Bệnh giun sán của vịt (bệnh ký sinh trùng)
Bệnh giun sán của vịt biện pháp phòng tránh Bệnh giun sán của vịt thường xuất hiện ở các đàn vịt ở miền Nam cũng như miền Bắc nước ta vì thường được chăn nuôi thả ở các vùng bờ ao, sông lạch có nước tù đọng gây nên những tổn thất đáng kể cho ngành chăn nuôi vịt đàn của ta. Có thể áp dụng những ...
Bệnh giun sán của vịt biện pháp phòng tránh
Bệnh giun sán của vịt thường xuất hiện ở các đàn vịt ở miền Nam cũng như miền Bắc nước ta vì thường được chăn nuôi thả ở các vùng bờ ao, sông lạch có nước tù đọng gây nên những tổn thất đáng kể cho ngành chăn nuôi vịt đàn của ta.
Có thể áp dụng những biện pháp chung sau đây để phòng trị các bệnh đó.
Tiến hành tẩy giun sán cho cả đàn vịt khi phát hiện bị nhiễm bệnh.
Tẩy uế chuồng trại và làm vệ sinh ngoại cảnh để diệt mầm bệnh giun sán.
Cho nuôi cách ly những con vịt con khỏi đàn vịt lớn, nhất là vịt mắc bệnh (vịt ở lứa tuổi 1 – 2 thường hay mắc bệnh).
Thực hiện chế độ chăm sóc nuôi dưỡng tốt cho đàn vịt. Bệnh giun sán của vịt
Vệ sinh, phòng bệnh
Để phòng bệnh giun sán của vịt thì phải dọn phân đem ủ hoặc đốt để diệt mầm bệnh, nếu nuôi vịt di động thì tính chu kỳ chăm sóc thả luân phiên (bãi chăn, mỗi khu vực cho chăn thả vào khoảng 25 – 28 ngày). Dọn vệ sinh sạch sẽ, phát quang bụi rậm, làm thoáng nước những bãi chăn bị nhiễm mầm bệnh giun sán, kết hợp với công trình thủy lợi lớn nhỏ trong hệ thống tưới tiêu chủ động đồng ruộng. Các diện tích ao chuồng, đầm hồ nước tù đọng sau lầy, tẩy uế bằng vôi hoặc các loại sát trùng (như DDT theo tỷ lệ 1 phần thuốc hòa tan trong 500.000 – 800.000 phần nước).
Chữa trị bệnh
Các loại thuốc tẩy giun cho vịt là dạng hóa chết thông thường có tác dụng đối với cả đàn vịt con và vịt lớn, nhất là vịt con có thể chọn dùng mấy dạng thuốc phổ biến sau
+ Arêcôlin: Liều dùng 0,001 – 0,002g cho 1kg thể trọng sống.
Cân 1g Arêcôlin pha vào 1 – 21 lít nước lã sạch sẽ rồi cho mỗi đàn vịt uống với liều lượng từ 1 – 2ml dung dịch đã pha kể trên. Lấy ống tiêm cỡ 10ml đầu lắp 1 ống cao su dài 20 – 30cm (ống thông niệu đạo) cũng có thể tiêm thẳng thuốc vào diều.
+ Fenotiazin: Dùng 0,5 – 1g/1kg thể trọng trộn lẫn vào thức ăn cho vịt dùng liền trong 5 ngày. Khi cho vịt ăn tránh thả vịt ra ngoài trời nắng to để phòng trúng độc.
+ Piperazin: liều dùng 0,25 – 0,4g/kg thể trọng, trộn vào thức ăn cho vịt ăn 3 – 5 ngày liền.
Nếu không có các thứ hóa chất kể trên có thể sử dụng những nguyên liệu có sẵn ở địa phương để làm thuốc chữa trị các bệnh giun sán cho vịt đạt hiệu quả tốt. Ví dụ:
+ Hạt cau già: ngâm nước cho mềm, thái nhỏ thành từng lát mỏng rang khô, nghiền nhỏ thành bột mịn.
Cách dùng: 5g bột cau già cho vào 100ml nước lã đun sôi 30 phút cho cạn đi còn 60 – 70ml, lộc bã chắt lấy nước trong cho vịt uống từ 1 – 3ml tùy theo vịt lớn nhỏ, yếu khỏe.
Để tránh say thuốc, trước khi cho vịt uống có thể nhỏ vào miệng nó từ 0,5 – 1 ml dung dịch lugôn. Công thức lugôn: Iốt 1g, iodua kali 2g hòa tan trong 1 lít nước.
+ Hạt bí ngô: hạt bí giã nhỏ nấu thành cháo sền sệt cho vịt ăn, vịt lớn 50g, vịt nhỏ 20 – 30g/1kg thể trọng.
+ Tỏi: nấu thành cháo lỏng với tỏi giã nhỏ, liều lượng 1 – 3g cho 4 kg thể trọng.
Ở các cơ sở chăn nuôi tập trung, nuôi công nghiệp hoặc cơ sở giống nên dùng các loại thuốc có hiệu lực tẩy giun sán cao hơn đối với nhiều chủng loại. Ví dụ : Tetramizon; Nebenzon
Hai dạng thuốc nếu đã chế thành dạng hạt 20% thì dùng liều 0,29/1 kg thể trọng trộn lẫn vào thức ăn cho vịt.