15/06/2018, 10:56

Cách nấu lẩu thái nấm hải sản chua cay ngon tuyệt

Hàng năm, cứ đến mùa đông, khi tiết trời trở nên lạnh giá, được cùng gia đình, bạn bè quầy quần bên nổi lẩu đang bốc khói nghi ngút vừa ăn vừa trò chuyện rôm rả thì còn gì bằng. Không phải bỗng nhiên mà lẩu trở thành món ăn đắt hàng vào mùa đông, bản chất của ăn lẩu là phải thật đông, kéo dài lai ...

cach-nau-lau-thai-hai-san-ngon

Hàng năm, cứ đến mùa đông, khi tiết trời trở nên lạnh giá, được cùng gia đình, bạn bè quầy quần bên nổi lẩu đang bốc khói nghi ngút vừa ăn vừa trò chuyện rôm rả thì còn gì bằng. Không phải bỗng nhiên mà lẩu trở thành món ăn đắt hàng vào mùa đông, bản chất của ăn lẩu là phải thật đông, kéo dài lai rai mới vui vì vậy món ăn này rất phù hợp với không khí đông vui của một nhóm bạn, hoặc một gia đình. Không những vậy mùa đông, nhất là ở miền bắc thời tiết thường rất khắc nghiệt, lạnh giá, ăn lẩu sẽ giúp cơ thể mọi người ấm áp hơn.

Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn Cách nấu lẩu Thái. Đây là món lẩu bắt nguồn từ Thái Lan, nổi tiếng với hương vị độc đáo, đặc trưng và không kém phần hấp dẫn nhưng các bước thực hiện lại rất đơn giản. Hãy cùng chúng tôi nấu lẩu Thái để mùa đông này trổ tài với mọi người trong gia đình hoặc bạn bè nhé:

Nguyên liệu nấu lẩu Thái:

1 kg xương ống.

1 kg hỗn hợp các loại mực lá, tôm sú, nghêu mỗi loại 1 kg, bạn có thể thêm, bớt tùy theo số lượng người ăn.

Nấm, hoa chuối, rau cần, rau muống, rau cải, hoặc có thể thêm bất cứ rau gì mà người thân của bạn thích.

Sả 6 cây, riềng 1 củ, chanh 2 quả.

Lá chanh, đường, hạt nêm, muối.

Gia vị lẩu thái, sa tế (các gia vị này bạn có thể mua tại các cửa hàng tạp hóa để không mất thời gian làm sa tế)

Mỳ, bún để ăn kèm.

Cách thực hiện nấu món lẩu thái:

– Phần xương ống khi đã được rửa sạch bạn cho vào nồi, đổi khoảng 1,5 lít nước sạch rồi bật bếp luộc. Nếu muốn nước xương ngon nhất, bạn luộc đến khi nước sôi chừng 5 phút thì tắt bếp, đổ nước xương đầu đó đi, sau đó bắc lên bếp tiếp tục đun thêm 1 tiếng thì dừng lại, lấy xương ra, lọc lấy mình nước. Trong khi đun nếu thấy có váng nổi lên bạn phải vớt hết ra để nước dùng được trong. Đây là nước dùng cho lẩu Thái.

– Riềng thái lát mỏng, sả một phần đập dập, một phần cắt khúc nhỏ. Các loại rau muống, rau cải, rau cần chỉ cần nhặt cuống rồi đem rửa sạch bỏ qua một bên. Hoa chuối thái sợi mỏng đem ngâm với nước pha giấm để bớt chát, nấm đem rửa sạch rồi chẻ làm đôi.

– Tôm thì bạn đem đi rửa sạch lại với nước, bóc lớp vỏ bên ngoài ròi chẻ dọc sống lưng con tôm, rút bỏ phần chỉ đen ở lưng đi rồi xếp vào đĩa.

– Mực nếu bạn có nhiều thời gian thì có thể thái vẩy rồng còn không thì thái miếng vừa ăn thôi.

– Đập dập sả và giềng, lá chanh thái nhỏ rồi cho 3 nguyên liệu này vào trong nước dùng đã được ninh xong để tạo mùi thơm.

– Tiếp đó cho các gia vị như muối, đường, hạt nêm, nước cốt chanh, và sa tế vào nước dùng sao cho vừa phải nhất để tạo hương vị riêng của lẩu Thái.

– Phần sả còn lại bạn thái khúc rồi bỏ vào nước lẩu, xếp lên phía trên nồi lẩu một ít mực, nghêu, tôm để nồi lẩu trông đẹp mắt hơn.

– Vậy là xong, bây giờ bạn chỉ cần bày nồi lẩu ra bàn, tất cả mọi người ngồi xung quanh, nhúng các loại rau, hải sản, mỳ vào nồi lẩu và thưởng thức. Tùy theo khẩu vị của từng người có thể nêm thêm sa tế nếu muốn.

cach-lam-mon-thit-ga-rang-muoi-ngonMón lẩu Thái thì các bạn phải ăn vào những ngày lạnh và đông người mới vui, còn trong bữa cơm gia đình bạn có thể chuẩn bị một số các món ăn đơn giản như Làm thịt gà rang muối, cá kho hay đơn giản hơn là thịt kho tàu.

Lẩu Thái là món rất dễ làm, vì vậy mùa đông này thay vì ra một quán ăn nào đó không được thoải mái về thời gian, bạn hãy mời bàn bè, người thân về nhà và cùng nhậu lai rai thưởng thức món lẩu Thái cay cay, nồng nồng, thơm thơm tuyệt cú mèo này nhé. Chúc các bạn ngon miệng với món lẩu Thái.

0