24/06/2018, 17:06

Đề thi thử THPT Quốc gia- Đề số 1 – Lịch sử 12

ĐỀ SỐ 01 (Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) Trình bày sự chuyển biến các tầng lớp tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Phong trào yêu nước của họ trong những năm 1919 – 1926 diễn ra như thế nào. Câu 2. (3,5 điểm) Qua 30 năm ...

ĐỀ SỐ 01

(Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (2,0 điểm)

Trình bày sự chuyển biến các tầng lớp tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Phong trào yêu nước của họ trong những năm 1919 – 1926 diễn ra như thế nào.

Câu 2. (3,5 điểm)

Qua 30 năm chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới (1945 – 1975), nhân dân ta đã giành được những thắng lợi như thế nào trên mặt trận ngoại giao? Tác dụng của đấu tranh ngoại giao trong việc kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ giành thắng lợi.

Câu 3. (2,5 điểm)

Vì sao Đảng ta chủ trương thực hiện công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986? Phải đổi mới như thế nào cho phù hợp với đặc điểm nước ta?

Câu 4. (2 điểm)

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai các nước Tây Âu bị thiệt hại như thế nào? Để nhận viện trợ của Mĩ nhằm khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu phải tuân thủ những điều kiện gì?

HƯỚNG DẪN

Câu 1:  Trình bày sự chuyển biến các tầng lớp tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Phong trào yêu nước của họ trong những năm 1919 – 1926 diễn ra như thế nào.

1.1 Sự chuyển biến:
Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất phát triển nhanh về số lượng. Họ luôn bị thực dân Pháp bạc đãi, khinh rẻ; có ý thức dân tộc; có điều kiện tiếp xúc các trào lưu tư tưởng văn hoá tiến bộ từ bên ngoài; có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng quan trọng trong cách mạng giải phóng dân tộc.
1.2. Phong trào yêu nước:
– Thành lập các tổ chức chính trị: Việt Nam nghĩa đoàn, hội Phục Việt, hội Hưng Nam, đảng Thanh niên với những hoạt động phong phủ, sôi nổi như mít tinh, biểu tình, bãi khoá.
– Lập ra các nhà xuất bản: Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huê), Nam Đồng thư xã (Hà Nội); ra báo chí tiến bộ: Chuông rè, An Nam, Người nhà quê, An Nam trẻ.
– Một số phong trào đấu tranh tiêu biểu như: đòi thả Phạn BỐi Châu (1925), đám tang Phạn Chu Trình (1926).
Phong trào trên đây mạng tính chất dân chủ công khai với những hình thức tổ chức và hoạt động phong phủ, diễn ra tập trung trong những năm 1925-1926, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta và góp phần chuẩn bị điều kiện cho những phong trào đấu tranh mới sau này.

Câu 2. Qua 30 năm chiến tranh chống chủ nghĩa thực dân chủ và mới (1945 – 1975), nhân đàn ta đã giành được những thắng lợi như thế nào trên mặt trận ngoại giao? Tác động của đấu tranh ngoại giao trong việc kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ giành thắng lợi.

2.1. Những thắng lợi trên mặt trận ngoại giao:
-Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946): sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng trước tình thế khó khăn như ngàn cân treo sợi tóc, nhất là âm mưu thôn tính nước ta của các thế lực ngoại xâm. Nhằm lần lượt phân hoá kẻ thù, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng sách lược mềm dẻo để đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc và thực dân Pháp ở miền Nam.
– Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ. Theo đó, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
– Hiệp định Sơ bộ được kí kết, mặc dầu thực dân Pháp chưa công nhận nền độc lập Việt Nam, nhưng đây là thắng lợi bước đầu trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Đó là:
+ Pháp phải công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghi việc, quân đội và tài chính riêng.
+ Pháp chấp nhận ngừng bắn ở Nam BỐ, tạo điều kiện thuận lợi đế ta có thời gian hoà bình củng cô lại lực lượng.
+ Ta dùng bàn tay Pháp gạt 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi miền Bắc.
+ Ngăn chặn được cuộc chiến tranh có nguy cơ bùng nổ trên phạm vi cả nước.
-Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954): sau khi kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), thực dân Pháp đã bội ước, nhân dân ta phải đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp.
– Đến Đông – Xuân 1953 – 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào năm thứ 8, ta càng đánh càng thắng, địch càng đánh càng thua. Ta mở cuộc tấn công chúng trên mặt trận ngoại giao.
– Thiện chí hoà bình của nhân dân ta được thế hiện rõ qua lời tuyên bố của
Chủ tich Hồ Chí Minh: nếu Chính phủ Pháp… muốh đi đến định chiến ở Việt
Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hoà bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng tiếp ý muốn đó. Tuyên bố của Hồ Chí Minh mở ra khả năng giải quyết bằng con đường hoà bình cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Chủ trương mở mặt trận ngoại giao của ta được đưa ra giữa lúc thực dân Pháp đang đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch Na-va, nhân dân Pháp đấu tranh đòi giải quyết bằng thương lượng cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.
– Tháng 1/1954, Hội nghị ngoại trưởng bốn nước (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp) họp tại BÉc-lin đã thoả thuận về việc triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơ-ne-vơ để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hoà bình ở Đông Dương từ ngày 8/5/1954. Hiệp định Giơ-ne-vơ là thắng lợi thứ hai của nhân dân ta, đó là:
+ Các nước tham dự Hội nghi cam kết tổn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
+ Hai biên tham chiến (lực lượng kháng chiến ở Đông Dương và quân xâm lược Pháp) cùng ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương.
+ Thực hiện cuộc di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng: Quân đội Cách mạng Việt Nam và quân đội Pháp tập kết ở hai miền Bắc và Nam, ấy vĩ tuyến 17 Quảng Trị làm ranh giới quân sự tạm thời.
+ Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước, tổ chức vào tháng 7/1956 dưới sự kiểm soát của ủy ban Quốc tế.
-Hiệp định Pari 271 /1973: Hiệp định Giơnevơ được kí kết nhưng Việt Nam không được thống nhất bằng một cuộc tổng tuyển cử, mà bị chia cắt thành hai miền. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng ở miền Nam, Mĩ thay thế Pháp, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.
Nhân dân Việt Nam phải tiến hành một cuộc chiến tranh cách mạng, từ phong trào Đồng khỏi, tiến lên làm thất bại các chiến lược Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bố, Việt Nam hoá chiến tranh ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, buộc Mĩ phải ky Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Thắng lợi của Hiệp định Pari:
+ Hoa Kì và các nước cam kết tổn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
+ Hoa Kì rút hết quân đội của minh và quân đồng minh về nước đế cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lại chính tri thống qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
+ Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hoà bình trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn).
+ Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương tiến tới thiết lập quan hệ bình thường và cùng có lợi giữa hai nước.
2.2. Tác dụng:
– Với Hiệp định Pari, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, phải rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
– Hiệp định Pari, tạo thế, tạo lực, mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành sự nghiệp thống nhất Tổ quốc.

Câu 3: Vì sao Đảng ta chủ trương thực hiện công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986? Phải đổi mới như thế nào cho phù hợp với đặc điểm nước ta?

3.1. Vì:
– Sau hơn một thập niên thực hiện hai kế hoạch 5 năm (1976 – 1985), bên cạnh những thành tựu và tiến bộ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đạt được là rất đáng kể, cách mạng Việt Nam gặp không ít khó khăn, yếu kém.
– Những khó khăn ngày càng lớn đã đưa đất nước ta lâm vào khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Nguyên nhân cơ bản là sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và chủ trương thực hiện.

– Tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật làm thay đổi tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước.
– Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác lâm vào khủng hoảng toàn diện và ngày càng trầm trọng.
Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng tiến lên, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
3.2. Cần phải đổi mới:
Đường lối đổi mới của đảng được đề ra đầu tiên tại Đại hội VI (12/1986) và được điều chỉnh, bố sung, phát triển tại các Đại hội tiếp sau. Đổi mới phải được hiểu là:
– Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đối mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, bằng những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
– Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế, chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hoá, đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, trọng tâm là đổi mới về kinh tế.

Câu 4. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai các nước Tây Âu bị thiệt hại như thế nào? Để nhận viện trợ của Mĩ nhằm khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu phải tuân thủ những điều kiện gì?

4.1. Những thiệt hại:
– Trong thời gian chiến tranh (1939 – 1945), nhiều nước Tây Âu đã bị các lực lượng phát xít chiếm đóng và tàn phá rất nặng nề: nhiều trung tâm công nghiệp thành phố, bến cảng, nhà máy bị tàn phá. Hàng triệu người chết, mất tích hoặc bị tàn phế. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp giảm mạnh so với trước chiến tranh.
– Các nước đều là con nợ của Mĩ (Anh nợ 21 tỉ bảng Anh).
4.2. Để nhận viện trợ:

– Để khôi phục kinh tế, năm 1946, 16 nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ theo kế hoạch phục hưng châu Âu hay còn gọi là kế hoạch Mác san (Mác san là ngoại trưởng Mĩ lúc đó đã đề xướng kế hoạch này). Tổng số tiền 17 tỉ USD.
– Đế nhận được sự viện trợ của Mĩ, các nước Tây Âu đều lệ thuộc Mĩ, tuân theo những điều kiện mà Mĩ đưa ra như:
+ Không được tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp.
+ Hạ thuê quan đối với hàng hoá Mĩ nhập vào.
+ Gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0