24/06/2018, 17:05

Chuyên đề 4: Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) – Lịch sử 11

*Kiến thức nâng cao: 1. Quá trình xâm lược In-đô-nê-xi-a của thực dân Hà Lan. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân In-đô-nê-xi-a Quá trình xâm lược: Ở In-đô-nê-xi-a, ngay từ thế kỉ XV, XVI thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, đã có mặt và từng bước chiếm lĩnh thị ...

*Kiến thức nâng cao:

1. Quá trình xâm lược In-đô-nê-xi-a của thực dân Hà Lan. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân In-đô-nê-xi-a

Quá trình xâm lược:

Ở In-đô-nê-xi-a, ngay từ thế kỉ XV, XVI thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, đã có mặt và từng bước chiếm lĩnh thị trường. Đến thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập ách thống trị thực dân trên đất nước này.

Cuộc đấu tranh của nhân dân In-đô-nê-xi-a

-Ở In-đô-nê-xi-a, sau cuộc khởi nghĩa do Đi-pô-nê-gô-rô lãnh đạo trong những năm 1825 – 1830 bị thất bại, nhân dân đảo A-chê đã anh dũng chiến đấu chống lại 3.000 quân Hà Lan đổ bộ lên vùng này vào tháng 10-1873.

Phong trào đấu tranh của nông dân nổ ra mạnh mẽ. Điển hình là cuộc khởi nghĩa nông dân do Sa-min lãnh đạo vào khoảng năm 1890.

Cuối thế kỉ XlX-đầu thế kỉ XX, xã hội In-đô-nê-xi-a có nhiều biến đổi. Việc đầu tư bóc lột của tư bản Hà Lan ngày càng mạnh mẽ, về khách quan đã tạo nên những tiền đề xã hội cho giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ra đời. Ý thức dân tộc phát triển.

Phong trào công nhân cũng sớm hình thành với sự ra đời của các tổ chức: Hiệp hội công nhân đường sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1918)… tháng 12-1914, Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi-a ra đời nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác trong công nhân, đặt cơ sở cho Đảng Cộng sản ra đời (tháng 5-1920). Giai cấp tư sản dân tộc, tầng lớp trí thức tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu đóng vai trò nhất định trong phong trào yêu nước ở In-đô-nê-xi-a đầu thế kỉ XX.

2. Hai xu hướng cách mạng ở Phi-líp-pin những năm 90 thế kỉ XIX

Đến những năm 90 của thế kỉ XIX, ở Phi-líp-pin xuất hiện hai xu hướng chính trong phong trào giải phóng dân tộc.

-Thứ nhất, là xu hướng cải cách của Hô-xê Ri dan. Năm 1892, Hô-xê Ri dan thành lập “Liên minh Phi-líp-pin”, thu nạp nhiều trí thức yêu nước, địa chủ và tư sản tiến bộ cùng một số dân nghèo. Hoạt động của Liên minh đã thức tình tính thần dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, có ý thức như một sự chuẩn bị tư tưởng cho cao trào cách mạng sau này.

Thứ hai, là xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô. Tháng 7-1892 Bô-ni-pha-xi-ô tách khỏi Liên minh Phi-líp-pin, thành lập “Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân”- viết tắt là KATIPUNAN.

3. Xiêm (Thái Lan) giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

-Vào giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa xâm nhập của thực dân phương Tây, nhất là Anh và Pháp.

-Triều đại Ra-ma thiết lập năm 1752 theo đuổi chính sách đóng cửa, ngăn cảm thương nhân và giáo sĩ phương Tây vào Xiêm.

-Đến thời vua Mông Kút (Ra-ma IV – ở ngôi từ năm 1851 -1868) chủ trương mở cửa buôn bán với bên ngoài, dùng thế lực các nước tư bản kiềm chế lẫn nhau để bảo vệ nền độc lập của đất nước.

-Năm 1868, Chu-la-long-con lên ngôi (Ra-ma V, ở ngôi từ năm 1868-1910), tiếp nối chính sách cải cách của vua cha, ông ra lệnh xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng số đông người lao động được tự do làm ăn sinh sống. Đồng thời, xóa bỏ cho nông dân nghĩa vụ lao dịch ba tháng trên các công trường nhà nước, giảm nhẹ thuế ruộng. Những biện pháp trên đã có tác dụng tích cực đối với sản xuất nông nghiệp: nâng cao năng suất lúa, tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu. Việc xuất khẩu gỗ tếch cũng được đẩy mạnh.

-Năm 1892, Ra-ma V đã tiến hành hàng loạt cải cách theo khuôn mẫu của các nước phương Tây như cải cách hành chính, cải cách tài chính, quân đội, trường học…, tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới theo hướng phát triển tư bản chủ nghĩa.

-Ra-ma V đặc biệt quan tâm đến hoạt động ngoại giao. Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vừa lợi dụng được vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh – Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc. Xiêm không bị rơi vào tình trạng trở thành thuộc địa như các nước trong khu vực, vẫn giữ được độc lập mặc dù chịu sự lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.

4. Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân Cam-pu-chia và Việt Nam thông qua khởi nghĩa Pu-côm-pô.

Cuộc khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 – 1867) không chỉ thể hiện tinh thần anh dũng, bất khuất của nhân dân Cam-pu-chia mà còn biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Biểu hiện:

Lực lượng nghĩa quân của Pu-côm-pô có cả người Khơ-me, người Chăm và người Việt.

Trương Quyền đã liên kết với nghĩa quân Pu-côm-pô trong những trận đánh Pháp.

Nhân dân ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì thường xuyên cung cấp lương thực, vũ khí cho nghĩa quân Pu-côm-pô.

5. Cải cách của Ra-ma V ở Thái Lan

Năm 1868, Chu-la-long-con lên ngôi (Ra-ma V, ở ngôi từ năm 1868-1910) ra lệnh xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng số đông người lao động được tự do làm ăn sinh sống. Đồng thời, xóa bỏ cho nông dân nghĩa vụ lao dịch ba tháng trên các công trường nhà nước, giảm nhẹ thuế ruộng. Những biện pháp trên đã có tác dụng tích cực đối với sản xuất nông nghiệp: nâng cao năng suất lúa, tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu. Việc xuất khẩu gỗ tếch cũng được đẩy mạnh.

Nhà nước khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp, xây dựng nhà máy xay xát lúa gạo, nhà máy cưa, mở hiệu buôn bán và ngân hàng.

Năm 1892, Ra-ma V đã tiến hành hàng loạt cải cách theo khuôn mẫu của các nước phương Tây như cải cách hành chính, cải cách tài chính, quân đội, trường học.ịtạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới theo hướng phát triển tư bản chủ nghĩa.

Ra-ma V đặc biệt quan tâm đến hoạt động ngoại giao. Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vừa lợi dụng được vị trí nước “đệm” giữa hai thếlực đế quốc Anh – Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền của đất nước. Nhờ vậy, Xiêm không bị rơi vào tình trạng trở thành thuộc địa như các nước trong khu vực, vẫn giữ được độc lập mặc dù chịu sự lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.

6. Nguyên nhân dẫn đến Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây

-Năm 1892, Ra-ma V đã tiến hành hàng loạt cải cách theo khuôn mẫu của các nước phương Tây như cải cách hành chính, cải cách tài chính, quân đội, trường học..tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới theo hướng phát triển tư bản chủ nghĩa.

+ Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ; xóa bỏ chế độ tạp dịch của nông dân đối với địa chủ, quý tộc và nhà nước phong kiến, giải phóng số đông người lao động. Cải cách chế độ thuế khóa, giảm nhẹ thuế ruộng.

+ Cải tổ chính trị. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu gạo, gỗ tếch.

+ Cải cách tài chính, quân đội, trường học theo kiểu phương Tây.

-Ra-ma V đặc biệt quan tâm đến hoạt động ngoại giao. Nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, nước Xiêm vừa lợi dụng được vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực đế Quốc Anh-Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền của đất nước. Nhờ vậy, Xiêm không bị rơi vào tình trạng trở thành thuộc địa như các nước trong khu vực, vẫn giữ được độc lập mặc dù chịu sự lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.

7. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

-Ngay khi bị thực dân xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc. Thực dân thi hành chính sách cai trị hà khắc.

-Điểm chung của chính sách cai trị thuộc địa của thực dân phương Tây là: Vơ vét tài nguyên, không mở mang công nghiệp, tăng các loại thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước.

-Cuộc đấu tranh chống xâm lược giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp.

+ Ở In-đô-nê-xi-a: Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời.

-Năm 1905 nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi-a.

+ Ở Phi-líp-pin: Cuộc cách mạng năm 1896 – 1898 bùng nổ đánh dấu sự ra đời của nước cộng hòa Phi-lip-pin.

Sau đó Mĩ nhảy vào, phong trào kháng chiến chống Mĩ phát triển song thất bại.

+ Ở Cam-pu-chia: Năm 1863 – 1866, A-cha Xoa lãnh đạo khởi nghĩa ở Ta Keo, năm 1866 -1867 Pu-côm-pô chỉ huy khởi nghĩa ở Cra-chê.

+ Ở Lào: Năm 1901, Pha-ca-đuôc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét đâu tranh vũ trang; khỏi nghĩa cao nguyên Bô-lô-ven (1901 -1907).

+ Ở Miến Điện: Năm 1885, nhân dân kháng chiến anh dũng chống thực dân Anh.

+ Ở Việt Nam: Có phong trào Cần Vương, khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 -1913).

Các phong trào đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc ở Đông Nam A thất bại vì chưa có đường lối cứu nước đúng đắn.

Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 11: 

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11
0