Bồi dưỡng học sinh giỏi- Đề số 20 – Lịch sử 12
ĐỀ SỐ 20 (Đề thi HSG lớp 12, Vĩnh Phúc, năm 2014 -2015) Câu 1 (2,5 điểm) Từ năm 1858 đến năm 1884 triều đình nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp những ngày bản Hiệp ước nào? Nội dung những bản Hiệp ước đó? Anh (ch) hãy nhận xét âm mưu của thực dân Pháp trong quá trình xâm lược ...
ĐỀ SỐ 20(Đề thi HSG lớp 12, Vĩnh Phúc, năm 2014 -2015) |
Câu 1 (2,5 điểm)
Từ năm 1858 đến năm 1884 triều đình nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp những ngày bản Hiệp ước nào? Nội dung những bản Hiệp ước đó? Anh (ch) hãy nhận xét âm mưu của thực dân Pháp trong quá trình xâm lược nước ta và thái độ của triều đình nhà Nguyễn trong quá trình chống xâm lược đó. Câu 2 (1,5 điểm) Quá trình hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 – 1918. Câu 3 (2,5 điểm) Có đúng hay không khi cho rằng: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã tạo điều kiện biên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới ở đầu thế ký XX? Giải thích. Câu 4 (1,5 điểm) Vì sao nói các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)? Câu 5 (2,0 điểm) Trình bày những quyết định của Hội nghị I-an-ta (tháng 2/1945). Tác động của những quyết định này đến khu vực Động Nam A sau chiến tranh thế giới thứ hai. |
HƯỚNG DẪN |
Câu 1. Từ năm 1858 – 1884 triều đình nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp 4 bản Hiệp ước: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Hiệp ước Giáp Tuất (1874), Hiệp ước Hác-măng (1883), Hiệp ước Pa tơ nốt (1884).a) Nội dung của các bản Hiệp ước -Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) gồm 12 điều khoản: nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn; bồi thường chiến phí cho Pháp; mở ba cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp, Tây Ban Nha vào buôn bán. – Hiệp ước Giáp Tuất (1874): Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì; nhà Nguyễn chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở sáu tỉnh Nam Kì… – Hiệp ước Hác-măng (1883): triều định nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận sự bảo hộ của Pháp trên đất nước ta, mọi công việc chính trị, kinh tế ngoại giao của Việt Nam đều do người Pháp nắm… – Hiệp ước Patơnổt (1884): gồm 19 điều khoản, căn bản dựa trên Hiệp ước Hác- măng, nhưng trả lại các tỉnh Bình Thuận, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cho triều định Huế quân lí nhằm xoa du sự công phẫn của nhân dân ta, mua chuộc, lung lạc quan lại triều định nhà Nguyễn. b) Nhận xét – Thực dân Pháp có dã tâm xâm lược nước ta từ lâu và thể hiện rất rõ… Qua nội động các Hiệp ước ta thấy, trong quá trình xâm lược nước ta thực dân Pháp thực hiện chính sách quân sự, chính trị, ngoại giao để từng bước hoàn thành xâm lược… – Sự thỏa hiệp của nhà Nguyễn qua các Hiệp ước càng thể hiện sự nhu nhược, bởi khi đứng trước sự xâm lược của kẻ thù không đủ khả năng lãnh đạo nhân dân đoàn kết đánh giặc, thậm chí còn ngăn cản đàn áp phong trào chống Pháp của nhân dân… Nhà Nguyễn từng bước dâng lãnh thổ nước ta cho Pháp… Câu 2. – Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890, quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn. tỉnh Nghệ An. Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước và lớn lên trên quê hương giàu truyền thống cách mạng…– Ngày 5/6/1911, trên chiếc tàu bịuôn Pháp mạng tên Đô đốc La-tu-sơ-Tơ-rê- vin, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. – Từ năm 1911 – 1917, Người đã đi qua nhiều châu lục như châu Á, châu Phi, châu Mi, châu Âu và làm nhiều nghề khác nhau để sống và hoạt động. Trong quá trình thực tiễn, Người nhận thấy ở đấu bọn để quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ớ đấu người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man…. |
– Cuối năm 1917 Người từ Anh trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp, vì đây là tổ chức chính trị tiến bộ nhất ở Pháp bấy giờ….
_ Pháp Người tích cực hoạt động trong phong trào của Việt kiều yêu nước và phong trào đấu tranh của công nhân Pháp… – Những nhận thức và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1918 tuy mới bước đầu, nhưng rất đúng hướng, là điều kiện cần thiết để sau này Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin. tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Câu 3. a) Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914) đã tạo điều kiện biên trong cho cuộc vận động cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới ở đầu thế kỉ XX là hoàn toàn đúng.b) Giải thích: – Sau khi đàn áp xong phong trào Cần vương, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp tập trung cướp ruộng đất, khai thác mỏ, xây dựng hệ thống giao thông… từ đó tác động đến nước ta đưa đến những chuyển biến về kinh tế và xã hội. – Chuyển biến kinh tế: cơ cấu kinh tế Việt Nam có sự thay đổi. phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, biến cạnh phương thức bóc lột phong kiến vẫn duy trì tạo cơ sở kinh tế cho du nhập khuynh hướng cứu nước mới… – Xã hội: Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiện… Các giai cấp cũ của xã hội thực dân Pháp vẫn tồn tại và có sự phân hóa, những lực lượng xã hội mới, giai tầng mới xuất hiện như giai cấp công nhân, tầng lốp tư sản và tiểu tư sản… họ có suy nghịĩ mới hành động cứu nước mới… – Giai cấp địa chủ phân hóa: một bộ phận địa chủ được thực dân Pháp động dưõng, gìàu có… là tay sai cho Pháp. Địa chủ vừa và nhổ… ít nhiều có tinh thần chống Pháp. – Giai cấp nông dân: vừa bị thực dân Pháp, phong kiện bóc lột… là một lực lượng to lớn trong phong trào chống Pháp – Giai cấp mới xuất hiện: Giai cấp công nhân: do nền công nghịệp thuộc địa mới hình thành là cơ sở cho sự ra đòi đội ngũ công nhân Việt Nam. + Lực lượng của họ còn non trẻ ngay từ khi ra đời đã tham gia đấu tranh chống Pháp và hưởng ứng các phong trào do các tầng lớp khác lãnh đạo – Tầng lớp mới ra đời: tầng lớp Tư sản… một số sỹ phu yêu nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng tư sản từ bên ngoài… tầng lớp Tiểu tư sản gồm những người buôn bán nhỏ chủ xưởng nhỏ, viên chức nhỏ… Đây là những lực lượng xã hội mới. |
– Những chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam đã tạo cơ sở kinh tế, xã hội bên trong để tiếp nhận những tư tưởng dân chủ tư sản ở bên ngoài… làm cho cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỉ XX phát triển theo xu hướng mới — khuynh hướng dân chủ tư sản.
Câu 4. – Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo chủ nghĩa biệt lập ở Tây bán cầu, không tham gia Hội quốc liên, chủ trương không can thiệp vào những sự kiện ngoài châu Mĩ. Hành động này của Mĩ gián tiếp tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít hoành hành và chuẩn bị gây chiến.– Anh và Pháp vừa lo sợ sự bành trướng của phe phát xít, vừa thù ghét chủ nghĩa cộng sản, nên chủ trương không liên minh với Liên Xô… Hành động này của Anh và Pháp nhằm mục đích làm suy yêu Liên Xô và các nước phát xít để gìữ nguyên hiện trạng của trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất. – Các nước Anh và Pháp đã thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hoà bình, đẩv chủ nghĩa phát xít hướng vào đánh Liên Xô với âm mưu làm suy yêu cả hai kẻ thù. – Tháng 9/1938, Hội nghị Muy-ních bàn về quan hệ giữa nước Đức phát xít và Tiệp Khắc, nhưng Tiệp Khắc và Liên Xô lại không được mời tham dự. – Tại Hội nghị Muy-ních, Anh và Pháp đã bán rẻ đồng minh của minh bằng cách kí kết Hiệp ước trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy sự cam kết của Hít-le về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính các nước châu Âu. – Như vậy, trước những hành động xâm lược của chủ nghĩa phát xít, các nước Mỹ, Anh. Pháp đã không hợp tác với Liên Xô để chống lại chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh, mà còn có hành động dọn đường, tiếp tay cho các nước phát xít. Những việc làm đó vô hình chung, họ đã góp phần vào việc thúc đẩy các nước phát xít gâv ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Câu 5. a) Những quyết định– Tháng 2/1945 ba cường quốc Mĩ, Anh, Liên Xô đã triệu tập Hội nghị quốc tế để giải quyết những vấn đề đặt ra khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai chuẩn bị kết thúc… – Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức Nhật. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gìan từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu A. – Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì ho à bình an ninh thế giới. |
Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước để giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Àu, châu Á. ở châu Âu: Quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức… quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức. Tây Béc-lin… ở châu Á: Liên Xô tham chiến chống Nhật. Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản…
– Những quyết định của hội nghị I-an-ta đã tạo nên khuôn khổ của một trật tự thế giới mới. Thực chất Hội nghị I-an-ta và sự phân chia khu vực đóng quân, khu vực ảnh hưởng giữa các nước thắng trận, có ảnh hưởng tới hoà bình, an ninh và trật tự thế giới sau này. b) Tác động:Hội nghị I-an-ta (2/1945) đã quyết định tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít nhanh chóng kết thúc chiến tranh… ở châu Á, với việc chủ nghĩa phát xít Nhật bị tiêu diệt đã tạo điều kiện cho các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền thành lập các quốc gia độc lập như Inđônêxia, Việt Nam, Lào… – Với các quyết định của hội nghị: các vùng còn lại của châu Á (Động Nam Á, Nam Á, Tây Á), vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước Phương Tây… |
+ Tạo điều kiện cho các nước tư bản phương Tây trở lại thống trị các nước Đông Nam Á thực dân Pháp trở lại 3 nước Đông Dương, Anh trở lại Xing-ga-po như vậy nhân dân các nước này phải tiếp tục đấu tranh chống thực dân, đế quốc.
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
- Đáp án môn Lịch sử lớp 12
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12