23/05/2018, 15:40

Đặc điểm sinh học cây sả

Sả thuộc họ Hòa Thảo, tên khoa học là Cymbopogon nasdus Rendl . Sả là cây thân cỏ, sống được lâu năm. Sả thường mọc thành bụi rậm, thân sả cao khoảng 80 -150 cm. Thân sả hình tròn và được tạo thành bởi các bẹ lá ôm sát vào nhau. Phần gốc sả có nhiều đốt màu tím. Củ sả thực ra là thân sả phình ...

Sả thuộc họ Hòa Thảo, tên khoa học là Cymbopogon nasdus Rendl.

Sả là cây thân cỏ, sống được lâu năm. Sả thường mọc thành bụi rậm, thân sả cao khoảng 80 -150 cm. Thân sả hình tròn và được tạo thành bởi các bẹ lá ôm sát vào nhau. Phần gốc sả có nhiều đốt màu tím. Củ sả thực ra là thân sả phình to ra và nổi lên trên mặt đất. Củ sả có màu xanh nhạt, thuôn dài. Lá sả hẹp, dài giống như lá lúa, mép lá có răng cưa nhỏ, đầu lá cong. Hoa sả có nhiều bông nhỏ, không có cuống.

Sả có thể sống lâu năm nhờ vào bộ rễ. Rễ sả phát triển khoẻ, hút chất tốt, rễ ăn sâu…

Trồng sả

Ứng dụng cây sả

Sả cũng là loại cây gia vị dùng được trong món ăn và làm các vị thuốc.

Để luộc ốc người ta bỏ sả vào, món thịt chó cũng phải cần đến sả. Sả rang khô với mắm muối có thể thành món ăn mặn trong các ngày rét đậm.

Ở sả có một mùi thơm đặc biệt, tinh dầu của sả có chất xitral mang mùi chanh nên rất thơm. Người ta thường nấu sả với các loại lá khác để xông cảm, làm nước tắm cho thơm. Dầu sả trên vào xà phòng có thể giữ mùi thơm.

Tinh dầu sả có tác dụng tốt cho tiêu hoá, có thể đuổi muỗi, đuổi rắn. Lá sả có thể dùng để đun nước uống, củ sả có tác dụng lợi tiểu, chữa cảm sốt.

0