23/05/2018, 15:20

Chọn trâu bò theo các hướng sản xuất khác nhau

Các chỉ tiêu và cách chọn trâu bò Xem răng định tuổi Trong chăn nuôi trâu bò, việc xác định tuổi rất quan trọng. Nó cho phép ta phân loại trâu bò, chọn trâu bò theo các mục đích khác nhau. Trâu bò đều có 32 răng, trong đó có 8 răng cửa và 24 răng hàm. Hàm trên không có răng cửa. Người ta có ...

Các chỉ tiêu và cách chọn trâu bò

Xem răng định tuổi

Trong chăn nuôi trâu bò, việc xác định tuổi rất quan trọng. Nó cho phép ta phân loại trâu bò, chọn trâu bò theo các mục đích khác nhau.

Trâu bò đều có 32 răng, trong đó có 8 răng cửa và 24 răng hàm. Hàm trên không có răng cửa.

Người ta có thể xác định được tương đối đúng tuổi của trâu bò khi căn cứ vào sự biến đổi của bộ răng, như: sự xuất hiện và bào mòn răng cửa giữa, sự thay thế răng sữa bằng răng vĩnh cửu, sự thay đổi hình dạng mặt phía trên của răng vĩnh cửu, sự xuất hiện răng hàm vĩnh cửu và sự thay thế răng hàm sữa bằng răng hàm vĩnh cửu.

Việc xem răng định tuổi bảo đảm độ chính xác cao hơn khi trâu bò được từ 2 đến 5 năm tuổi, so với trâu bò già.

Muốn xem răng định tuổi trâu bò thì phải căn cứ vào 3 thời kỳ: mọc răng, thay răng và mòn răng.

+ Xem răng định tuổi trâu:

– Mọc răng: Ở nghé, hiện tượng mọc răng diễn ra chậm, phải một tuần sau khi đẻ nghé mới có 2 đôi răng cửa sữa giữa và phải 2 – 3 tháng sau mới có đủ 8 răng cửa sữa.

Thay răng: Khi trâu đạt tới tuổi nhất định thì răng sữa được thay bằng răng vĩnh cửu. Trình tự thay các răng cửa hàm dưới của trâu như sau:

Vào khoảng 3 tuổi: thay 2 răng cửa sữa giữa.

Vào khoảng 4 tuổi:thay 2răngcửa sữa cạnh.

Vào khoảng 5 tuổi: thay 2 răng cửa sữa áp góc.

Vào khoảng 6 tuổi thay 2 răng cửa sữa góc và đủ 8 răng cửa vĩnh cửu.

– Mòn răng: Từ 6 tuổi trở lên, muốn xác định tuổi trâu thì phải căn cứ vào độ mòn của ràng vĩnh cửu.

– Lúc 7 tuổi: tất cả răng cửa đều mòn, 2 răng cửa giữa có vết sỉ tinh dài.

– Lúc 8 tuổi: 2 răng cửa giữa sỉ tinh hình chữ nhật, 2 răng cửa cạnh sỉ tinh hình vệt dài.

– Lúc 9 tuổi: 2 răng cửa giữa sỉ tinh gần vuông, 2 răng cửa cạnh sỉ tinh hình chữ nhật, 2 răng cửa áp góc sỉ tinh hình vệt dài.

– Lúc 10 tuổi: 2 răng cửa giữa sỉ tinh gần tròn, 2 răng cửa cạnh sỉ tinh hình vuông, 2 răng cửa áp góc sỉ tinh hình chữ nhật, 2 răng cửa góc sỉ tinh hình vệt dài.

– Lúc 11 tuổi: 2 răng cửa giữa sỉ tinh tròn hẳn, 2 răng cửa cạnh sỉ tinh gần tròn, 2 răng cửa áp góc sỉ tinh hình vuông, 2 răng cửa góc sỉ tinh hình chữ nhật.

– Lúc 12 tuổi: 2 răng cửa áp góc sỉ tinh tròn hẳn.

– Lúc 13 tuổi: 2 răng cửa góc sỉ tinh tròn hẳn.

– Lúc 14 tuổi: các răng cửa bắt đầu hở và nhìn thấy rõ chân răng.

+ Xem răng định tuổi bò:

Ở bê, hiện tượng mọc răng sớm hơn so với nghé. Bê mới đẻ đã có 2 – 3 đôi răng cửa sữa giữa, sau 20 ngày đã có đủ 8 răng cửa sữa. Trình tự thay răng và mòn răng diễn ra sớm hơn 1 năm. Cụ thể:

– Vào khoảng 2 tuổi: thay 2 răng cửa sữa giữa.

– Vào khoảng 3 tuổi: thay 2 răng cửa sữa cạnh.

– Vào khoảng 4 tuổi: thay 2 răng cửa sữa áp góc.

– Vào khoảng 5 tuổi thay 2 răng cửa sữa góc và đủ 8 răng cửa vĩnh cửu.

– Lúc 6 tuổi: tất cả răng cửa đều mòn, 2 răng cửa giữa có vết sỉ tinh dài.

– Lúc 7 tuổi: 2 răng của giữa sỉ tinh hình chữ nhật, 2 răng cửa cạnh sỉ tinh hình vệt dài. Xem răng định tuổi bòXem răng định tuổi bò

– Lúc 8 tuổi: 2 răng của giữa sỉ tinh gần vuông, 2 răng cửa cạnh sỉ tinh hình chữ nhật, 2 răng cửa áp góc sỉ tinh hình vệt dài.

– Lúc 9 tuổi: 2 răng cửa giữa sỉ tinh gần tròn, 2 răng cửa cạnh sỉ tinh hình vuông, 2 răng cửa áp góc sỉ tinh hình chữ nhật, 2 răng cửa góc sỉ tinh hình vệt dài.

– Lúc 10 tuổi: 2 răng cửa giữa sỉ tinh tròn hẳn, 2 răng cửa cạnh sỉ tinh gần tròn, 2 răng cửa áp góc sỉ tinh hình vuông, 2 răng cửa góc sỉ tinh hình chữ nhật.

– Lúc 11 tuổi: 2 răng cửa áp góc sỉ tinh tròn hẳn.

– Lúc 12 tuổi: 2 răng cửa góc si tinh tròn hẳn.

– Lúc 13 tuổi: cậc răng cửa bắt đầu hở và nhìn thấy ro chân răng.

Tuy nhiên, sự mọc răng, thay răng và mòn răng phụ thuộc vào giống, thức ăn, cách nuôi dưỡng, tình trạng sức khoẻ… Vì vậy, cần xem xét cụ thể các yếu tố đó để nâng cao độ chính xác trong việc định tuổi.

Cách xác định khối lượng cơ thể

Dĩ nhiên, cách xác định khối lượng cơ thể chính xác nhất là dùng cân đại gia súc (có thể dùng cân cơ hoặc cân điện tử). Trong thực tế và nhất là trong điều kiện chăn nuôi nông hộ thì điều này khó thực hiện.

Chúng ta cũng có thể xác định khối lượng trâu bò tương đối chính xác (sai số 5%) bằng cách dùng thước dây đo một số chiều và tính theo công thức (chỉ áp dụng cho trâu bò từ 2 tuổi trở lên):

– Đối với bò: Khối lượng (kg) = 88,4 x VN2 x DTC.

– Đối với trâu: Khối lượng (kg) = 90,0 x VN2 x DTC.

Trong đó:

VN: vòng ngực – chu vi mặt cắt đằng sau xương bả vai (tính bằng m)..

DTC: dài thân chéo – chiều dài từ mỏm xương bả vai đến điểm tận cùng của xương ngồi (tính bằng m).

Ví dụ:

– Một con trâu có vòng ngực là 1,82m, dài thân chéo là 1,25m. Vậy khối lượng của nó sẽ là: Khối lượng = 90,0 X (1,82)2 X 1, 25 = 372kg

– Một con bò có vòng ngực là 1,45m, dài thân chéo là 1,15m. Vậy khối lượng của nó sẽ là: Khối lượng = 88,4 x (1,45)2 x 1,15 = 214kg

Sau khi đo, có thể dùng bảng tra sẵn để biết khối lượng cơ thể.

Một số nước có sản xuất loại thước dây (đã nhập vào nước ta), khi đo các chiều là có thể đọc ngay được kết quả về khối lượng cơ thể.

Cách xác định năng suất sữa của bò

Trong điều kiện chăn nuôi ờ nước ta hiện nay, đa số bò chưa được theo dõi cá thể và hầu như không có sổ sách theo dõi năng suất sữa. Vì vậy, không thể biết chính xác sản lượng sữa của cả chu kỳ, cũng như thời gian tiết sữa mỗi chu kỳ.

Để ước tính sản lượng sữa của một con bò nào đó, ta phải nắm được nó thuộc giống nào, đang đẻ lứa thứ mấy và đang cho sữa tháng thứ mấy. Ở bò, năng suất sữa lớn nhất thu được khi bò cho sữa lứa thứ ba. Bò tơ đẻ lứa 1 chỉ cho năng suất sữa bằng 75% năng suất sữa của bò cái trưởng thành. Ở bò đẻ lứa thứ hai, năng suất sữa bằng 85% năng suất sữa của bò cái lứa thứ ba. Khi bò mới đẻ, lượng sữa tiết ra còn ít. Lượng sữa tăng dần và đạt cực đại vào tuần thứ 8 – thứ 10 sau khi đẻ (chính xác hơn là năng suất sữa đạt cực đại vào cuối khoảng 1/5 đầu tiên của thời gian tiết sữa), sau đó năng suất sữa giảm dần. Năng suất sữa giảm một cách đều đặn, với một hệ số ổn định khoảng 90%, tức là năng suất sữa của một tuần nào đó sẽ bằng 90% năng suất sữa sản xuất ra ở tuần trước đó.

Dựa vào tỷ lệ phần trăm sản lượng sữa từng tháng so với tổng sản lượng sữa cả chu kỳ và trên cơ sở lượng sữa thực tế vắt được vào một ngày nào đó tại thời điểm theo dõi, ta có thể ước lượng được tương đối chính xác sản lượng của con bò sữa đó.

Tỷ lệ phần trăm sản lượng sữa từng tháng so với tổng sản lượng sữa cả chu kỳ của ba nhóm giống bò (Theo Đinh Văn Cai và CS.-1997) Tỷ lệ phần trăm sản lượng sữa từng tháng so với tổng sản lượng sữa cả chu kỳ của ba nhóm giống bòTỷ lệ phần trăm sản lượng sữa từng tháng so với tổng sản lượng sữa cả chu kỳ của ba nhóm giống bò

Ví dụ:

Nếu trong ngày theo dõi, ta vắt được 15kg sữa của một con bò lai F2 (3/4 HF) mà nó đang trong tháng tiết sữa thứ 4, thì sản lượng của cả chu kỳ sẽ là:

Sản lượng sữa (kg/chu kỳ 300 ngày) = (15kg x 30 ngày)/ 12,0% = 3.750kg

Nếu là bò Lai Sind, đang tiết sữa tháng 5 và vào ngày theo dõi ta vắt đuợc 6kg, sản lượng sữa cả chu kỳ của con bò này là:

Sản lượng sữa (kg/chu kỳ 300 ngày) = (6kg x 30 ngày)/11,0% = 1.636kg

Có một phương pháp khác để xác định năng suất sữa của bò, tuy có phức tạp hơn nhưng bảo đảm độ chính xác cao hơn (sai số khoảng 3 – 5% so với cân sữa hàng ngày):

Mỗi tháng tiến hành cân sữa hai lần vào ngày mùng 1 và 15, lấy trung bình của hai lần cân và sau đó nhân với số ngày từ lần cân thứ nhất đến lần cân thứ hai thì ta sẽ được lượng sữa do con bò đó tiết ra trong thời gian tương ứng. Nếu ta bắt đầu theo dõi ngay từ khi bò cho sữa và cộng tất cả lại sẽ được lượng sữa thực tế của cả chu kỳ.

Ví dụ:

Vào ngày mùng 1 ta cân được 16kg sữa, vào ngày 15 lượng sữa vắt được là 14kg. Lượng sữa của cả giai đoạn là:

(16kg + 14kg) /2 x 15 ngày = 225kg

Chú ý: Vào nửa thứ hai của tháng ta cũng làm tương tự và lấy luôn lượng sữa của ngày 15 làm lượng sữa của lần cân thứ nhất.

xac dinh nang suat sua cua bo

Cách quy đổi tỷ lệ mỡ sữa của bò

Tỷ lệ mỡ sữa là một trong những chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn bò sữa. Thực tế, tỷ lệ mỡ sữa rất khác nhau giữa các cá thể và giữa các giống bò. Chúng ta có thể gặp trường hợp hai con bò với các chỉ tiêu tuyển chọn tương đương nhau nhưng năng suất sữa và tỷ lệ mỡ sữa lại khác nhau, chúng ta phải áp dụng công thức quy đổi của Gaines để đưa về cùng tỷ lệ mỡ sữa:

Kg sữa với 4% chất béo = kg sữa với T% chất béo x (0,4 + 0,15 x T).

Ví dụ: bò sữa A sản xuất ra 12kg sữa với 3,5% chất béo và bò sữa B chỉ sản xuất ra 10kg sữa nhưng với 4,0% chất béo. Ta phải quy đổi 12kg sữa sản xuất ra với 3,5% chất béo thành sữa với 4% chất béo:

12 kg x (0,4 + 0,15 x 3,5) = 11,1kg sữa với 4% chất béo.

Như vậy bò sữa A “tốt” hơn bò sữa B.

Cách chọn trâu bò theo ngoại hình và sự phát triển cơ thể

Phương pháp này dựa trên cơ sở quan sát trâu bò, tốt nhất là quan sát nó đang gặm cỏ trên bãi chăn hoặc đang đi lại trên sân chơi.

Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, những con trâu bò bệnh tật và còi cọc thì khi lớn lên sẽ không thể là những con trâu bò tốt. Chính vì vậy, khi chọn trâu bò ta phải chọn những con lớn nhanh, khoẻ mạnh. Khối lượng cơ thể của trâu bò phải phù hợp với từng độ tuổi và với giống tương ứng. Bằng quan sát, ta có thể biết được tình trạng phát triển cơ thể và thậm chí có thể ước lượng được khối lượng của nó.

Cách chọn trâu bò theo hệ phả

Tức là dựa vào các tính năng sản xuất của ông, bà, bố, mẹ. Điều này chỉ có thể tiến hành được một khi cớ sự ghi chép đầy đủ, chính xác lý lịch, tăng trưởng cơ thể, năng suất và chất lượng sữa của từng con, qua từng thế hệ.

Chọn trâu bò cày kéo

Trâu cày kéo tốt phải trường mình, vạm vỡ, chân cao, đầu to vừa phải và hơi dài, mặt gân guốc, cổ mập và ngắn, tai rộng (tai lá mít), mắt ốc nhồi, hàm răng trắng đều. U vai phát triển mạnh (đặc biệt là ở con đực). Ngực và vai nở nang, bụng tròn, phát triển cân đối (dạ bình vôi). Ngoài ra, cần chú ý đến tứ chi; chân phải chắc, khoẻ để vừa có khả năng kéo lại vừa có sức đẩy. Ống chân trước hơi dài và to. Móng gọn, khít và không doãng ra. Sau khi chọn theo ngoại hình, cần xem xét đến tính tình và phải thử khả năng làm việc trên đồng ruộng. Cần chọn những con hiền lành, dễ điều khiển và có khả năng làm việc tốt.

Trâu cày được chia làm ba loại: loại A (loại đặc biệt), loại B (loại tốt) và loại C (loại trung bình).

Trâu loại A: là những con tuổi từ 3 đến 8. Ở giai đoạn thay răng nặng 350kg trở lên. Cơ thể béo tốt, nở nang, cân đối giữa các bộ phận. Không có bệnh tật và dị tật ảnh hưởng đến khả năng cày kéo. Nhanh nhẹn, thuần tính, dễ điều khiển và huấn luyện.

Trong một ngày có khả năng cày ruộng ải được 1260 – 1440m², cày dầm được 1620 – 1800m².

Trâu loại B: khối lượng cơ thể thấp hơn so với trâu loại đặc biệt, cụ thể là khi thay hai răng đạt từ 280kg trở lên. Đi sâu vào từng phần thì có kém hơn loại đặc biệt, ví dụ về khả năng cày kéo: cày ải từ 900 – 1080m², cày dầm 1260 – 1440m².

Trâu loại C: cũng là những con béo, khoẻ. Khi thay hai răng phải có khối lượng từ 260kg trở lên và khi thay đủ 8 răng nậng trên 350kg. Trong ba phần: đầu, mình, chân thì phần mình và chân phải tương đương với loại tốt, còn phần đầu và khối lượng cơ thể có kém hơn. Ví dụ: trán hơi lép, sừng không cân đối với đầu, mí mắt dày, răng hơi vàng, cổ hơi dẹp, đuôi hơi ngắn, chiều cao không cân đối với chiều dài. Chân có móng to, kém dày. Khả năng cày ải một ngày: 540 – 720m², cày dầm: 900 – 1080m².

Chọn trâu bò nuôi lấy thịt

Khi chọn trâu bò nuôi lấy thịt cần dựa vào ngoại hình, hình dạng cơ thể, phải chú ý đến khả năng lợi dụng thức ăn, khả năng tăng trọng, vỗ béo cũng như tỷ lệ thịt và cả phẩm chất thịt.

Viêc lựa chọn theo ngoại hình, hình dạng cơ thể rất quan trọng. Bởi vì những con có cư bắp phát triển, tầm vóc cân đối, mập mạp có khả năng sản xuất thịt cao. Những giống bò thịt chuyên dụng thường có hình dạng khối hộp chữ nhật với chiều dài thân mình gần gấp đôi chiều rộng. Bộ xương kết cấu không thô. Đầu nhỏ, ngắn và rộng. Chân ngắn, đùi rộng và mập. Các cơ bắp của vai, mông, đùi phát triển. Ngực nở tròn và có ức xệ xuống.

Trâu bò nuôi thịt phải có khả năng lợi dụng tốt thức ăn, có khả năng tăng trọng, tích luỹ mỡ cao trong thời gian vỗ béo. Tỷ lệ thịt cao cũng là một chỉ tiêu quan trọng, bỏi vì nó là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi lấy thịt.

Bê nuôi thịt phải đạt những chỉ tiêu sau đây:

– Có khối lượng sơ sinh lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, nhưng phát dục chậm.

– Bộ xương của bê có khối lượng trung bình.

– Các cơ bắp nổi rõ, khít nhau và có độ dài.

Chọn bò nuôi lấy sữa

Các kết quả nghiên cứu và thực tế chỉ ra rằng, ở nước ta, trừ một số vùng như Mộc Châu (Sơn La), Đức Trọng (Lâm Đồng) có khí hậu mát mẻ, còn những nơi khác, do khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm, nhiệt độ bình quân hàng năm trên 21°C, nên tốt nhất là nuôi bò Lai Sind, bò lai F1 (1/2 máu HF), F2 (3/4 máu HF) để lấy sữa. Tức là nên khống chế tỷ lệ máu bò Holstein Friesian ở mức dưới 75%. Bởi vì bò sữa có tỷ lệ máu Holstein Friesian càng cao (bò F3, F4 – 7/8 và 15/16 máu bò HF, bò Holstein Friesian thuần) thì càng kém chịu đựng được điều kiện nóng ẩm và kham khổ do thiếu thốn thức ăn. Khi nhiệt độ lên trên 34°C bò có lỷ lệ máu Holstein Friesian cao thường thở dốc, xù lông, năng suất sữa giảm. Mặt khác, tỷ lệ nhiễm bệnh tăng, đạc biệt là các bệnh ký sinh trùng đường máu và bệnh .

Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không thể nuôi được bò sữa có tỷ lệ máu Holstein Friesian cao. Những gia đình có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi, có các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và chuồng trại thật tốt vẫn hoàn toàn có thể nuôi được loại bò này.

Dù nuôi loại bò nào, việc chọn một con bò sữa tốt là rất quan trọng. Bò sữa tốt là loại có cơ thể ”hình cái nêm”, thân sau phát triển hơn thân trước, đầu thanh, nhẹ, mồm to, mũi to, cổ dài vừa phải, sườn nở, ngực sâu, hông rộng. Các đầu xương nhìn rõ. Vai, lưng và hông không võng và rộng dần về phía xương chậu, mông phẳng, rộng và dài. Bốn chân khoẻ, chân sau thấp hơn chân trước, không chụm khoeo. Bầu vú cân đối, phát triển nhưng không chảy, bốn núm vú dài, to vừa phải và đều đặn. Tĩnh mạch vú to, dài, có nhiều nếp gấp khúc. Sau khi vắt sữa, sờ vào vú thấy mềm mại, chứng tỏ vú thuộc ”dạng tuyến”, các nang tuyến phát triển, chứ không phải “dạng thịt”, nhiều mô liên kết (khi sờ vào thấy rắn).

Tính tình và khả năng vắt sữa của con bò cũng rất quan trọng. Nên chọn những con bò hiền lành, dễ gần. Đối với những con bò đã đẻ, ngoài tính tình hiền lành ra, cần chú ý chọn những con dễ vắt sữa, sữa xuống nhanh.

Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn bò nuôi lấy sữa ta phải cân nhắc giữa các chỉ tiêu. Có thể có những con bò khối lượng cơ thể thấp, ngoại hình không được đẹp lấm, nhưng sản lượng sữa cao thì cũng nên chọn. Ngược lại, có những con ngoại hình đẹp, nhưng cho ít sữa hoặc tính tình dữ dằn thì cũng không nên lựa chọn.

Trần Anh Mỹ viết 00:41 ngày 18/06/2022

Bài viết rất hay. Tôi xin cho một bài viết về chiều cao của Trâu Bò theo độ tuổi, để dự đoán trước tầm cỡ của bê nghé. Nhờ đó, tôi coi răng của một con nghé, rồi đo chiều cao của nó, tôi có thể biết nó có thể cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu. 

Người ta nghiên cứu về Ngựa, thì thấy nó mọc cẳng chân trước, rồi đùi, rồi vai, xương lưng, cuối cùng là xương cổ. Từ xa, thấy con ngựa cổ dài, thì nó đã già, nhưng cổ chưa dài lắm, mà lưng dài, thì chỉ hơi già thôi. Ngựa non, thì lưng phải ngắn. Vì thế mới có câu "Ngưu trường, Mã đoản" để nói ngựa non thì chạy nhanh, nhưng trâu phải trung tuổi mới khỏe.

Cụ thể Ngựa cai sữa 6 tháng, thì đây là lúc thiến, cũng là lúc cẳng chân trước đã đủ dài, và chiều dài từ giữa đầu gối chân trước đến da thịt sát móng bằng 1/4 chiều cao Ngựa sau khi lớn hết cỡ. Ngựa ta cao nhất 120cm, thì cẳng chân 7 tháng tuổi là 30cm. Ngựa đua cao 160cm, thì cẳng chân 40cm. Ngựa kéo xe Âu Mỹ cao 180 đến 200cm, thì cẳng chân là 45cm đến 50cm.

Có lẽ Trâu và Bò cũng phát triển như Ngựa, nhưng có thể chậm hơn. Ví dụ, có thể Bò thì 8 tháng, còn Trâu thì 1 năm, cẳng chân trước sẽ không mọc cao thêm nữa. Chỉ cần biết hệ số chiều cao và cẳng chân trước của Trâu và của Bò, ta có thể dự đoán được chiều cao trưởng thành của con vật đó.

Trần Anh Mỹ viết 00:42 ngày 18/06/2022

Bài viết rất hay. Tôi xin cho một bài viết về chiều cao của Trâu Bò theo độ tuổi, để dự đoán trước tầm cỡ của bê nghé. Nhờ đó, tôi coi răng của một con nghé, rồi đo chiều cao của nó, tôi có thể biết nó có thể cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu. 

Người ta nghiên cứu về Ngựa, thì thấy nó mọc cẳng chân trước, rồi đùi, rồi vai, xương lưng, cuối cùng là xương cổ. Từ xa, thấy con ngựa cổ dài, thì nó đã già, nhưng cổ chưa dài lắm, mà lưng dài, thì chỉ hơi già thôi. Ngựa non, thì lưng phải ngắn. Vì thế mới có câu "Ngưu trường, Mã đoản" để nói ngựa non thì chạy nhanh, nhưng trâu phải trung tuổi mới khỏe.

Cụ thể Ngựa cai sữa 6 tháng, thì đây là lúc thiến, cũng là lúc cẳng chân trước đã đủ dài, và chiều dài từ giữa đầu gối chân trước đến da thịt sát móng bằng 1/4 chiều cao Ngựa sau khi lớn hết cỡ. Ngựa ta cao nhất 120cm, thì cẳng chân 7 tháng tuổi là 30cm. Ngựa đua cao 160cm, thì cẳng chân 40cm. Ngựa kéo xe Âu Mỹ cao 180 đến 200cm, thì cẳng chân là 45cm đến 50cm.

Có lẽ Trâu và Bò cũng phát triển như Ngựa, nhưng có thể chậm hơn. Ví dụ, có thể Bò thì 8 tháng, còn Trâu thì 1 năm, cẳng chân trước sẽ không mọc cao thêm nữa. Chỉ cần biết hệ số chiều cao và cẳng chân trước của Trâu và của Bò, ta có thể dự đoán được chiều cao trưởng thành của con vật đó.

0