Đặc điểm và tính năng của đà điểu OSTRICH
Ostrich, tức đà điểu Phi Châu, có tên khoa học là Struthio camelus, là giống đà điểu lớn con nhất, và cùng là loài chim lớn nhất trong các loài chim. Do có thân hình to lớn như vậv nên có biệt danh là “đà điểu Voi”. Đà điểu trống Ostrich có chiều cao 1m50 do tới vai, còn đo từ bàn ...
Ostrich, tức đà điểu Phi Châu, có tên khoa học là Struthio camelus, là giống đà điểu lớn con nhất, và cùng là loài chim lớn nhất trong các loài chim. Do có thân hình to lớn như vậv nên có biệt danh là “đà điểu Voi”.
Đà điểu trống Ostrich có chiều cao 1m50 do tới vai, còn đo từ bàn chân đến đỉnh đầu tới 2m50. Với thân hình dềnh dàng đó nó cân nặng được từ 100kg đến 150kg (nếu mập, sẽ lóc được từ 40kg đến 50kg thịt phi lê). Đà điểu mái Ostrich thấp hơn con trống và cũng nhẹ cân hơn.
Bộ lông trên thân đà điếu Ostrich gần như chi có ở phần thân hình và ở đôi cánh nhỏ thô thiển, phần bắp đùi và phần cổ của nó chỉ có khoảng 25 phần trăm có lòng mà thôi, đứng xa trông nó như bị trụi. Do đôi cánh thô thiển nên đà điểu không thể bay được, mà chỉ chạy khỏe với vận tốc ngang với sức ngựa. Khi chạy, hai cánh gần như thả lỏng, nhưng khi chim đôi hướng chạy thì cánh được sử dụng như cái “bánh lái” giúp thân chim giữ được thăng bằng, còn khi đang chạy nhanh mà cần đứng lại, đôi cánh liền xòe ra để cản sức gió giúp chim “thắng” lại dễ dàng. Cánh tuy không giúp đà điểu bay được, nhưng đây là thứ vũ khí lợi hại giúp chim tự vệ trước mọi kẻ thù: đầu chóp cánh có móng sắc, khi cần thiết thì giương ra sử dụng.
Chân đà điểu Ostrich cao kều, nhưng mạnh khỏe, ngón cạnh bên nhỏ và ngắn hơn. Ngón dài có móng như vuốt của loài mèo, có công dụng quặp xuống đất giúp đà điểu có thể đứng vững. Đặc biệt chân Ostrich chỉ có 2 ngón, còn Emu và Rhea thì chân có 3 ngón. Đà điểu Ostrich có đầu nhỏ, dẹp với mỏ tròn có lằn chẻ từ khóe mỏ dài lên mắt, cổ Ostrich rất dài và trụi lông khoảng 75 phần trăm. Giống chim to lớn này có đôi mắt rất đẹp, vừa to vừa có riềm mi dài nên trông nó có vẻ hiền, và duyên dáng. Ostrich được lai tạo từ bốn loài đà điểu hoang dã
Tổ tiên của Ostrich sinh sống ở các vùng hoang mạc châu Phi và các vùng lân cận với Tây Nam châu Á. Chúng quần cư ở các vùng có cỏ và các loài côn trùng, động vật nhỏ để có cái ăn. Ostrich được lai tạo từ bốn loài đà điểu hoang dã là đà điểu Nam Phi (Struthio autraliK Gurnoy), đà điểu Bắc Phi (Struthio camelus Linnacus), đà điểu Đông Phi (Struthio massaicus Newmann) và đà điểu Somali (Struthio molybdoplanes Reinchenou). Nhiều thuyết còn cho rằng Ostrich không những chỉ được lai tạp từ bốn loài đà điểu vừa kể mà còn có thêm một vài giống khác, trong đó có giống Struthio c.Syriacus của A Rập nữa. Dù sao thì đây cũng là giống chim lớn nhất so với các loài đà điểu khác đang sống hiện nay. Đà điểu Ostrich thích nghi được với nhiều vùng khí hậu nên ngày nay nó được nuôi khắp các châu lục, trong đó có nước ta.
Tất cả các loại lông lớn nhỏ trên thân đà điểuOstrich mái trong đời sống hoang dã, trong mùa sinh sản có thể đẻ được 40 trứng, chia làm nhiều lứa, trung bình một lứa trên dưới 10 trứng. Chúng ấp rất giỏi và nuôi con cũng giỏi. Chim mái tính hiền hơn chim trống. Sau mùa sinh sản, trống mái tách ra sống riêng. Nhưng, nuôi nhốt mái có thể đẻ sai hơn đạt tối đa 120 trứng nếu được nuôi dưỡng trong điều kiện thật tốt. Trứng đà điểu Ostrich rất to, mỗi trứng có trọng lượng bằng 25 quả trứng gà. Trứng có vỏ dày màu trắng ngà. Ostrich mái từ hai năm rưỡi đến ha năm tuổi mới bất đầu động dục, nhưng nó đẻ liên tục đến gần 49 năm tuổi mới ngưng nghỉ. Người ta ước tính trong suốt thời gian đó, chim mái có thể đẻ được hơn 3 ngàn trứng.