23/05/2018, 15:17

Các bệnh do vi rút gây ra cho đà điểu

Bệnh Niucatsơn Đâv là một bệnh rất dễ lây và rất nguy hiểm. Bệnh tấn công vào nhiều giống chim hoang dã cũng như giống được nuôi trong nhà kể cả và gây ra các bệnh rối loạn thần kinh hô hấp. Thời gian ủ bệnh từ hai tới mười lăm ngày kể từ khi nhiễm bệnh, trung bình thường từ năm tới sáu ngày. ...

Bệnh Niucatsơn

Đâv là một bệnh rất dễ lây và rất nguy hiểm. Bệnh tấn công vào nhiều giống chim hoang dã cũng như giống được nuôi trong nhà kể cả và gây ra các bệnh rối loạn thần kinh hô hấp. Thời gian ủ bệnh từ hai tới mười lăm ngày kể từ khi nhiễm bệnh, trung bình thường từ năm tới sáu ngày. Thời gian ủ bệnh và mức độ nguy hiểm của bệnh giảm dần từ khi nở tới khi trưởng thành. Bệnh có thể là cấp tính và rất nguy hiểm vì nó sẽ làm chết toàn bộ hoặc gần như toàn bộ cả một đàn đà điểu trong vòng bốn đến sáu ngày. Ở đà điểu, với những đàn không được tiêm vac xin thì bệnh này có thể dẫn tới tỷ lệ chết khoảng 80 phần trăm. Một khía cạnh nguy hiểm khác là khi bệnh ở giai đoạn cận lâm sàng thì lại khó thấy rõ các triệu chứng.

Các triệu chứng: các triệu chứng thay đổi nhiều tùy theo từng loài virut. Các dấu hiệu thường xuất hiện đầu tiên ở những con đà điểu nhỡ. Trong giai đoạn lâm sàng, cổ trở nên yếu, còn đầu thì vẹo đi trong tư thế cổ bị trẹo. Triệu chứng chuyển sang khó thở, ho và há miệng thở trong vòng 6 – 12 ngày. Phần cơ ở cổ co giật từng cơn tiếp theo là mất thăng bằng, không thể đứng lên được, thậm chí là bị liệt hoàn toàn sau một vài ngày. Với đà điểu trưởng thành, tỷ lệ chết khoảng 30 phần trăm. Với đà điểu chưa trưởng thành thì tỷ lệ chết càng cao và lên tới 80 – 85 phần trăm.

Chẩn đoán: tìm cách phát hiện virut từ não của đà điểu. Ở đà điểu, thường rất khó lấy được virut ra từ gan, lá lách, tim hoặc thận. Xét nghiệm máu của những con đà điểu bị nghi nhiễm virut để kiểm tra độ chống vón cục máu là một trong những biện pháp chẩn đoán tốt nhất. Sau 15 ngày phải xét nghiệm lại.

Điều trị: vì là một bệnh do virut gây ra nên không có cách điều trị cụ thể đối với bệnh này. Biện pháp tiêm văcxin sẽ rất hiệu quả để chống lại một loại bệnh rất dễ lây như vậy. Các độ HI đối với kháng thể Niucatsơn ở đà điểu sau khi phát bệnhCác độ HI đối với kháng thể Niucatsơn ở đà điểu sau khi phát bệnh

Bệnh đậu mùa

Đậu mùa là một bệnh virut lây lan chậm. Bệnh đặc trưng bởi các nốt tổn thương ở cổ và da khi nhìn bằng mắt thường cũng như khi soi dưới kính hiển vi. Bệnh đậu mùa thường phổ biến ở khắp nơi và ảnh hưởng tới tất cả các loài chim ở mọi độ tuổi. Virut truyền nhiễm qua không khí, côn trùng truyền bệnh (thường là giống muỗi Cules và Aides) hoặc do ăn phải các mảnh vảy da bị nhiễm virut (các vảy da khô bong ra từ các nốt loét của con khác). Thời gian ủ bệnh ở đà điểu từ sáu đến mười ngày.

Triệu chứng: có những nốt loét gioosng như mụn cóc ở da đầu, mí mắt, xung quanh bên ngoài lỗ tai, trên mỏ và trên da cổ. Với những con bị bệnh nặng thì trong mí mắt có các vảy to khiến cho mắt bị nhắm lại hoàn toàn. Ở dạng bệnh chảy ướt thì các nốt tổn thương thương thấy ở miệng, dưới lưỡi, trong hầu và thanh quản. Tỷ lệ chết của bệnh này thường thấp (15 phần trăm) và nguyên nhân chết chủ yếu là do con đà điểu không thể ăn được hoặc không thể lấy được thức ăn và nước uống.

Chẩn đoán: cần phải tìm ra loại virut đặc trưng có khả năng gây ra những nốt đậu mùa để phân biệt bệnh đậu mùa với các bệnh viêm da do nấm và bệnh thiếu vitamin B.

Điều trị: Không có thuốc điều trị cụ thể đối với đà điểu bị nhiễm virut gây bệnh đậu mùa. Các nốt lở loét có thể điều trị bằng dung dịch nitrat bạc trong bốn đến năm ngày để tránh bị nhiễm virut lại. Nên dùng loại văcxin phòng bệnh đậu mùa cho chim để tiêm cho đà điểu từ 10 đến 14 ngày tuổi, cần phải diệt trừ muỗi gây bệnh.tiem vacxin phong benh cho da dieu

Bệnh cúm

Bệnh này được phát hiện đầu tiên vào năm 1901. Bệnh do virut gây ra và các virut này được gọi là “virut gây dịch ở loài chim”. Cái tên được dùng từ thời xa xưa để mô tả loại bệnh triệu chứng lâm sàng đặc biệt có nguy cơ chết rất cao này là “bệnh cổ điển”. Từ năm 1981, tên mới là virut “cúm gây bệnh dịch ở loài chim” (HPAI) ra đời.

Các triệu chứng: Các triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm ở loài chim rất khác nhau theo từng độ tuổi và thể loại virut nhiễm phải. Theo truyền thống, bệnh cúm này gây khả năng chết đột ngột cao, ngừng đẻ trứng hoàn toàn, có các triệu chứng về hô hấp, có tiếng ran khi thở, chảy quá nhiều nước mắt, viêm xoang, đầu và mặt bị phù nề, ỉa chảy và nước tiểu chuyển thành màu xanh. Trong trường hợp bị nhiễm các loại virut ít nguy hiểm hơn thì các triệu chứng lại thay đổi từ khả năng đẻ trứng giảm tới các bệnh về hô hấp, biếng ăn, bải hoải, viêm xoang và khả năng chết vẫn cao (50 phần trăm). Khi điều kiện can thiệp gây ảnh hưởng xấu hoặc khi đà điểu đang trong tình trạng căng thẳng thì khả năng chết có thể tăng cao 18.6 tới 70 phần trăm. Đối với đà điểu non mới nở thì bệnh này rất nguy hiểm và khả năng chết có thể lên cao tới 90 phần trăm.

Chẩn đoán: truy tìm virut ở những con đà điểu bị nhiễm bệnh và có huyết thanh dương tính.

Điều trị: hiện nay, bệnh cúm ở loài chim không thể chữa được và cũng không có văcxin để phòng bệnh. Phòng bệnh tất nhiên chỉ để hạn chế sự lây lan của bệnh.

0