24/06/2018, 17:15

Đề bồi dưỡng học sinh giỏi – Đề số 22 – Lịch sử 12

ĐỀ SỐ 22 (Đề thi HSG lớp 12, Vĩnh Phúc năm 2015 -2016) Câu 1 (2,0 điểm) Nêu những nét chính trong các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896). Tại sao nói: cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào cần Vương ...

ĐỀ SỐ 22

(Đề thi HSG lớp 12, Vĩnh Phúc năm 2015 -2016)

Câu 1 (2,0 điểm)

Nêu những nét chính trong các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896). Tại sao nói: cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào cần Vương cuối thế kỉ XIX?

Câu 2 (2,0 điểm)

Phân tích hoàn cảnh lịch sử của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. Nêu những nét mới của phong trào đó về các mặt: lãnh đạo. lực lượng tham gia. mục tiêu đấu tranh, quy mô?

Câu 3 (2,0 điểm)

Trình bày mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc. Hiện nay, Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như thế nào?

Câu 4 (2,0 điểm)

Nêu những biến đổi to lớn của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Trong các năm 1945, 1967, 1976 có những sự kiện nào tác động đến sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á? Ý nghĩa của các sự kiện đó?

Câu 5 (2,0 điểm)

Những sự kiện nào chứng tỏ xu thế hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX? Xu thế đó đã mở ra cho thế giới những thuận lợi gì? Theo em, sự kiện ngày 11/9/2001 ở nước Mỹ đã ảnh hưởng tới tình hình thế giới như thế nào?

HƯỚNG DẪN

Câu 1: Nêu những nét chính trong các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Hương Khẽ (1885 – 1896). Tại sao nổi: cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào cần Vương cuối thế kỉ XIX?

1. Những nét chính các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Hương Khê:

–    Từ 1885 – 1888: là giai đoạn chuẩn bị lực lượng, do Cao Tháng trực tiếp phụ trách, nghĩa quân xây dựng căn cứ, huấn luyện, sản xuất vũ khí.

–    Từ 1888 – 1896: là giai đoạn chiến đấu quyết liệt.

+ Diễn ra nhiều trận đánh lớn như trận ở đồn Trường Lưu (5/1890), trận tập kích th xã Hà Tĩnh (8/1892), trận ở núi Vụ Quang (10/1894).

+ Sau 1894, quân Pháp tấn công ác liệt, Phạn Định Phùng hi sinh tháng 12/1895, cuộc khởi nghĩa kết thúc thất bại vào đầu năm 1896.

2. Giải thích:

Thời gian diễn ra dài nhất (từ năm 1885 đến 1896) trong phong trào cần Vương chống Pháp.

Địa bàn khởi nghĩa rộng lớn: gồm 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Lãnh đạo khởi nghĩa: Cụ Phạn Định Phùng, điển hình cho giới văn thân S1 phu yêu nước cuối thế kỉ XIX, cụ vốn là một v quan lớn trong triều Nguyễn. Ngoài ra, còn có Cao Thắng, một tướng giỏi xuất thân từ nông dân.

–    Tổ chức lực lượng: rất chặt chẽ, nghĩa quân chia thành 15 quân thứ, ở trong nhân dân tự chế tạo được vũ khí, chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, căn cứ khởi nghĩa.

—             Có nhiều cách đánh giặc độc đáo: tổ chức được nhiều trận đánh lớn, tấn công đồn Pháp, phục kích địch, tinh thần chiến đấu dũng cảm, gây cho Pháp nhiều tổn thất nặng nề.

Câu 2. Phân tích hoàn cảnh lịch sử của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. Nêu những nét mới của phong trào đó về các mặt: lãnh đạo, lực lượng tham gia, mục tiêu đấu tranh, quy mô.

1.  Hoàn cảnh lịch sử:

–    Đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tác động đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

—             Những luồng tư tưởng mới từ bên ngoài ảnh hưởng đến con đường cứu nước Việt Nam như cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868, cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc năm 1898

Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp (1898-1914) tác động đến kinh tế – xã hội Việt Nam, làm xuất hiện những giai cấp và tầng lớp mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản 2. Nhưng net mới trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ

—        Lãnh đạo phong trào: là các văn thân sĩ phu yêu nước tiến bộ, chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản như: Phan Bội Châu. Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.

—    Lực lượng tham gia: gồm nhiều giai cấp, tầng lớp mới như công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc

–   Mục tiêu đấu tranh: không chỉ là gìành độc lập dân tộc, mà còn chống phong kiện, đòi cải cách, canh tân đất nước, phát triển xã hội

–   Quy mô: rộng lớn, ở cả trong nước và ở cả ngoài nước.

Câu 3. Trình bày mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc. Hiện nay, Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như thế nào?

1.   Mục đích, nguyên tắc hoạt động:

–   Mục đích của tổ chức Liên Hợp Quốc:

Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành sự hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

—    Nguyên tắc hoạt động:

+ Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gìa và quyền tự quyết của các dân tộc.

+ Tổn trọng toàn vẹn lãnh thô và độc lập chính trị của tất cả các nước.

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của bấtt kỳ nước nào.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

+ Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc).

2,   Việt Nam vận dụng nguyên tắc…

– Hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đang có sự tranh chấp về lãnh thổ ở vùng trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trên thực tế hai quần đảo này Việt Nam, có những chứng cứ lịch sử không thể chối cãi.

Việt Nam đã kiên trì thực hiện các nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc, nhất là nguyên tắc thứ tư và thứ năm: giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình và chung sống hòa bình. Việt Nam đã kiên trì đối thoại, tránh xung đột vũ trang với Trung Quốc để tìm con đường giải quyết đúng đắn nhất.

Câu 4 Nêu những biến đổi to lớn của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Trong các năm 1945, 1967, 1976 có những sự kiện nào tác động đến sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á? Ý nghĩa của các sự kiện đó

1.  Những biến đổi to lớn của Động Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai:

– về chính trị: trước chiến tranh thế giới thứ hai. hầu hết các nước Đông Nam A (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các nước thực dân phương Tây. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các nước này là thuộc địa của Nhật Bản. Sau chiến tranh. tất cả các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.

– Về kinh tế: sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á bước vào thời kỳ xây dựng đất nước theo các mô hình kinh tế – xã hội khác nhau và đạt được nhiều thành tựu lớn. điển hình như Xingapo, Malaixia, Thái Lan

– Về đối ngoại: cùng với quá trình phát triển, các nước Động Nam Á đã thực hiện quá trình liên kết khu vực hợp tác để phát triển và trở thành tổ chức liên kết thành công nhất của các nước đang phát triển.

2.  Trong các năm 1945, 1967, 1976 có những sự kiện tác động… Ý nghĩa…

– Năm 1945: một loạt các nước giành độc lập như Indonexia, Việt Nam, Lào đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ.

– Năm 1967: sự thành lập ASEAN đã mở ra một hướng phát triển mới cho khu vực, tạo cơ sở cho quá trình hợp tác khu vực

– Năm 1976: với việc ky Hiệp ước Bali, quan hệ giữa các nước Động Dương với ASEAN được cải thiện. Hiệp ước Bali thúc đẩy sự phát triển hợp tác, tạo ra thời kỳ

phát triển mới cho Động Nam Á.

Câu 5. Những sự kiện nào chứng tỏ xu thế hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Xu thế đó đã mở ra cho thế giới những thuận lợi gì? Theo em, sự kiện ngày 11/9/2001 ở nước Mỹ đã ảnh hưởng tới tình hình thế giới như thế nào?

1. Những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện vào đầu những năm 70 của thế kỉ XX:

–    Tháng 11/1972. hai nước Đức (Cộng hoà Dân chủ Đức và Cộng hoà Liên bang Đức) đã kí tại Bon Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Động Đức và Tây Đức.

Năm 1972, hai nước Liên Xô và Mỹ đã thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược và kí Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng thủ chống tên lửa (ABỊM)…

Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu cùng với Mỹ và Canada kí Định ước Henxinxky, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia…

2.   Xu thế hòa hoãn Đông – Tây đã mở ra cho thế giới những thuận lợi:

–    Xu thế hòa hoãn Đông – Tây tạo điều kiện trực tiếp để   hai siêu cường là  Liên Xô và Mỹ đi đến chấm dứt chiến tranh lạnh vào năm 1989.

–    Xu thế đó mở ra khả năng hợp tác, cùng tồn tại, cùng phát triển của hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

3.   Tác động của sự kiện 11/9/2001 ở nước Mỹ với thế giới:

—         Ngày 11/9/2001, nước Mỹ bị tấn công khủng bố, hàng ngàn người chết, thiệt hại vật chất lên tới mấy chục tỉ đô la.

–    Sự kiện này ảnh hưởng nghiêm trọng tới thế giới: khoét sâu mâu thuẫn giữa một số nước trên thế giới, đồng thời đặt toàn bộ thế giới trước một thách thức mới, đó là chủ nghĩa khủng bố

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0