23/05/2018, 15:18

Chăm sóc đàn cừu

Công việc chăm sóc đàn cừu tuy không quá nhiêu khê, cũng không nặng nhọc khó khăn lắm, nhưng đòi hỏi người làm công việc này cần phải có kinh nghiệm trong nghề mới mong hoàn thành tốt được. Vẫn biết giống cừu dễ nuôi, thức ăn cũng dễ kiếm, lại sinh sản nhanh, mà những sản phẩm do cừu mang lại ...

Công việc chăm sóc đàn cừu tuy không quá nhiêu khê, cũng không nặng nhọc khó khăn lắm, nhưng đòi hỏi người làm công việc này cần phải có kinh nghiệm trong nghề mới mong hoàn thành tốt được.

Vẫn biết giống cừu dễ nuôi, thức ăn cũng dễ kiếm, lại sinh sản nhanh, mà những sản phẩm do cừu mang lại như thịt, sữa, len, lúc nào cũng có giá cao trên thị thường, nhưng nếu coi nhẹ trong khâu chăm sóc từ cừu sơ sinh cho đến cừu trưởng thành, thì việc chăn nuôi cừu cũng dễ dàng gặp thất bại. Vì vậy, nuôi cừu chẳng ai dám coi thường khâu chăm sóc cả.

Chăm sóc cừu sơ sinh

Cừu con mới lọt lòng mẹ, đa số yếu sức và khờ khạo. Nếu trong tuần lễ đầu, nhất là trong vài ba ngày đầu mà không được chủ nuôi quan tâm chăm sóc kỹ, sự hao hụt chắc không tránh được. Những cừu mẹ đẻ ngoài bãi chăn, hoặc đêm hôm đẻ trong chuồng mà chủ không hay biết, gặp trường hợp đẻ khó thì cả con lẫn mẹ khó tránh được mạng vong. Do lẽ đó, bất cứ người nuôi cừu nào cũng mong muốn biết rõ ngày cừu phối giống hầu đoán được ngày sinh của nó để đỡ đẻ cho an loàn.

Với những con cừu sơ sinh quá yếu và quá khờ đến nỗi không biết cách ngậm vú mẹ để bú, để cứu sống nó không phải là việc dễ dàng! Lúc đầu có thể đút lừng muỗng nhỏ bằng chính sữa mẹ của nó để… sống cầm hơi, vài ba ngày sau nếu vẫn còn khờ thì tập cho nó bú bình…Những cừu con quá yếu và khờ như vậy, ta không những cả ngày chỉ bận rộn cho nó bú mà còn phải lo sưởi ấm cho nó nữa. Trong cả bầy đàn lớn, ngày nào cũng có cừu đẻ, cho ên việc chăm sóc ở khâu này chiếm mất rất nhiều thời gian…

Cắt đuôi cừu con

Một số người nuôi cừu ở nước ta bắt chước cách nuôi cừu tại nhiều nước phương Tây, chờ cừu con được một hai tuần tuổi là cắt cụt đuôi. Việc làm này trước mắt có hai điều lợi: phần mông sau gồm vú và đùi được sạch sẽ vì phân cừu không bị khúc đuôi phe phẩy dính vào. Cái lợi thứ hai là khi chúng phối giống đem lại kết quả cao.

Sở dĩ người ta cắt đuôi cừu vào tuổi này vì da thịt nó còn non, ít đau và chóng lành.

Muốn cắt đuôi cừu ta nên tuần tự làm những việc sau đây:

– Dùng kéo bén cắt trụi lông đuôi.

– Kéo da lên phía cậy đuôi rồi cột đây cho chặt trên chỗ định cắt.

– Dùng dao hoặc kéo bén đặt vào giữa khớp xương đuôi mà cắt (tránh phạm xương, vừa gây đau vừa lâu lành).

– Sát trùng kỹ vết cắt, và chừng 1 giờ sau đó tháo dây cột ở cậy đuôi ra như vậy vết cắt không còn chảy máu nữa.

Mang vòng số

Chỉ với cừu cái nuôi sinh sản ta mới mang vòng số cho nó để dễ kiểm soát. Nếu nuôi với số lượng chỉ mươi con trở lại, ta có thể đặt tên cho mỗi cá thể, nhưng nuôi với số lượng quá nhiều thì chỉ có việc mang vòng số vào cổ cho chúng mới kiểm soát chúng kỹ được.

Do mỗi con có một vòng số, và con số đó được ghi trong sổ lý lịch, nên sau một thời gian nuôi dưỡng, con cừu nào tốt xấu ra sao ta biết rất rõ, để rồi căn cứ vào đó mà đi đến quyết định nuôi tiếp hay loại thải…

Dùng dây kẽm loại lớn làm một cái vòng vừa khít với cổ cừu. Luồn vào cái vòng đó mội cái thẻ bằng gỗ, bằng mica, hay bằng tôn, có bề cạnh 3cm x 3cm, trên đó viết hay khắc một con số, bắt đầu từ số 001, và con kế mang số 002…

Những cừu cái tơ sắp đến tuổi động dục bắt đầu cho mang vòng số là vừa.

cham soc dan cuu

Cắt lông

Lông cừu bán rất được giá, nhưng đó là ở xứ người. Ở nước ta, từ trước đến nay, do số lượng cừu nuôi ít, lại nuôi rải rác nên chưa ai nghĩ đến mối lợi này. Tuy vậy, mỗi năm ta cũng phải cắt lông cừu một hai lần, nhất là vào mùa nắng nóng, nhờ đó mà cừu sống khỏe, ít bệnh tật.

Tắm nước

Cừu không sợ nước như dê, nhưng trong lần đầu được dội nước lên mình để tắm mát, nhiều con cũng hoảng hốt vùng chạy. Thế nhưng, khi đã tắm quen vài lần thì chúng lại ưa tắm.

Do bộ lông cừu dày nên dễ tích tụ cát bụi, lấm láp phân và nước tiểu của chính nó nên không tắm chải rất hôi hám khó chịu. Mặt khác, đây cũng là nơi cư ngụ lý tưởng cho các loài ký sinh trùng như rận, ve chích hút máu cừu mà sống. Vì vậy, vào mùa nắng, mỗi tuần nên tắm cho cừu ít nhất một lần. Không cần thiết phải tắm bằng xà bông, chỉ cần tắm với nước sạch với bàn chải cũng giúp bộ lông cừu sạch sẽ. Vào mùa mưa, mùa lạnh, số lần lắm trong tháng ít hơn, và nên tắm vào những ngày có nắng để cừu khỏi bị nhiễm lạnh…

Lập sổ ghi chép

Do trí nhớ con người có hạn nên chúng ta cần có sổ ghi chép để ghi lại tất cả những gì cần nhớ liên quan đến sự sinh trưởng của mỗi con cừu cái giống trong bầy đàn đông đảo. Nên chừa cho mỗi con một số trang riêng để ghi chép những gì cần nhớ liên quan đến nó; như ngày tháng sinh, ngày động dục, khả năng sinh sản…

0