24/06/2018, 17:06

Đề thi thử học sinh giỏi Quốc gia – Đề số 3 – Lịch sử 12

ĐỂ SỐ 03 (Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (3,0 điểm) Phân tích kế sách đánh giặc giữ nước của ông cha ta trong lịch sử. Câu 2. (3,0 điểm) Thái độ của nhân dân ta đối với sự xâm lược và cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc. ...

ĐỂ SỐ 03

(Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (3,0 điểm)

Phân tích kế sách đánh giặc giữ nước của ông cha ta trong lịch sử.

Câu 2. (3,0 điểm)

Thái độ của nhân dân ta đối với sự xâm lược và cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc.

Câu 3. (3,0 điểm)

Nêu sự chuyển biến về tư tưởng yêu nước, cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh vào đầu thế kỉ XX.

Câu 4. (2,5 điểm)

Những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 — 1945) đã tác động đến cách mạng Việt Nam như thế nào?

Câu 5. (3,0 điểm)

Nét mới của phong trào đấu tranh vì sự tiến bộ xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 6. (2,5 điểm)

Vì sao nói trận Điện Biên Phủ năm 1954 là trận quyết chiến chiến lược? Vì sao nói chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là hồi chuông báo đông khai tử chủ nghĩa thực dân?

Câu 7. (3,0 điểm)

Phân tích các bước chuyển hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam từ năm 1930- 1986.
Từ Hội nghị Vécxai đến Hội nghị Oasinhtơn trật tự thế giới mới được thiết lập như thế nào?

HƯỚNG DẪN

Câu 1. Phân tích kế sách đánh giặc giữ nước của ông cha ta trong lịch sử.

– Lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc ta là lịch sử của cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Do phải liên tục chống ngoại xâm để giành, bảo vệ độc lập dân tộc, trong những ngoại xâm đó có những kẻ thù mạnh hơn dân tộc ta rất nhiều lần. Vì vậy, muốn đánh bại chúng, ông cha ta đã sáng tạo ra những kế sách đánh giặc mà không phải dân tộc nào trên thế giới cũng có. Đó là:
+ Biết tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc. Đây là kế sách nổi bật, xuyên suốt các cuộc đấu tranh yêu nước của dân tộc ta. Tính nhân dân thể hiện trong việc huy động toàn dân tham gia chống giặc, tuân thủ các chỉ th của nhà nước về đường lối chiến tranh. Ví dụ như Hội nghị Diễn Hồng (1285), hình tượng Phạm Ngũ Lão, nhân dân thực hiện vườn không nhà trống trong thời kì kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

+ Biết tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện trên các mặt trận, nghĩa là biết kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, tư tưởng và ngoại giao. Có như vậy mới phát huy hết sức mạnh của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Ví dụ như cuộc kháng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt đã kết hợp tài tình giữa đấu tranh quân sự, tư tưởng và ngoại giao, kháng chiến chống Nguyên – Mông biết kết hợp đấu tranh quân sự và kinh tế, khởi nghĩa Lam Sơn kết hợp đấu tranh quân sự với tư tưởng.
+ Biết chiến đấu chống giặc ngoại xâm với tinh thần quyết chiến quyết thắng, không sợ bất cứ kẻ thù xâm lược nào cho dù chúng là kẻ thù mạnh nhất. Dám đánh, đánh cho quân xâm lược tan.tác là tinh thần cơ bản trong phong cách đánh giặc giữ nước của ông cha ta. Ví dụ như kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, nghĩa quân thích vào tay hai chữ Sát thát.

+ Biết phân tích tình hình địch & ta để từ đó đề ra chiến lược, chiến thuật chiến đấu đúng đắn sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế của dân tộc như lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều, lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, chủ động tiến công và chủ động rút lui, chủ động kết thúc chiến tranh, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao để giành thắng lợi, tránh giặc mạnh, đánh giặc yêu, nghệ thuật chớp thời cơ để giành thắng lợi hoàn toàn.
– Trong quá trình kháng chiến chống ngoại xâm biết học hỏi, vận dụng một cách sáng tạo nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên đi trước, nói cách khác, cuộc kháng chiến thời kỳ sau thi học hỏi kinh nghiệm và nghệ thuật một cách sáng tạo của cuộc kháng chiến trước đó trong điều kiện hoàn cảnh mới Ví dụ như Trần Hưng Đạo đã học Ngô Quyền trong việc chọn sông Bạch Đằng là trận quyết chiến, nhưng cách đánh của Trần Hưng Đạo khác cách đánh của Ngô Quyền năm 938.

– Trong quá trình kháng chiến phải luôn nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, không sợ hi sinh và biết đánh giặc lâu dài khi cần thiết. Đánh lâu dài để làm cho kẻ thù từng bước suy yếu, chán nản làm cho lực lượng của chúng ta ngày càng phát triển, đến khi lực lượng chúng ta bằng hoặc hơn kẻ thù sẽ tiến hành tổng phân công đánh đuổi chúng ra khỏi đất nước. Ví dụ như trong khởi nghĩa Lam Sơn, nhân dân ta khởi nghĩa chống quân Minh kéo dài 10 năm.

Câu 2. Thái độ của nhân đàn ta đối với sự xâm lược và cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc.

– Thời Bắc thuộc kéo dài từ năm 179 TCN đến năm 938. Trong thời kỳ này các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau xâm lược và cai trị dân tộc ta. Chúng đã thi hành chính sách cai trị, khai thác, vơ vét, bóc lột tàn bạo và dã man đối với dân tộc ta. Những chính sách cai trị đó của các triều đại phong kiến phương Bắc khiến cho toàn thể nhân dân ta căm thù chính quyền cai trị phương Bắc. mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ hết sức gay gắt. Từ đó, nhân dân ta đã có những thái độ đối với các triều đại phong kiến phương Bắc như sau:

+ Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế:
• Nhân dân ta tiếp tục bảo lưu và gìn giữ những ngành nghề truyền thống của dân tộc đã có từ thời Văn Lang — Âu Lạc như nghề nông trồng lúa nước, nghề luyện đồng, dệt vải, làm đồ gốm…
• Nhân dân ta còn tiếp thu những thành tựu kinh tế của nền văn minh Trung Hoa như luyện sắt, làm giấy, làm thủy tinh, cải tiến nông cụ, thuần dưỡng, thuần hoá cây trồng vật nuôi, làm thủy lợi… Nhờ đó, góp phần làm cho diện tích được mở rộng năng suất tăng nhanh, thủ công nghiệp và thương mại xuất hiện những ngành nghề kinh tế mới.

+ Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá:
• Nhân dân ta tiếp tục đấu tranh để bảo lưu và gìn giữ những yếu tố văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hùng dân tộc, tục ăn trầu cau, tổn trọng người phụ nữ…
• Nhân dân ta đã biết gạn đục khơi trong để chọn lựa, tiếp thu và cải tiến những yếu tố tích cực của văn hoá Trung Hoa và Việt hoá nó để phù hợp với cuộc sống của riêng mình. Từ đó, đã tạo nên một số chuyển biến tích cực về ngôn ngữ. văn tự…
– Đặc biệt, trong quá trình tiếp xúc văn hoá, trong một số trường hợp diễn ra quá trình đồng hoá ngược lại, người Trung Quốc có tình đồng hoá dân tộc Việt Nam nhưng chính họ lại bị Việt hóa Tiêu biểu như trường hợp của Lý Bí…
+ Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị để giành lại độc lập dân tộc:

• Thể hiện bằng hơn 100 cuộc khởi nghĩa từ thế kỉ I – thế kỉ X, trong đó tiêu biểu là các khởi nghĩa Hai BÀ Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Định Nghệ, Ngô Quyền. Trong những cuộc khởi nghĩa ấy, đã có nhiều lần nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ.
• Sau khi đánh bại kẻ thù giành quyền tự chủ, nhân dân ta đã ra sức xây dựng nên một chính quyền độc lập tự chủ của dân tộc ta và thể hiện ý thức so sánh ngang hàng với triều đại phong kiến Trung Quốc như xưng Hoàng đế, lập triều đình, đặt tên nước, đúc tiền riêng…
• Để bảo vệ nền độc lập tự chủ của dân tộc, nhân dân ta đã kiên quyết chống trả quân xâm lược bằng những cuộc kháng chiến anh dũng. Tuy nhiên, do tương quan lực lượng nên đã bị thất bại.

Câu 3. Nêu sự chuyển biến về tư tưởng yêu nước, cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trình vào đầu thế kỉ XX.

– Phan Bội Châu và Phan Châu Trình là những người thuộc tầng lớp văn thân, sĩ phu phong kiến (từng đi thi và đỗ đạt làm quan dưới thời nhà Nguyễn) nên vào cuối thế kỉ XIX cả hai ông đều có tư tưởng trung quân ái quốc – với mong muốn học để làm quan phục vụ triều đình, phục vụ nhà vua, phụng sự tổ quốc.
– Vào đầu thế kỉ XX, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp làm cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam. Sự chuyển biến kinh tế làm cho xã hội Việt Nam biến đấu sâu sắc, bên cạnh những giai cấp cũ, xuất hiện những giai cấp tầng lớp mới.
– Trong khi đó, vào thời gian này, các sự kiện cách mạng ở châu Á và các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản cũng được truyền bá mạnh mẽ vào xã hội Việt Nam. Từ đó đã làm cho các sĩ phu Nho học có nhiều chuyển biến sâu sắc về tư tưởng chính trị.

– Do những tác động từ bên trong và ảnh hưởng từ bên ngoài làm cho một bộ phận văn thân, sĩ phu trong đó có Phan Bội Châu và Phan Châu Trình nhận ra rằng công cuộc giải phóng dân tộc phải gắn liền với duy tân và thay đổi chế độ xã hội.
– Phan Bội Châu và Phan Châu Trình mất niềm tin vào chế độ phong kiến, cho phong kiến là sâu mọt, là kẻ đục khoét dân, là thủ phạm làm cho đất nước bị suy yếu rồi mất độc lập. cả hai ông bắt đầu có ý thức về dân chủ, dân quyền, khái niệm dân và nước gắn liền với nhau.
Phan Bội Châu và Phan Châu Trình cho rằng để khôi phục lại độc lập dân tộc, không chỉ hạn chế trong khởi nghĩa vũ trang như phong trào cần vương mà cần kết hợp nhiều biện pháp như: đoàn kết dân tộc, chuẩn bị thực lực, vận động giúp đỡ bên ngoài, tiến hành phong trào cải cách sâu rộng, nâng cao dân trí, chấn hưng dân trí, làm cho người dân ý thức được quyền của mình.
– Như vậy, tuy là văn thân, sĩ phu Nho học nhưng do nhận thức được tình hình đất nước và tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản, Phan Bội Châu và Phan Châu Trình đã có sự chuyển biến sâu sắc về tư tưởng, từ trung quân ái quốc, hai ông đã chuyển sang tư tưởng dân chủ tư sản.

Câu 4. Những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đã tác động đến cách mạng Việt Nam như thế nào, Vì sao?

– Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Đức tấn công Ba Lan, Anh — Pháp tuyên chiến với Đức.
+ Khi chiến tranh nổ ra, Chính phủ Pháp thực hiện chính sách thù địch đổi với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, trong đó có Đông Dương. Thực dân Pháp ra lệnh Tổng đông viên, ban hành chính sách kinh tế chỉ huy nhằm vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương đổ vào cuộc chiến tranh.
+ Tháng 9/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp quyết định chuyển hướng đấu tranh, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. Chủ trương thành lập Chính phủ Dân chủ Cộng hoà. Chuyển hình thức đấu tranh sang bí mật, bất hợp pháp.

– Tháng 6/1940, Pháp đầu hàng Đức. Tháng 9/1940, Nhật vượt biên giới Việt — Trung nhảy vào Đông Dương. Pháp đầu hàng Nhật và câu kết với Nhật cùng thống trị nhân dân Đông Dương.
+ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1940 xác định kẻ thù chính trước mắt của nhân dân Đông Dương là để quốc — phát xít Pháp – Nhật, quyết định duy trì đội du kích Bắc Sơn, tiến tời thành lập căn cứ địa cách mạng, hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kì vi thời cơ chưa chín muồi.
+ Hội gh Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941, khẳng định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chủ trương thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh, xác định hình thái cho cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần đến Tổng khởi nghĩa. Hội nghị xác định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân.

– Tháng 2/1943, Hồng quân Liên Xô đã giành thắng lợi trong trận Xtalingrat. Chiến thắng này đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh thế giới. Từ đầu năm 1943, Hồng quân Liên Xô chuyển sang phân công quân Đức trên chiến trường.
+ Cuối tháng 2/1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Võng La. Hội nghị vạch ra kế hoạch cụ thể về công việc chuẩn bị toàn diện cho khởi nghĩa vũ trang. Sau Hội nghị này, công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang được tiến hành gấp rút.

+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng và mặt trận Việt Minh công tác chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang được tiến hành gấp rút. Đến tháng 3/1945, lực lượng chính trị, lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh, căn cứ địa cách mạng ra đời.
– Đầu năm 1945, Hồng quân Liên Xô tiến đánh BÉclin, sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức, nhiều nước châu Âu được giải phóng. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương.
+ Từ ngày 9 — 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ra chỉ th Nhật — Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, chủ trương phát động cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa sắp đến.

+ Từ tháng 3 — 8/1945, Cao trào kháng Nhật cứu nước đã diễn ra sôi nổi rộng khắp với nhiều hình thức. Qua đó, góp phần cùng cô hơn nữa lực lượng cách mạng, tập dượt cho quần chúng đấu tranh cách mạng, làm cho kẻ thù suy yếu.
– Ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản, ngày 6 và 9/8/1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng không điều kiện phe Đồng minh.
+ Ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng phát động Tổng khởi nghĩa toàn quốc. Từ ngày 14 — 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng quyết định lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa từ ngày 16 – 17/8/1945, Đại hội Quốc dân Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng và cử ra ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam.

+ Từ ngày 13 – 28/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh toàn thể dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa giành quyền về tay nhân dân. Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.

Câu 5. Nét mới của phong trào đấu tranh vì sự tiến bộ xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

– Tại các nước Xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu, trong giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của thế kỉ XX, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt nhiều kết quả to lớn, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí nâng cao

– Sau khi giành độc lập dân tộc, các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh ra sức phát triển kinh tế, xoá bỏ nghèo nàn lạc hậu, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
+ Các nước theo con đường tư bản chủ nghĩa nhanh chóng thực hiện đường lối kinh tế hướng ngoại nhằm tiếp thu vốn và khoa học kĩ thuật từ bên ngoài, nhờ đó nền kinh tế có sự phát triển mạnh mẽ, nhiều nước trở thành con rồng kinh tế hay những nước công nghiệp mới, đời sống nhân dân được nâng cao.

+ Các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa sâu một thời gian thực hiện nền kinh tế tập trung quan liêu báo cấp không hiệu quả đã tiến hành cải cách, đổi mới mở cửa đất nước, nhờ đó nền kinh tế cũng từng bước phát triển, đòi sống nhân dân từng bước được cải thiện. Tiêu biểu Trung Quốc, Việt Nam
– ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, do sức ép từ sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghịía, những cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản và chính quyền ở những nước này cũng đã để ra những chính sách đổi nội với nội đông cải thiện đời sống nhân dân và ổn định xã hội.
– Tại Nam Phi, với sự kiên trì đấu tranh bền bỉ của Nenxơn Manđêla, năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai – một chế độ phân biệt chủng tộc da đen và da trắng đã bị xoá bỏ. Năm 1994, Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của nước này. Sự kiện này đánh dấu sự chấm dứt chế độ phân bệt chủng tộc dã man, đầy bất công tồn tại 3 thế kỉ ở nước này.

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tổ chức Liên hợp quốc cũng đã có vai trò to lớn trong cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ của loài người. Cụ thể, Liên Hợp quốc đã ban hành những Nghị quyết về phi thực dân hoá, Nghị quyết về xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc. Ngoài ra, thông qua các cơ quan chuyên môn, Liên hợp quốc đã góp phần thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác, phát triển kinh tế, khoa học giáo dục, văn hoá của các nước, các dân tộc trên thế giới.

Câu 6. Vì sao nói trận Điện Biên Phủ năm 1954 là trận quyết chiến chiến lược? Vì sao nói chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là hồi chuông báo đông khai tử chủ nghĩa thực đàn

– Vì sao nói trận Điện Biên Phủ năm 1954 là trận quyết chiến chiến lược?
+ Sau khi kế hoạch quân sự của mình bước đầu bị phá sản, xuất phát từ v trí chiến lược quan trọng của Điện Biên Phủ và một số nhận định chủ quan của Pháp cho rằng quân ta không có khả năng đánh lớn ở đây nên Tướng Na và quyết định chọn Điện Biên Phủ để xây dựng tập đoàn cứ điểm quân sự.
+ Từ cuối năm 1953, Nava đã cho tập trung ở Điện Biên Phủ 16 200 quân, số quân này đóng trên 49 cứ điểm, chia làm ba phân khu Bắc, phân khu Trung tâm và phân khu Nam. ở đây, Pháp còn cho bố trí nhiều vũ khí hiện đại như máy bay, xe tăng, pháo, súng hồng ngoại, súng bắn đêm. Đặc biệt, nó còn được Mĩ hỗ trợ từ xa bằng đường hàng không. Với những điều đó, cả Pháp và Mĩ đều cho rằng Điện Biên Phủ là pháo đài bất khả xâm phạm.

+ Với các bố phòng như vậy, Pháp — Mĩ tin rằng sẽ đánh bại quân chủ lực của ta nếu chúng ta dám tấn công Điện Biên Phủ. Pháp — Mĩ hi vọng Điện Biên Phủ sẽ giúp chúng giành một thắng lợi quân sự quyết định để buộc ta đàm phán có lợi cho Pháp. Như vậy, từ không có trong kế hoạch Nava, Điện Biên Phủ trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Na va.

+ Về phía ta, trước những âm mưu và hành động của Pháp Mi, Trung ương Đảng nhận thấy rằng muốn đánh bại kế hoạch quân sự Nava để kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ta phải chấp nhận tien cong Điện Biên Phủ.
+ Trung ương Đảng đã phân tích tình hình địch và thấy rằng tuy Điện Biên Phủ là căn cứ quân sự mạnh nhưng có nhiều hạn chế như: dễ bị cô lập (vì chỉ liên lạc với bên ngoài bằng đường hàng không), xa hậu cứ của Pháp, năm dưới thung lũng. Trong khi đó, quân ta hoàn toàn có thể khắc phục những khó khăn để đánh lớn ở Điện Biên Phủ.
+ Trên những cơ sở đó, tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp quyết định thông qua quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào va gianh thắng lợi quân sự quyết định xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện đấu tranh trên bàn đàm phán.
+ Như vậy, trận đánh ở Điện Biên Phủ trở thành trận quyết chiến chiến lược giữa ta và Pháp. Thắng hay bại ở trận này, đều có vai trò to lớn đối với cục diện chiến tranh của ta cũng như của Pháp.
– Vì sao nói chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là hồi chuông báo đông khai tử chủ nghĩa thực dân?
+ Đối với Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh bại cố gắng quân sự cao nhất CUỐI cùng của Pháp có sự giúp sức của Mĩ trong cuộc chiến tranh Đông Dương, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương. Chiến thắng này, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân CŨ của Pháp trên bán đảo Đông Dương.

+ Đối với thế giới:
• Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa thực dân sau Chiến tranh thế giới thứ hai góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
• Chiến thắng Điên Biên Phủ năm 1954 đã chứng minh rằng chủ nghĩa thực dân cũ không có gi đáng sợ, một dân tộc nhỏ yếu bằng kháng chiến chính nghĩa, được quốc tế ủng hộ có thể đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa thực dân để giải phóng dân tộc, từ đó nó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.

• Sau chiến thắng Điện Biên Phủ phong trào giải phóng trên thế giới phát triển mạnh mẽ với kết quả năm 1960 trở thành năm châu Phi với 17 nước châu Phi giành được độc lập, năm 1959 cách mạng Cuba thành công sau đó Mĩ Latinh thành lục địa bùng cháy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân sụp đổ từng mảng lớn.

Câu 7. Phân tích các bước chuyển hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 -1986.

Năm 1930, tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên Đảng ta xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cuộc tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Tuy nhiên trong quá trình lãnh đạo cách mạng, do sự biến đổi của tình hình quốc tế và trong nước đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam cũng đã có sự chuyển hướng.
I Trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (10/1930), bên cạnh khẳng định lại đường lối chiến lược của Đảng thì có sự điều chỉnh đó là đặt nhiệm vụ đánh đổ phong kiện lên trên nhiệm vụ giải phóng dân tộc, nặng về vấn đề giai cấp hơn vấn đề dân tộc.
– Trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7/1936), trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều chuyển biến. Đảng vẫn khẳng định nhiệm vụ chiến lược là chống phong kiến và chống đế quốc nhưng trước mắt là chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
– Trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1939), trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp thi hành chính sách phân đông với Đông Dương, Đảng ta xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. Chủ trương này tiếp tục được hoàn chỉnh trong hội nghị Trung ương 8 của Đảng.

– Trong Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng năm 1960, trong bối cảnh sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, đất nước ta bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Nghị quyết của Đại hội xác định tiến hành đồng hai chiến lược cách mạng ở hai miền: miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa; miền Nam tiếp tục tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Cách mạng hai miền có mối quan hệ khăng khít mật thiết với nhau. Đây là nét độc đáo của cách mạng Việt Nam cũng như thế giới.
– Trong Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986, sau 10 thực hiện đường lối kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện và trầm trọng, để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Đại xác định đổi mới toàn diện đất nước từ kinh tế, chính trị, văn hoá. Tập trung thực hiện ba chương trình kinh tế lượng thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu

* Từ Hội nghị Vécxai đến Hội nghị Oasinhtơn trật tự thế giới mới được thiết lập như thế nào?
Hội nghị Vécxai là hội nghị của các nước thắng trận thuộc khối Hiệp ước nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản là phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận và bàn cách đối phó với nước Nga Xô viết. Có 27 nước tham gia Hội nghị nhưng quyền quyết định thuộc về Anh, Pháp. Tuy nhiên, mỗi nước đến với Hội nghị với những ý đồ riêng.
+ Tổng thống Mĩ Uyn xơn muốn thiết lập một trật tự thế giới mới có lợi cho mình nên nêu ra chương trình 14 điểm thể hiện tư tưởng muốn làm bá chủ thế giới. Mĩ thành lập Hội quốc liên để thông qua đó thao túng các nước.

+ Pháp nhân cơ hội thắng trận muốn làm suy yếu nước Đức, yêu cầu Đức bồi thường chiến tranh và trả hai tỉnh Andat và Loren cho Pháp.
+ Anh không muốn làm suy yếu nước Đức
+ Y, Nhật không quan tâm gì nên không mặn mà với ý kiến của Anh, Pháp.
– Chính sách của Tổng thống Ưyn xơn không được các nước ủng hộ, vì vậy Mi đã tiếp tục tổ chức Hội nghị Oasinhtơn (11/1921 — 2/1922) với ba nội dung: Giải quyết vấn đề liên quan đến châu Á – Thái Bình Dương; bàn vấn đề hạn chế vũ khí hạt nhân; giải quyết quyền lợi giữa các nước ở khu vực

– Trên cơ sở ba nội đông đó, Mĩ, Anh, Nhật, Pháp đã kí kết hiệp ước liên quan đến quan hệ quốc tế ở châu Á — Thái Bình Dương, các nước này được giữ nguyên trạng phạm vi ảnh hưởng ở khu vực này. Với sự nhất trí trên đã ngăn chặn sự bành trướng của Nhật ở châu Á — Thái Bình Dương.
Kết quả của Hội nghị Oasinhtơn làm xói mòn kết quả của Hội nghị Véc xai và nâng cao vị trí của Mĩ lên ngang hàng với lợi ích của các cường quốc khác ở
châu Á — Thái Bình Dương. Sau Hội nghị Oasinhtơn, một số nước kí hiệp ước riêng lẻ và điều đó đã làm cho quan hệ quốc tế ngày càng trở nên càng thắng hơn.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0