23/05/2018, 15:18

Chọn giống vịt để nuôi vịt trên khô

Xác định giống vịt để nuôi trên khô Từ trước đến nay nông dân chăn nuôi thường theo tập quán và theo phong trào. Chưa từng lúc nào đặt ra câu hỏi cho mình là nuôi con đó bán ở đâu và bán cho ai? Để giải quyết vấn đề này người dân cần phải trả lời câu hỏi sản phẩm chăn nuôi của mình dùng để làm ...

Xác định giống vịt để nuôi trên khô

Từ trước đến nay nông dân chăn nuôi thường theo tập quán và theo phong trào. Chưa từng lúc nào đặt ra câu hỏi cho mình là nuôi con đó bán ở đâu và bán cho ai? Để giải quyết vấn đề này người dân cần phải trả lời câu hỏi sản phẩm chăn nuôi của mình dùng để làm gì? ở đâu cần và bán nó cho ai?

Chính vì vậy người chăn nuôi phải xác định được đối tượng của mình chăn nuôi, sản phẩm của nó phải được người sử dụng cần, như vậy sản phẩm mới dễ bán và mới trở thành hàng hoá được, Phải nuôi những loại mà sản phẩm của nó, xã hội đang cần chứ không phải nuôi những loại mà mình cần nuôi. Đồng thời phải chọn những đối tượng để phù hợp với điều kiện chăn nuôi của gia đình mình. Chọn những đối tượng nuôi phù hợp với tập quán nuôi, tập quán sử dụng sản phẩm, thì khi có sản phẩm mới dễ sử dụng, dễ bán. Như vậy mới có hiệu quả.

Phải đa dạng hoá : trong gia đình nuôi 2 – 3 giống vịt khác nhau với nhiều hướng sản xuất khác nhau cung cấp cả thịt và trứng. Làm được như thế nguồn sản phẩm chăn nuôi sẽ đa dạng, nó sẽ hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Có nhiều mục đích nuôi khác nhau:

– Nuôi để sử dụng lấy thịt: Nuôi những giống có khả năng tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, thịt thơm ngon.

– Nuôi để sử dụng lấy trứng: Nuôi những giống đẻ nhiều trứng, khối lượng cơ thể nhỏ, khả năng tận dụng thức ăn tốt.

– Nuôi với mục đích kiêm dụng: sử dụng lấy cả thịt và trứng. Nuôi những con có khối lượng vừa phải đồng thời có khả năng đẻ trứng tương đối nhiều.

Khi nuôi phải chọn đúng giống đúng chủng loại đẻ nuôi. Nếu nuôi con bỏ mẹ phải mua từ những cơ sở nuôi giữ giống ông bà, nếu nuôi con thương phẩm phải lấy từ những đàn giống bố mẹ. Không nên tận dụng những đàn thương phẩm để nuôi làm đàn bố mẹ sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất sau này kể cả giống vịt chuyên trứng và chuyên thịt.

Các phương thức nuôi vịt trên khô

Các phương thức nuôi vịt rất phong phú mặc dù vịt là thủy cầm, nhưng vẫn nuôi được vịt có hiệu quả theo phương thức nuôi khô hoàn toàn không cần nước bơi lội, chỉ cần nước uống. Nếu nuôi vịt có nước bơi lội mà không tận dụng được thức ăn thì nuôi vịt trên khô sẽ giảm được chi phí đồng thời sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng thịt và trứng. Nuôi vịt trên khô gỉam được chi phí từ 20 – 30gam thức ăn/quả trứng, đồng thời những nơi có vườn cây thì đều sử dụng được cho việc nuôi vịt, nuôi vịt được ở cả trên những vườn cây ăn quả và cây lâu năm. Khi nuôi vịt trên vườn cây vừa đảm bảo cho cỏ đỡ mọc, đồng thời nguồn phân của vịt thải ra sẽ đảm bảo cung cấp một nguồn dinh dưỡng cho cây, cây cũng tạo bóng mát cho vịt khi trời nóng bức.

Phương thức nuôi vịt kết hợp với trồng cây

Khi nuôi vịt trên vườn cây phải lưu ý:

+ Vườn cây phải có độ dốc thích hợp để không bị đọng nước khi trời mưa làm mất vệ sinh cho vịt. Vườn cây cũng không được dốc quá làm khó khăn cho việc đi lại của vịt và đặc biệt đối với vịt sinh sản sẽ khó khăn cho việc giao phối.

+ Vườn cây phải có độ cao của cây phù hợp: cây có độ cao trên 1m, nếu cây thấp quá vịt sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây đặc biệt là làm hỏng chồi và lá cây.

Với phương thức nuôi vịt trên khô đối với những vùng không có sông ngòi và ao hồ văn tiến hành chăn nuôi được vịt cho năng suất và chất lượng.

nuoi vit tren khonuoi vit tren kho

Phương thức nuôi vịt nhốt trong chuồng

Đây là phương thức nuôi công nghiệp: nuôi nền; sàn cần chú ý:

– Chuồng phải cỏ độ thông thoáng tốt để không làm xấu đi tiểu khí hậu chuồng nuôi.

– Những vị trí đặt máng uống cũng phải thoát nước nhanh vì khi vịt uống hay vảy nước.

Phương thức nuôi vịt nhốt trong chuồng có sân chơi

Khi nuôi có sân chơi phải láng xi măng cát hoặc lát gạch để hàng ngày tiện cho việc rửa và làm vệ sinh. Diện tích sân chơi phải gấp 2 – 3 lần diện tích chuồng nuôi.

Máng ăn để trong chuồng nuôi, máng uống để ngoài sàn chơi. Mùa hè phải có bóng râm hoặc che nắng cho máng uống.

Nuôi vịt không theo mùa vụ

Truyền thống của người nông dân Việt Nam nuôi vịt thường theo mùa vụ để tận dụng đồng, như vậy sản phẩm sản xuất ra lại tập trung vào một thời điểm quá nhiều hoặc có thời điểm lại quá ít. Khi nhiều thì người sử dụng không hết, bán với giá rẻ nên hiệu quả sẽ không cao. Khi hết vụ thì không có sản phẩm để sử dụng hoặc khi giá cao thì không có sản phẩm để bán. Để đảm bảo cho sản phẩm sản xuất ra có đều quanh năm và không tập trung quá nhiều vào cùng một thời điểm, người chăn nuôi nên nuôi các đàn vịt ở các mùa khác nhau. Mặc dù nuôi trái vụ năng suất có giảm kể cả nuôi lấy trứng hoặc nuôi lấy thịt nhưng tính hiệu quả kinh tế lại cao hơn, đồng thời khi tiêu thụ sản phẩm ở thời điểm trái vụ rất dễ bán.

Khai thác hết khả năng sản xuât của các đàn vịt sinh sản

Đối với vịt sinh sản, ngưòi nông dân nuôi vịt có thể khai thác 1, 2, 3 năm; có người đã nuôi vịt đẻ đến 4 năm. Mặc dù khai thác đến mấy năm đẻ nhưng người chăn nuôi phải biết dừng ở thời điểm nào thì sẽ có hiệu quả.

Với vịt chuyên thịt cho vịt đẻ 2 năm thì năm đẻ thứ nhất cho vịt đẻ 40 tuần, đến năm đẻ thứ hai chỉ cho vịt đẻ 30 tuần.

Với vịt chuyên trứng cao sản khi cho vịt đẻ 2 năm thì ở năm đẻ thứ nhất cho vịt đẻ 52 tuần, đến năm thứ 2 chỉ cho vịt đẻ 40 tuần. Vịt sinh sản chỉ nên cho đẻ 2 năm, không nên cho đẻ tiếp vì khi cho đẻ từ năm đẻ thứ 3 trở đi năng suất trứng và chất lượng trứng giảm rất nhiều, do đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho người nuôi vịt.

Khi cần nuôi cho vịt đẻ 2 năm thì sau khi kết thúc năm đẻ thứ nhất tiến hành dập vịt cho vịt nghỉ đẻ từ 7 – 8 tuần thì mới tiến hành cho vịt đẻ năm đẻ thứ 2.

Khi dập vịt đẻ có 2 cách dập khác nhau:

+ Dập dợm: (hạn chế cho ăn) cho vịt nhịn ăn và nhịn uống 2 ngày, sau đó cho vịt ăn như giai đoạn nuôi vịt hậu bị (giai đoạn nuôi cầm xác). Đối với phương thức này khi dập thì không hại đến đàn vịt, những sau khi dập vịt thì vẫn còn một số con đẻ rải rác, đổng thời khi vịt trở lại năm đẻ thứ 2 thì tỷ lệ đẻ tăng không nhanh vì từng con vịt sẽ và mọc lông không đồng loạt.

+ Dập nhổ lông cánh và lông đuôi bắt buộc: cũng tiến hành cho vịt nhịn ăn, nhịn uống 2 ngày sau đó tiến hành nhổ toàn bộ lông ống ở cánh và đuôi, sau đó cho vịt ăn như giai đoạn nuôi vịt hậu bị (giai đoạn nuôi cầm xác). Đối với phương thức này khi dập nhổ lông ảnh hưởng đến đàn vịt, nhưng sau khi dập vịt thì đồng loạt vịt ngừng đẻ, đồng thời khi vịt trở lại năm đẻ thứ 2 thì tỷ lệ tăng nhanh vì toàn bộ đàn vịt được thay lông đồng loạt và như vậy, khi mọc trở lại sẽ mọc lông đồng loạt.

0