23/05/2018, 15:40

Côn trùng và dịch hại cây đu đủ

Tìm hiểu một số loại côn trùng và dịch hại cây cùng biện pháp phòng, ngừa, trị bệnh cho cây đu đủ. Rệp sáp Thường là loại rệp có màú trắng xám phát triển nhiều trong mùa nắng. Rệp có kích thước 2 – 3 mm, bám sát vào ngọn thân, lá, trái, bông… chích hút nhựa cây, lá làm trái kém phát ...

Tìm hiểu một số loại côn trùng và dịch hại cây cùng biện pháp phòng, ngừa, trị bệnh cho cây đu đủ.

Rệp sáp

Thường là loại rệp có màú trắng xám phát triển nhiều trong mùa nắng. Rệp có kích thước 2 – 3 mm, bám sát vào ngọn thân, lá, trái, bông… chích hút nhựa cây, lá làm trái kém phát triển và dễ bị nấm bồ hóng.

Có thể phun các loại thuốc trừ sâu như Vitashield 40 EC theo nồng độ khuyến cáo. Phun sớm khi rệp còn ở tuổi nhỏ (còn non) và mật số còn thấp mới có hiệu quả tốt. Quả đu đủ bị dịch hạiQuả đu đủ bị dịch hại

Rệp dính

Đeo bám, chích hút ở trái, đọt non hoặc ở mặt dưới lá. Phòng trị như đối với rệp sáp.

Nhện đỏ (rầy lửa)

Có thể có nhiều loại gây hại trên đu đủ, thường phát triển và gây hại nặng trong mùa nắng do mật số tăng cao và nhanh,

Nhện có màu hồng lợt đến đỏ sậm, rất nhỏ (dưới lmm) nên phải quan sát kỹ mới phát hiện được, thường bám ở mặt dưới lá và trên trái. Nơi bị chích hút nặng lá bị vàng loang lổ từng đốm nhỏ, sau đó bị cháy đi. Khi bị nặng, cả lá có thể cháy. Phòng trị bằng các loại thuốc đặc trị nhện như Danitol, hoặc các loại thuốc khác như Vectimec, Comite theo nồng độ khuyến cáo. Các thuốc trừ bệnh như Kumulus 80DF (25 gr/8 lít, không vượt quá liều khuyến cáo) – lưu huỳnh (canxi polysulíure) cũng hạn chế được nhện đỏ.

Ruồi đục trái

Thường chỉ gây hại nặng khi trái để chín cây.

Ruồi đục vào trái để đẻ trứng, giòi nở ra gây thối trái. Để ngăn ngừa nên thu hoạch sớm khi trái đủ già.

0