24/06/2018, 17:07

Đề thi chuyên đề 6: Châu Âu và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918-1939) – Lịch sử 8

ĐỀ 1: Câu 1. Phong trào cách mạng 1918 – 1923 có gì khác so với phong trào cách mạng cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? Câu 2. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 được gọi là cuộc khủng hoảng “thừa”? Nêu các biện pháp mà các nước tư bản thực hiện nhằm giải quyết ...

ĐỀ 1:

Câu 1. Phong trào cách mạng 1918 – 1923 có gì khác so với phong trào cách mạng cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

Câu 2. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 được gọi là cuộc khủng hoảng “thừa”? Nêu các biện pháp mà các nước tư bản thực hiện nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đó ?

Câu 3. Tại sao Quốc tế cộng sản quyết định thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít ở mỗi nước? Sự ra đời của Mặt trận nhân dân Pháp có tác động như thế nào đến cách mạng Việt Nam?

Câu 4. Nêu tóm tắt tình hình kinh tế và chính trị, xã hội của Mĩ trong những năm 1918 -1923. Nhận xét chung về nước Mĩ trong thời kì này ?

Câu 5. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ diễn ra như thế nào? Biện pháp khắc phục của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven là gì?

Câu 6. Nêu những điểm cơ bản trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven ?

Câu 7. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra đầu tiên ở Mĩ?

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1:

– Hình thức đấu tranh cao hơn: từ bãi công dần dần chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.

– Kết quả cao hơn:

+ Giai cấp công nhân các nước ngày càng trưởng thành.

+ Các Đảng Cộng sản ra đời ờ nhiều nước.

Câu 2. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 được gọi là cuộc khủng hoảng “thừa”? Nêu các biện pháp mà các nước tư bản thực hiện nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đó ?

Hướng dẫn trả lời:

Lí do về tên gọi “cuộc khủng khoảng thừa”:

– Sản xuất “cung” vượt quá “cầu”, hàng hóa ế thừa, sức mua của người dân giảm sút dẫn đến khủng hoảng.

– Hai biện pháp để giải quyết khủng hoảng:

+ Thực hiện những chính sách cải cách kinh tế – xã hội ở nơi có chế độ chính trị khá ổn định (Anh, Pháp, Mĩ).

+ Phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản).

Câu 3. Tại sao Quốc tế cộng sản quyết định thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít ở mỗi nước? Sự ra đời của Mặt trận nhân dân Pháp có tác động như thế nào đến cách mạng Việt Nam?

Hướng dẫn trả lời:

– Lý do Quốc tế cộng sản quyết định thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít ở mỗi nước:

+ Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933 và sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít đe dọa sự ổn định, hòa bình và an ninh nhân loại.

+ Việc thành lập một Mặt trận nhân dân để đoàn kết nhân dân các nước chống kẻ thù chung là chủ nghĩa phát xít là cần thiết.

– Sự ra đời của Mặt trận nhân dân Pháp (1936) có tác động tích cực đến cách mạng Việt Nam: Mặt trận thực hiện nhiều chính sách tiến bộ ờ các thuộc địa. thả tù chính trị, tự do hội họp,… tạo điều kiện cho lực lượng cách mạng ở nước to phục hồi sau thời kì bị thực dân Pháp khủng bố.

Câu 4. Nêu tóm tắt tình hình kinh tế và chính trị, xã hội của Mĩ trong những năm 1918 -1923. Nhận xét chung về nước Mĩ trong thời kì này ?

Hướng dẫn trả lời:

Kinh tế:

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đem lại “những cơ hội vàng” cho nước Mĩ. Với nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao trong suốt những năm trong và sau chiến tranh, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất.

+Cùng với lợi thế đó, việc cải tiến kĩ thuật thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất đã đưa nền kinh tế Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 của thế kỉ XX.

+ Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo công nghiệp tự do thái quá đã đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và nói chung, không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

– Chính trị, xã hội:

+ Thời kì tăng trưởng cao của kinh tế Mĩ trong thập niên 20 gắn liền với sự cầm quyền của các tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa. Chính phủ của Đảng Cộng hòa một mặt đề cao sự phồn vinh của nền kinh tế, mặt khác thi hành chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp những tư tưởng tiến bộ trong phong trào công nhân.

+ Phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra sôi nổi trong các ngành công nghiệp than, luyện thép, vận tải đường sắt,… Tháng 5 -1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập trên cơ sở hợp nhất Đảng Cộng sản công nhân Mĩ và Đảng Cộng sản Mĩ ra đời trước đó (1919), đánh đầu bước phát triển của phong trào công nhân Mĩ.

– Nhận xét chung: Đây là thời kì “hoàng kim” của nước Mĩ, song trong lòng nó đã chứa đựng những mầm mống của sự khủng hoảng. Mặc dù kinh tế phát triển nhưng đời sống của công nhân và nhân dân lao động vẫn khổ cực, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân bùng nổ.

Câu 5. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ diễn ra như thế nào? Biện pháp khắc phục của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven là gì?

Hướng dẫn trả lời:

– Cuối tháng 10 – 1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy: Hàng nghìn ngân hàng, công ty công nghiệp và thương mại bị phá sản. Đến cuối mùa hè năm 1932, nền sản xuất công nghiệp Mĩ giảm 2 lần so với năm 1929, 75% dân trại bị phá Hẳn,hàng triệu người thất nghiệp.

– Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, năm 1932/ Tổng thống mới đắc cử là Ru-do-ven đã thực hiện chính sách mới.

+ Chính sách mới của Tổng thống Ru dơ-ven bao gồm các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước, Nhà nước tăng cường vai trò trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.

+ Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ, giải quyết phần nào khó khăn cho người lao động, góp phần làm cho nước Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản.

Câu 6. Nêu những điểm cơ bản trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven ?

Hướng dẫn trả lời:

– Về đối ngoại: Chính phủ của Tổng thống Ru-dữ-ven đề ra Chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải thiện quan hộ với các nước Mĩ La-tinh, mà Mĩ vốn coi là “sân sau” của mình, và thiết lập ngoại giao với Liên Xô.

– Đối với các vấn đề quốc tế, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trong các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ. Chính sách đó đã góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 7. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra đầu tiên ở Mĩ?

Hướng dẫn trả lời:

Ngay trong thời kì phồn thịnh, nền kinh tế của Mĩ đã bộc lộ những hạn chế: nhiều ngành công nghiệp chỉ sử dụng 60% đến 80% công suất nạn thất nghiệp thường xuyên xảy ra, sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, phát triển không đồng bộ giữa các ngành, mất cân đối giữa cung và cầu.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 8:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 8
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 8
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 8
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8
0