24/06/2018, 17:06

Chuyên đề 7: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuyển hóa lập trường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản và quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam – Lịch sử 12

1. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuyển hoá lập trường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản – Những năm hai mươi của thế kỉ XX, phong trào yêu nước ở Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng đường lối chính trị và vai trò lãnh đạo một cách sâu sắc. Giữa lúc đó, Nguyễn Ái Quốc – ...

1. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuyển hoá lập trường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản

– Những năm hai mươi của thế kỉ XX, phong trào yêu nước ở Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng đường lối chính trị và vai trò lãnh đạo một cách sâu sắc. Giữa lúc đó, Nguyễn Ái Quốc – người cộng sản Việt Nam đầu tiên xuất hiện và trở thành v lãnh tụ ở bước ngoặt của lịch sử, truyền bá con đường cứu nước mới để giải phóng dân tộc: con đường cách mạng vô sản.

– Sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, trên thế giới đã hình thành hai con đường phát triển xã hội: chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, trong đó vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đang đặt ra cho các nước thuộc địa cần phải giải quyết. Trong tình hình đó, mỗi dân tộc phải lựa chọn cho mình con đường phát triển phù hợp với thời đại và điều kiện lịch sử riêng của mình, ở Việt Nam, sự lựa chọn con đường diễn ra suốt thập kỉ 20 của thế kỉ này. Đó là quá trình kiểm nghiệm liên tục của thực tế khách quan đối với các xu hướng, đảng phái chính trị để tìm kiếm một con đường đúng nhất. Nguyễn Ái Quốc bằng thiên tài và linh cảm nhạy bén chính trị của mình đã nhận thức đầy đủ xu thế của thời đại và yêu cầu của lịch sử dân tộc, vượt qua tầm nhìn của những người yêu nước đương thời về vấn đề dân tộc. Vấn đề dân tộc không chỉ có độc lập dân tộc, mà cả giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Do đó, Người không chọn kiểu Cách mạng Mĩ (1776), cũng không theo kiểu cách mạng dân chủ tư sản Pháp (1789) mà chọn con đường Cách mạng tháng Mười Nga (1917) — cách mạng vô sản.

– Để thực hiện việc lựa chọn con đường cách mạng đó, Nguyễn Ái Quốc phải trải qua một cuộc hành trình tìm đường cứu nước đầy gian khổ. Năm 1911, Người quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước, đây là mốc quan trọng đánh dấu sự lựa chọn đầu tiên của Người. Trong khi những người cùng thời đi phương Đông, sang Nhật Bản, Trung Quốc thì Nguyễn Ái Quốc rẽ lối khác, bước quyết định này là kết quả của quá trình chuẩn bị về nhận thức tư tưởng.

– Con đường sang phương Tây, với những hoạt động thực tiễn và lý luận phong phú đã tạo ra những nhân tố mới đưa Nguyễn Ái Quốc tiếp cận chân lý của thời đại để có sự lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn. Qua mười năm hoạt động (1911 – 1920) Nguyễn Ái Quốc đã đến nhiều nước khác nhau trên các lục địa Á
Phi, Mĩ latinh và tự biến mình thành người vô sản. Trong quá trình đó, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra được kết luận sâu sắc rằng: ở đâu bọn đế quốc và thực dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu người lao động cũng bị áp bức, bóc lột nặng nề. Những nhận thức mới mẻ này càng nung nấu suy nghĩ giải phóng dân tộc và mơ ước quyền sống của những người cùng khổ mà Người đã trăn trở trước lúc xuất dương, càng thôi thúc Người quyết tâm tìm con đường giải phóng dân tộc.

– Giữa năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại nước Pháp, Người lao vào hoạt động chính trị và nghiên cứu cách mạng tư sản Pháp. Nhưng với kinh nghiệm rút ra từ quan sát và hoạt động thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc thấy giai cấp tư sản không còn là giai cấp tiến bộ của thời đại. Do đó, Người không đi theo Cách mạng Mĩ, Cách mạng Pháp mà phải tìm con đường cách mạng khác. Đây là quyết định quan trọng
trong quá trình lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.

– Cuối năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc, Nguyễn Ái Quốc hân hoan chào đón Cách mạng tháng Mười Nga, mặc dầu lúc đó Người chưa hiểu gi về cuộc cách mạng này.
– Tháng 6/1919, các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Vécxai, nhân danh là người An Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị bản yêu sách đòi các quyền tự do dân chủ, bình đẳng và dân tộc tự quyết cho nhân dân ta. Mặc dầu không được bọn đế quốc, nhất là để quốc Pháp chấp nhận nhưng bản yêu sách đã làm chấn động thế giới và vang dội về nước tạo ra bước chuyển trong phong trào giải phóng dân tộc.

– Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc sơ thảo Luận cương của Lênin về
vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo Sự Thật. Đến đây Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản. Rồi tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tua, bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Những sự kiện đó chứng tỏ rằng, đến năm 1920,
Nguyễn Ái Quốc kết thúc chặng đường tìm phương cứu nước, quá trình lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn.
=>Như vậy, quá trình tìm kiếm con đường cứu nước của Nguyễn Ái quốc là quá trình học tập, khảo sát, nghiên cứu, kiểm nghiệm lý luận và thực tiễn đầy gian khổ,
phức tạp. Nguyễn Ái Quốc đã kết hợp được hai yếu tố dân tộc và thời đại để chọn con đường cứu nước thích hợp với sự phát triển của lịch sử dân tộc. Đó là con đường cách mạng vô sản, con đường theo chủ nghĩa Mác -Lênin.

2. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Sau thời gian dài ra đi tìm đường cứu nước, đến năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản.
– Khi tìm đến chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn,
Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoạt động để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam. Quá trình hoạt động đó là:
Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của Angiêri, Marôc, Tuynidi
Nguyễn Ai Quốc lập ra Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân. Cơ quan ngôn luận của Hội là báo Người cùng khổ do Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Người còn viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo (của Đảng Cộng sản Pháp), Đời sống công nhân (của Tổng Liên đoàn lao động Pháp) và đặc biệt là cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo nói trên được bí mật chuyển về Việt Nam đã góp phần thúc đẩy phong trào dân tộc trong nước phát triển mạnh mẽ hơn.
– Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời nước Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân (tháng 10/1923) và được bầu vào Ban chấp hành Hội. Người ở lại Liên Xô, vừa nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chí Thư tín Quốc tế của Quốc tế Cộng sản. Tại Đại hội Quốc
tế Cộng sản lần thứ V (1924), Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường quan điểm của mình về v trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước để quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.

– Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam.
– Tháng 6/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc) Nguyễn Ái Quốc nhóm họp những thanh niên yêu nước Việt Nam trong tổ chức Tâm tâm xã rồi đi đến thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước.
– Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 – 1925 có tác dụng chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930).

— Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá rộng rãi vào Việt Nam làm cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát trịển mạnh mẽ, đòi hởi phải có chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. Đáp ứng yêu cầu khách quan lịch sử đó ở Việt Nam lần lượt xuất hiện ba tổ chức công sản: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Nhưng sự hoạt đông riêng rẽ của ba tể chức cộng sản gây ảnh hưởng không tốt đển tiến trình phát trịển của cách mạng Việt Nam.
— Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc liền rời khỏi Xiêm sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản.

– Với chức trách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới phong trào cách mạng ở Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng đến cửu Long để bàn việc thống nhất Đảng.
– Từ ngày 6/1 – 7/2/1930 Hội nghị hợp nhất Đảng họp ở Cửu Long (Hương cảng) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Hội nghị nhất trí hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0