả của việc Pháp thực hiện chủ trương đó ?
Câu 11: Vì sao hành động của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết là hành động yêu nước và được đánh giá cao?
Câu 12: Nhận xét về giai đoạn đầu của phong trào cần vương (1885 -1888) ?
Câu 13: Điểm khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương là gì?
Câu 14: Trong số các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, thuộc phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa nào điển hình nhất? Vì sao?
Câu 15: Trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy theo yêu cầu sau:
Địa bàn | …………………………………… |
Lãnh đạo | …………………………………… |
Diễn biến | …………………………………… |
Ý nghĩa | …………………………………… |
Bài học kinh nghiệm | …………………………………… |
Câu 16. Nêu những đặc điểm về tổ chức và hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 9: Sau chiến thắng Cầu Giấy tháng 12 – 1873, đường lối kháng chiến của triều đình Nguyễn có thay đổi không?
Hướng dẫn trả lời:
Triều đình Nguyễn không thay đổi đường lối kháng chiến mà chỉ coi đây là một cơ hội để điều đình, thương lượng với Pháp, vì vậy đã không phát huy được chiến thắng Cầu Giấy. Hiệp ước cắt đất cầu hòa lần thứ hai (thừa nhận cho Pháp chiếm cả sáu tỉnh Nam Kì) đã nhanh chóng được kí vào ngày 15 – 3 -1873.
Câu 10. Chủ trương của Pháp sau trận cầu Giấy lần thứ hai 111883) có gì khác với trận Cầu Giấy thứ nhất (12 – 1873)? Nêu kết quả của việc Pháp thực hiện chủ trương đó ?
Hướng dẫn trả lời:
Không giống như trận Cầu Giấy lần thứ nhất, lần này, chủ trương thôn tính toàn bộ Việt Nam đã trở thành đường lối chung của nhà nước thực dân Pháp.
Pháp quyết định đem quân đánh thẳng Thuận An, sát kinh thành Huế, Hiệp ước Hác-măng (1883) và sau đó là Hiệp ước Pa-tơ-nôt (1884) đã được kí kết, chấm dứt sự tồn tại độc lập của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Nền “bảo hộ” của Pháp được xác lập trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
Câu 11. Vì sao hành động của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết là hành động yêu nước và được đánh giá cao?
Hướng dẫn trả lời:
– Chứng tỏ ý thức kiên quyết đấu tranh chống xâm lược của những quan lại triều đình tâm huyết, mà tiêu biểu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
– Từ hành động tự vệ chính đáng chuyển sang phát động cuộc kháng chiến trong toàn quốc, phong trào Cần vương thực chất là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân, dưới ngọn cờ của một ông vua yêu nước. Trong thời kỳ này, hoàn toàn vắng mặt sự tham gia của quân đội triều đình.
Câu 12. Nhận xét về giai đoạn đầu của phong trào cần vương (1885 -1888)?
Hướng dẫn trả lời:
– Mức độ: Phong trào phát triển rộng khắp bao gồm các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ.
– Địa bàn: Mở rộng trên phạm vi cả nước, từ Thanh Hóa – Nghệ An đến Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định.
– Số lượng: Đông đảo, chủ yếu là nông dân.
– Lãnh đạo: Không còn là những võ quan như thời kỳ đầu chống Pháp mà là những văn thân sĩ phu yêu nước có chung nỗi đau với quần chúng lao động, tự động đứng về phía nhân dân chống thực dân Pháp.
Câu 13. Điểm khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào cần vương là gì?
Hướng dẫn trả lời:
– Dựa vào địa thế thuận lợi, nghĩa quân Bãi Sậy đã sử dụng lối đánh du kích độc đáo, lợi hại, phân tán trong nhân dân thành nhóm nhỏ, khi ẩn khi hiện bất ngờ tấn công luôn chủ động phục kích giặc trên đường đi hoặc tập kích đồn lẻ của chúng.
-Việc xây dựng căn cứ thể hiện sự sáng tạo của nghĩa quân. Vì thế, khởi nghĩa Bãi Sậy tồn tại được lâu hơn các cuộc khởi nghĩa khác.
Câu 14: Trong số các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, thuộc phong trào cần Vương, cuộc khởi nghĩa nào điển hình nhất? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Khởi nghĩa Hương Khê là điển hình nhất.
Nguyên nhân:
+Cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng.
+ Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân các tinh Thanh – Nghệ – Tĩnh.
+ Thời gian tồn tại 10 năm.
+ Diễn ra ác liệt, cam go, chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn. Tính chất của cuộc khởi nghĩa đã có sự thay đổi: đó là sự xung đột giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai; nội dung dân tộc của cuộc khởi nghĩa đã thể hiện rõ chứ không còn đơn thuần chỉ là xung đột giữa đế quốc và phong kiến.
Câu 15. Trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy theo yêu cầu sau:
Địa bàn | …………………………………… |
Lãnh đạo | …………………………………… |
Diễn biến | …………………………………… |
Ý nghĩa | …………………………………… |
Bài học kinh nghiệm | …………………………………… |
Hướng dẫn trả lời:
-Địa bàn: Vùng lau lách rậm rạp thuộc huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ (Hưng Yên); ngoài ra còn có căn cứ ở Hai Sông (Kinh Môn).
-Lãnh đạo: Từ năm 1883, do Đinh Gia Quế lãnh đạo. Từ năm 1885, vai trò lãnh đạo thuộc về Nguyễn Thiện Thuật.
-Diễn biến:
+Từ năm 1885 đến 1887, bẻ gãy nhiều cuộc tấn công của Pháp đánh vào căn cứ.
+Năm 1888, Pháp tập trung lực lượng, quyết tiêu diệt bằng được cuộc khởi nghĩa, Nghĩa quân vẫn được duy trì và đẩy mạnh nhiều hoạt động, đánh một số trận lớn như trận Liêu Thăng, trận Lang Tài (Bắc Ninh).
+ Tháng 7 – 1889, cuộc khởi nghĩa suy yếu rõ rệt, Nguyễn Thiện Thuật phải tìm đường sang Trung Quốc.
+ Cuối 7 -1889, căn cứ Hai Sông bị Pháp tấn công. Đến năm 1892, khởi nghĩa bị thất bại hoàn toàn.
-Ý nghĩa:
+Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ta ở vùng châu thổ Bắc Bộ cuối thế kỉ XIX.
-Bài học kinh nghiệm:
+Bài học về phương thức tổ chức hoạt động và tác chiến trên địa bàn đồng bằng đất hẹp người đông.
+Bài học về chiến tranh du kích.
Câu 16. Nêu những đặc điểm về tổ chức và hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy ?
Hướng dẫn trả lời:
– Tổ chức trên diện rộng, dựa vào địa bàn các tỉnh đồng bằng, nơi có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua.
– Hoạt động đánh địch trên các tuyến giao thông hoặc trên các con sông lớn như sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống.
– Nghĩa quân được chia thành từng toán nhỏ, trà trộn với dân để hoạt động và tiến hành đánh du kích chớp nhoáng hoặc phục kích chặn đường giao thông, tiếp tế của địch.
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 8:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 8
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 8
- Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 8
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8
Xem thêm: Đề thi chuyên đề 10: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX – Lịch sử 8