24/06/2018, 17:06

Chuyên đề 6: Sự chuyển hóa phong trào yêu nước ở Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX – Lịch sử 12

– Năm 1858, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn tỏ ra bất lực trước sự xâm lược của thực dân Pháp, nhưng nhân dân ta vẫn kiên trì đấu tranh anh dũng, chống xâm lược. Nhiều sĩ phu yêu nước đã nhận thức rõ, muốn bảo vệ Tổ quốc phải đánh cả Triều lẫn ...

– Năm 1858, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn tỏ ra bất lực trước sự xâm lược của thực dân Pháp, nhưng nhân dân ta vẫn kiên trì đấu tranh anh dũng, chống xâm lược. Nhiều sĩ phu yêu nước đã nhận thức rõ, muốn bảo vệ Tổ quốc phải đánh cả Triều lẫn Tây.
– Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở nửa cuối thế kỉ XIX, tiêu biểu là phong trào Cần Vương chứng tỏ rằng: ý thức độc lập dân tộc trong nhân dân là bất diệt nhưng cuối cùng bị thất bại do chế độ phong kiến trở nên lỗi thời. Việc ủng hộ một ông vua, dù là ông vua yêu nước cũng không thể tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân chống Pháp.

– Vào đầu thập kỉ XX, sau khi bình định xong về quân sự, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa nước ta, cuộc khai thác này đã làm cho xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc: bên cạnh các giai cấp cũ như địa chủ phong kiến và nông dân vẫn còn, giờ đây đã xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới như tư sản dân tộc, tiểu tư sản và công nhân. Sự chuyển biến sâu sắc về kinh tế, xã hội đã tạo nên một tình thế mới trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì vậy, cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX phải bao hàm hai nội đông dân tộc và dân chủ, tức là phải đánh để quốc, phong kiến tay sai để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Yêu cầu của lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX bao hàm nội động sâu sắc hơn, bao trùm hơn cuối thế kỉ XIX.

– Hơn nữa, vào đầu thế kỉ XX, cuộc cách mạng tư sản ở các nước phương Tây phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa tư bản, rồi chủ nghĩa đế quốc. Cùng với sự phát triển đó, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa phát triển mạnh mẽ.
– Những điều kiện trong nước và sự tác động của thế giới làm xuất hiện trào lưu mới trong việc xác định con đường cứu nước khác con đường phong kiến trước đó. Nhiều sĩ phu yêu nước không còn giương cao ngọn cờ quân chủ mà hướng về cải cách dân chủ. Tuy nhiên, trên con đường cứu nước này cũng xuất hiện nhiều màu sắc, khuynh hướng khác nhau. Con đường cứu nước của Phan Bội Châu chủ yếu lấy phương thức bạo động vũ trang để giành độc lập.

– Việc xác định con đường cứu nước của Phan Bội Châu có nhiều điểm mới, tiến bộ hơn con đường cứu nước phong kiến trước đó. Phần nào phù hợp với yêu cầu mới của thời đại. Song, con đường cứu nước của Phan Bội Châu cũng bộc lộ nhiều non yếu, nhược điểm vị tư tưởng dân chủ tư sản đến đầu thế kỉ XX không còn là tư tưởng tiến bộ, khi hệ tư tưởng vô sản đã phát triển.

_ Con đường cứu nước của Phan Châu Trinh chủ yếu là dựa vào Pháp để thực hiện dân chủ, thực hiện cải cách. Con đường cứu nước của Phan Châu Trinh không thể thực hiện được trong chế độ thuộc địa nửa phong kiến như Việt Nam , bọn thực dân Pháp phải duy trì, nuôi dưỡng bọn vua quan phong kiến để làm tay sai trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân ta.
Ngoài con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trình còn có các cuộc đấu tranh có tính chất tự phát của nông dân và các dân tộc ít người, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế. Rồi phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc và của tầng lớp tiểu tư sản.

– Nhìn chung các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiện cũng như dân chủ tư sản đã tỏ ra bất lực, không thể đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp đến thắng lợi. Cuộc khủng hoảng về con đường cứu nước ngày càng trầm trọng, làm cho cách mạng Việt Nam dường như nằm trong đêm tối, không có đường ra. Đó là sự khủng hoảng về đường lối chứ không phải khủng hoảng về phong trào yêu nước, nhưng do khủng hoảng về đường lối nên phong trào yêu nước theo đó mà thất bại.
– Trước sự khủng hoảng về con đường cứu nước như vậy, Nguyễn Ái Quốc quyết định ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Trước khi bước chân xuống tàu
ngày 5/6/1911, Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị cho mình những tiền đề tư tưởng xem xét các con đường cứu nước để lựa chọn hướng đi và đích tới cho mình một cách đúng đắn.

– Sau nhiều năm bôn ba ở hải ngoại, tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đó là con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định: Muốn cứu nước, muốn giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác, con đường cách mạng vô sản. Khi đã xác định được con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc ra sức hoạt động để đưa vào Việt Nam nhằm lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản.
– Sự lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đã tạo ra những tiền đề, những nhân tố mới đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vào quỹ đạo cách mạng vô sản. Để truyền bá chủ nghĩa Mác — Lênin vào Việt Nam, đưa con đường
cách mạng vô sản vào nước ta, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, viết tác phẩm Đường Kách mệnh. Thống qua Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Đường Kách mệnh, chủ nghĩa Mác — Lênin lần lượt được truyền bá vào Việt Nam.

– Khi chủ nghĩa Mác — Lênin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam, nhất là từ năm 1928 trở đi, làm cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát trịển mạnh mẽ, yêu cầu phải có chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. Đáp ứng yêu cầu lịch sử đó, ở Việt Nam lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản, nhưng sự hoạt đông riêng lẻ của ba tổ chức cộng sản gây ảnh hưởng không tốt đển tiến trình cách mạng. Vi vậy, đển đầu năm 1930, tại Hội nghi hợp nhất ba tổ chức cộng sản từ ngày 6/1 đển ngày 7/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
– Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh theo con đường cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn.

– Qua 15 năm đấu tranh chống thực dân, phong kiến nhân dân ta đã viết nên trang sử vẻ vang của Cách mạng tháng Tám năm 1945; trải qua 9 năm kháng chiến lâu dài, bền bỉ, nhân dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa thực dân cũ trên đất nước ta; trải qua 21 năm kháng chiến chống Mĩ xâm lược với đại thắng Xuân năm 1975 đã đánh cho Mĩ cút, ngụy nhào, thu non sông về một mối, đưa cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
– Từ khi xác định được con đường cứu nước đúng đắn, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh theo con đường cách mạng đó và đã giành được thắng lợi hoàn toàn.
– Như vậy, quá trình chuyển hoá từ phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến, rồi khuynh hướng dân chủ tư sản và CUỐI cùng là khuynh hướng vô sản là quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ của nhân dân ta. Đây là quá trình chuyển hoá hợp quy luật và xu hướng phát triển của thời đại nên chúng ta đã giành thắng lợi.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0