24/06/2018, 17:07

Chuyên đề 1: Nhật Bản – Lịch sử 11

*Kiến thức nâng cao: 1.Thống kê về những chính sách của Minh Trị. Chính sách Nội dung Ý nghĩa 1. Về hành chính Xóa bỏ tình trạng cát cứ. Tổ chức chính phủ theo kiểu châu Âu. Ban hành Hiến pháp 1889. – Tạo nên sự thống nhất thị trường ở Nhật, giúp Nhật Bản có điều kiện phát ...

*Kiến thức nâng cao:

1.Thống kê về những chính sách của Minh Trị.

Chính sách Nội dung Ý nghĩa
1. Về hành chính Xóa bỏ tình trạng cát cứ. Tổ chức chính phủ theo kiểu châu Âu. Ban hành Hiến pháp 1889. –      Tạo nên sự thống nhất thị trường ở Nhật, giúp Nhật Bản có điều kiện phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

–         Đưa nước Nhật thoát khỏi số phận bị các nước phương Tây xâm lược.

2. Về kinh tế Chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu công, phục vụ giao thông liên lạc…
3. Về quân sự Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển, ngoài ra còn tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài…
4. Về văn hóa – giáo dục Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây..

2. Hoàn cảnh và tác động của cuộc cải cách Minh Trị 1868 ở Nhật Bản

– Hoàn cảnh:

+ Những hiệp ước bất bình đẳng mà Mạc phủ kí với nước ngoài làm cho các tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.

+ Phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XIX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.

– Tác động:

+ Xóa bỏ những rào cản phong kiến tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Nhật Bản.

+ Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ cổ vũ cuộc đấu tranh chống lại đế quốc phong kiến của nhân dân châu Á.

3. Nguyên nhân sâu xa và duyên cớ làm sụp đổ chế độ Mạc phủ

– Nguyên nhân sâu xa:

+ Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân, với chế độ phong kiến – đại diện là chính quyền Sô-gun.

+ Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc với chính quyền Sô-gun, đang cản trở sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.

+ Mâu thuẫn giữa Thiên hoàng và Tướng quân.

– Duyên cớ:

Chính quyền Tô-ku-ga-oa kí các hiệp ước bất bình đẳng với Mĩ và các nước tư bản khác, khơi dậy truyền thống yêu nước của nhân dân, đấu tranh để bảo vệ nền độc lập và làm cho nước nhà cường thịnh.

4. Nhiệm vụ, mục tiêu, lãnh đạo, động lực và phương hướng của cải cách Minh Trị ở Nhật Bản. Nguyên nhân thành công của cải cách.

Các mặt Nội dung
1. Nhiệm vụ Lật đổ chế độ phong kiến phản động; ngăn chặn sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây, đưa đất nước tiến lên con đường tư bản chủ nghĩa.
2. Mục tiêu Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
3. Lãnh đạo Giai cấp phong kiến tư sản hóa.
4. Động lực Quần chúng nhân dân.
5. Phương hướng Phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

– Nguyên nhân thành công:

+ Trong giai cấp phong kiên đang cầm quyền ở Nhật Bản xuât hiện một bộ phận tiên bộ, tiêu biếu là Thiên hoàng Mây-gi.

+ Nhật Bản có điều kiện về kinh tế – xã hội là tiền đề vững chắc để tiến hành cải cách.

+ Khi thực hiện cải cách được sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân.

5.Nhân tố “chìa khóa” để đưa nước Nhật phát triển

-Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là một cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế xã hội, quân sự và cải cách về giáo dục. Trong các lĩnh vực đó, cải cách về giáo dục được đánh giá là cải cách mang tính chất “chìa khóa” bởi vì:

– Chỉ có cải cách giáo dục mới mở đường cho con người Nhật Bản đủ bản lĩnh nắm bắt được tri thức tiên tiến từ các nước phương Tây.

– Từ sự nắm bắt tri thức tiên tiến sẽ đưa Nhật Bản từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước tư bản hùng mạnh, sau đó trở thành một nước đế quốc ở châu Á.

– Về sau, một phái dân chủ cấp tiến do B. Ti-lắc đứng đầu, thường được gọi là phái “cực đoan”. Phái này phản đối thái độ thỏa hiệp của phái “ôn hòa”, đòi hỏi có thái độ kiên quyết chống Anh.

Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 11: 

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11
0