24/06/2018, 17:08

Đề thi bồi dưỡng học sinh giỏi – Đề số 1- Lớp 12

ĐỀ SỐ 01 (Đề thi HSG lớp 12, Hải Dương, năm 2010 —2011) Câu 1 (2,0 điểm) Nêu bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp những năm đầu thế kỉ XX. So với phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, phong trào này có điểm gì mới? Câu 2 (2,5 điểm) Những hoạt động của ...

ĐỀ SỐ 01

(Đề thi HSG lớp 12, Hải Dương, năm 2010 —2011)

Câu 1 (2,0 điểm)

Nêu bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp những năm đầu thế kỉ XX. So với phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, phong trào này có điểm gì mới?

Câu 2 (2,5 điểm)

Những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 – 1920? Con đường tìm chân lý cứu nước của Người có gì khác so với các bậc tiền bối?

Câu 3 (1,5 điểm)

Phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc và tiểu tư sản Việt Nam từ năm 1919 – 1925? Nêu những mặt tích cực và hạn chế.

Câu 4 (2,0 điểm)

Nội động cơ bản của đường lối cải cách của Trung Quốc và những thành tựu chính mà Trung Quốc đạt được từ năm 1978 – 2000?

Câu 5 (2,0 điểm)

Trình bày những quyết định của Hội nghị I-an-ta tháng 2/1945. Thỏa thuận I-an-ta đã tác động như thế nào đến tình hình thế giới trong những năm 1945 – 1947?

HƯỚNG DẪN
Câu 1.

a) Bối cảnh lịch sử:
Phong trào yêu nước chống Pháp do giai cấp phong kiến lãnh đạo, tiêu biểu là phong trào cần vương đã thất bại…, cần có phong trào đấu tranh theo xu hướng mới…
– Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam làm cho xã hội phân hóa sâu sắc… Các giai cấp, tầng lớp có thái độ chính trị khác nhau tạo điều kiện xuất hiện nhiều xu hướng cách mạng…
– Đầu thế kỉ XX, tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu đã được truyền bá vào Việt Nam, tấm gương tự cường của Nhật Bản trở thành nước tư bản giàu mạnh đã kích thích nhiều nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập con đường của Nhật Bản.
– Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới, những trí thức nho học tiến bộ Việt Nam đã tiến hành cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản…

b) Điểm mới của phong trào đầu thế kỉ XX:

– Mặc dù phong trào vẫn do các văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ lãnh đạo nhưng họ đã đoạn tuyệt con đường đấu tranh của giai cấp phong kiến, chủ trương đấu tranh theo xu hướng dân chủ tư sản…
– Phong trào đấu tranh không chỉ bó hẹp ở hình thức đấu tranh vũ trang như cuối thế kỉ XIX mà phong phú, địa dạng: vũ trang bạo động, vận động duy tân, mở trường dạy học, kinh doanh theo lối mới…, quy mô rộng lớn thu hút nhiều tầng lớp nhân dân.

Câu 2. a) Những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

– Nguyễn Tất Thành sinh năm 1890 trong một gia đình trí thức yêu nước, sớm có chí đánh Pháp, giải phóng dân tộc. Người rất khâm phục Phan Bội Châu, Phạn Châu Trình nhưng không tán thành con đường của họ, quyết tìm con đường cứu nước mới.
– Tháng 6/1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, đến nước Pháp và các nước khác tìm hiểu rồi trở về giúp đồng bào đánh Pháp giành độc lập, tự do.
– Từ năm 1911 – 1917, Người đến nhiều nước châu Âu, châu Phi, châu Mỹ. Người nhận thấy rằng ở đâu bọn đế quốc cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu người lao động cũng bị áp bức và bóc lột dã man.
– Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở về Pháp, tích cực hoạt động trong phong trào công nhân, tham gia Hội những người Việt Nam yêu nước, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng 10 Nga.
– Tháng 6/1919, Người lấy tên Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội Nghị Vecxai Bản
yêu sách của nhân dân An Nam đòi quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và
quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
– Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần 1 luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.
– Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp. Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.

b) Con đường tìm chân lý cứu nước…

Về hướng đi: Khác với thế hệ cha anh hướng về Trung Quốc và Nhật Bản Người đi sang phương Tây (đến nước Pháp). Theo Người muốn đánh đuổi kẻ thù. trước hết phải hiểu rõ kẻ thù đó.
– Về phương pháp hoạt động: Người trực tiếp sống, lao động, hoạt động cùng với giai cấp công nhân và nhân dân lao động cực khổ. Vì thế Người đến được với chủ nghĩa Mác — Lênin.

Câu 3. a) Phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc.

* Về kinh tế:
Phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại ho á. Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kỳ của tư bản Pháp.
* Về chính trị:
Năm 1923 một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kỳ thành lập Đảng Lập hiến,… đưa ra một sốkhâu hiệu đòi tự do, dân chủ.
b) Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản.
– Thành lập một số tổ chức chính trị… Xuất bản báo chí tiến bộ…
Tổ chức một số cuộc đấu tranh, tiêu biểu là cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu năm 1925, phong trào tổ chức lễ truy điệu, để tang Phạn Châu Trình năm 1926.

c) Mặt tích cực và hạn chế.

Mặt tích cực: Góp phần bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức độc lập dân tộc, truyền bá tư tưởng tự do dân chủ…
– Mặt hạn chế: Tư sản dân tộc thỏa hiệp với Pháp khi chúng nhượng bộ một số quyền lợi. Chưa trực tiếp đặt ra nhiệm vụ đánh đố để quốc phong kiến, chưa có một tổ chức chính trị vững mạnh đủ sức lãnh đạo phong trào.

Câu 4. a) Nội dung cơ bản của đường lối cải cách

– Tháng 12/1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách kinh tế — xã hội. Năm 1987 Đại hội Đảng lần thứ XIII, được nâng lên thành đường lối chung của Đảng và Nhà nước Trung Quốc.
– Nội động cơ bản: Lây phát trịển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển sang kinh tế th trường xã hội chủ nghĩa.
– Mục tiêu: Hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội màu sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

b) Thành tựu:

– Kinh tế: GDP tăng trung bình hàng năm 8%. Năm 2000, GDP của Trung Quốc đạt 1080 tỉ USD. Cơ cấu kinh tế thay đổi: năm 2000 thu nhập từ công nghiệp và xây dựng chiếm 51%, dịch vụ chiếm 33%, thu nhập từ nông nghiệp chỉ còn 16%.

– Khoa học – kĩ thuật: Đạt nhiều thành tựu. Năm 1964 Trung quốc thử thành công bom nguyên tử. Tháng 10/2003, Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 5…
– Đối ngoại: Có nhiều thay đổi, địa v quốc tế được nâng cao. Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông cổ…, mở rộng hợp tác với nhiều nước trên thế giới. Năm 1991 bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
– Công cuộc thống nhất Trung Quốc: Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công và Ma Cao. Đài Loan vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Trung Quốc.

Câu 5. a) Những quyết định của Hội nghị I-an-ta.

– Tháng 2/1945, Hội nghị 3 cường quốc Liên xô, Mỹ, Anh họp ở I-an-ta quyết định:
+ Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, Liên xô tham gia chiến tranh chống Nhật.
+ Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
+ Thỏa thuận việc đóng quân nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

• ở châu Âu: Quân đội Liên xô chiếm đóng Động Đức, Động Béclin và các nước Đông Âu. Quân đội Mỹ, Anh, Pháp chiếm đóng Tây Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu.
• ở châu Á: Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham gia chiến tranh chống Nhật
+ Quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản. Quân đội Liên xô chiếm đóng Bắc Triều Tiến, quân đội Mỹ chiếm đóng Nam Triều Tiến. Trung Quốc trở thành quốc gia
thống nhất và dân chủ, thành lập chính phủ liên hiệp. Động Nam Á, Nam Á, Tây
Á vẫn thuộc các nước phương Tây.

b) Tác động của thỏa thuận I-an-ta

* Tác động tích cực:
– Thúc đẩy cuộc Chiến tranh thế giới thứ II nhanh chóng đi đến kết thúc ở châu Âu, châu Á…
– Các nước Đồng minh thi hành những biện pháp dân chủ, xóa bỏ những cơ sở kinh tế, chính trị – xã hội, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít…
* Hạn chế:
Việc phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc dẫn đến sự hình thành trật tự thế gìới 2 cực đối đầu căng thẳng. Duy trì nguyên trạng hệ thống thuộc địa của các nước để quốc…

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0