24/06/2018, 17:08

Chuyên đề 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại – Lịch sử 11

*Kiến thức nâng cao: 1. Nguyên nhân bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. Hình thức đấu tranh của các cuộc cách mạng này Nguyên nhân: + Sự hình thành mầm mống của lực lượng sản xuất chủ nghĩa tư bản trong lòng chế độ phong kiến. + Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ ...

*Kiến thức nâng cao:

1. Nguyên nhân bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. Hình thức đấu tranh của các cuộc cách mạng này

  • Nguyên nhân:

+ Sự hình thành mầm mống của lực lượng sản xuất chủ nghĩa tư bản trong lòng chế độ phong kiến.

+ Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến ngày càng gay gắt.

  • Hình thức của các cuộc cách mạng không giống nhau:

+ Chiến tranh giải phóng dân tộc (Hà Lan).

+ Nội chiến (Cách mạng tư sản Anh).

+ Chiến tranh cách mạng bảo vệ Tổ Quốc (Bắc Mĩ).

+ Đấu tranh thống nhất đất nước (Đức, I-ta-li-a).

+ Cải cách (Nga, Nhật Bản)…

2. Những mặt tích cực  và hạn chế của Cách mạng tư sản thời đại.

  • Tích cực:

+ Xóa bỏ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

+ Tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế khoa học kĩ – thuật.

+ Đưa loài người bước vào nền văn minh mới: văn minh công nghiệp.

  • Hạn chế:

+ Thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác.

+ Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới trong xã hội. Các cuộc đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra ở các nước tư bản chủ nghĩa.

3. Những mâu thuẫn cơ bản của chế độ tư bản chủ nghĩa. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản của giai cấp công nhân diễn ra như thế nào?

  • Những mâu thuẫn cơ bản:

+ Mâu thuẫn giữa tư sản, các tầng lớp nhân dân với chế độ phong kiến ngày càng gay gắt dẫn đến những cuộc cách mạng tư sản.

+ Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản.

  • Phong trào đấu tranh của công nhân:

+ Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời đã dẫn dắt phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng giành được thắng lợi.

+ Những năm cuối thế kỉ XIX, phong trào công nhân thếgiới phát triển với các cuộc đấu tranh mạnh mẽ diễn ra ở nhiều nước tư bản, sự ra đời của các tổ chức quần chúng và các đảng của giai cấp công nhân, việc thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất, Quốc tế thứ hai… đã đưa đến thắng lợi trong Công xã Pa-ri, phong trào công nhân Si-ca-gô ở Mĩ, Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga, đỉnh cao là Cách mạng tháng Mười Nga 1917.

4. Những sự kiện cơ bản chứng tỏ sự cản trở của chế độ phong kiến đối với sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Hà Lan, Anh, Bắc Mĩ, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nga, Nhật Bản.

Tên nước                    Sự cản trở của chế độ phong kiến
1/Hà Lan Sự cản trở của chế độ phong kiến ở Hà Lan chủ yếu là thế lực phong kiến Tây Ban Nha. Vua Tây Ban Nha đàn áp những người chống lại đạo Thiên Chúa. Hàng hóa nhập vào Nê-đéc-lan phải đóng thuế cao, thương nhân Nê-đéc-lan bị hạn chế buôn bán với các nước thuộc địa của Tây Ban Nha.
2/ Anh Dưới thời vua Sác-lơ I, Anh là nước quân chủ chuyên chế Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của quý tộc địa chủ. Nhà nước phong kiến dựa vào quý tộc và Giáo hội Anh để cản trở việc kinh doanh của tư sản và quý tộc mới, nhiều thứ thuế mới đặt ra, nhà nước nắm độc quyền thương mại. Mâu thuẫn giữa quý tộc mới và tư sản với chế độ quân chủ trở nên gay gắt.
3/ Bắc Mĩ Các thuộc địa ở Bắc Mĩ đều đặt dưới quyền của vua Anh. Các thuộc địa này là nguồn cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc. Người dân Bắc Mĩ phải tuân theo các đạo luật khắt khe do Chính phủ Anh đề ra. Chính sách khai thác thuộc địa của Anh đã cản trở sự phát triển của xã hội Bắc Mĩ, gây mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa nhân dân thuộc địa với chếđộ thực dân.
4/ Pháp Trước cách mạng tư sản, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế với chế độ đẳng cấp rất hà khắc. Xã hội chia thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. Hai đẳng cấp đầu đại diện cho quyền lợi của chế độ phong kiến và Giáo hội, hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi. Mâu thuẫn giữa quý tộc phong kiến, nhà thờ với các tầng lớp nhân dân trong Đẳng cấp thứ ba ngày một gay gắt.
5/ Đức Dưới thời phong kiến, Đức bị chia cắt thành nhiều quốc gia là một sự cản trở lớn cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra là nước Đức phải làm cuộc cách mạng, xóa bỏ chế độ phong kiến thành lập nước cộng hòa thống nhất.
6/ I-ta-li-a Sau năm 1815, I-ta-li-a bị chia xẻ thành 7 nước lớn, nhỏ theo chế độ quân chủ chuyên chế và phần lớn phụ thuộc vào Áo. Yêu cầu phải đấu tranh xóa bỏ chế độ phong kiến và thống nhất đất nước nhằm đưa I-ta-li-a phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa trở nên cấp thiết.
7/Nga Nửa đầu thế kỉ XIX, Nga là nước phong kiến lạc hậu. Quan hệ phong kiến – nông nô chiếm địa vị thống trị. Hầu hết ruộng đất trong tay quý tộc địa chủ và nhà nước chuyên chế. Công nghiệp không phát triển vì thiếu nhân công tự do và thị trường trong nước bị bó hẹp. Do vậy, cuộc cải cách nông nô ở Nga tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển là yêu cầu cấp thiết.
8/ Nhật Bản Đến giữa thế kỉ XIX; Nhật vẫn là nước phong kiến. Dưới chế độ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa, chế độ phong kiến Nhật rơi vào tình trạng bế tắc, suy thoái, không đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hội, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của các nước đế quốc Âu – Mĩ. Cuộc Duy tân Minh Trị nhằm xóa bỏ chế độ Mạc phủ, đưa Nhật tiến tiến con đường tư bản chủ nghĩa là tất yếu.

5. Hình thức, diễn biến của cuộc cách mạng tư sản cận đại

Các cuộc cách mạng tư sản    Hình thức                             Diễn biến
Cách mạng tư sản Hà Lan Chiến tranh giải phóng dân tộc Giai đoạn 1566 — 1572: Nhân dân tấn công, đập phá nhà thờ Thiên Chúa giáo.

Giai đoạn 1572 – 1648: Hội nghị U-trêch, Tây Ban Nha công nhận độc lập của Hà Lan.

Cách mạng tư sản Anh Nội chiến Giai đoạn 1642 – 1649:

–    Ngày 22 – 8 – 1642: Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội, nội chiến bắt đầu.

–    Ngày 14 – 6 – 1645: Quân Quốc hội thắng lớn; Ngày 30 – 1 – 1649, xử tử vua Sác-lơ I, tuyên bố thành lập nền Cộng hòa. Cách mạng đạt đến đỉnh cao.

Giai đoạn 1649 – 1689:

–   Chế độ độc tài quân sự Crôm-oen (1653 – 1658).

–  Sự phục hổi Vương triều Xtiu-ớt (1660).

–  Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến (1689).

Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ Chiến tranh giành độc lập –     Tháng 10 – 1773, nhân dân Bắc Mĩ tấn công cảng Bô-xtơn, đến đầu năm 1776, nghĩa quân chiếm được Bô-xtơn.

–   Ngày 17 -10 -1777, chiến thắng lớn ở Xa- ra-tô-ga. Năm 1781, chiến thắng I-oóc-tao, quân Anh suy yếu dần, chiến tranh kết thúc.

Cách mạng tư sản Pháp Nội chiến và chiến tranh chống xâm lược –     Ngày 14 – 7 – 1789, quần chúng đánh chiếm ngục Ba-xti. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.

–   Ngày 10-8 -1792, nhân dân khởi nghĩa lật đổ chính quyền đại tư sản. Thiết lập nền cộng hòa.

–   Ngày 2 – 6 – 1793, quần chúng cách mạng lật đổ chính quyền Gi-rông-đanh. Phái Gia-cô-banh lên nắm chính quyền, lập nên nền chuyên chính dân chủ Giacôbanh.

Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 11: 

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11
0