24/06/2018, 17:16

Đề thi bồi dưỡng học sinh giỏi – Đề số 3 – Lịch sử 12

ĐỀ SỐ 3 (Đề thi chọn ĐT thi HSGQG lớp 12, Đắk Lắk, năm 2010 -2011) Câu 1 (3,0 điểm) Những đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước đến năm 1945? Câu 2 (3,0 điểm) Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường ...

ĐỀ SỐ 3

(Đề thi chọn ĐT thi HSGQG lớp 12, Đắk Lắk, năm 2010 -2011)

Câu 1 (3,0 điểm)

Những đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước đến năm 1945?

Câu 2 (3,0 điểm)

Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường cường quốc Liên Xô và Mĩ mâu thuẫn với nhau? Sự khởi đầu của chiến tranh lạnh như thế nào?

Câu 3 (4,0 điểm)

Em hãy chứng minh thời kì 1936 — 1939 của nước ta là một thời kì có một không hai ở thuộc địa.

Câu 4 (3,0 điểm)

Những bài học kinh nghiệm từ phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 — 1939 đã được Đảng ta đã vận dụng như thế nào trong Cách mạng tháng Tám 1945?

Câu 5 (4,0 điểm)

Vai trò và chủ trương của Đảng trong xây dựng hậu phương kháng chiến 1946- 1954?

Câu 6 (3,0 điểm)

Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á? Tại sao nói từ đầu những năm 90, một thời kì mới đã mở ra cho các nước Đông Nam Á?

HƯỚNG DẪN

Câu 1. Những đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước đến năm 1945?

* Chọn con đường cứu nước đúng cho dân tộc
– Quá trình tìm đường cứu nước.
– Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
– Đọc Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn để thuộc địa của Lê-nin.
– Y nghĩa của việc xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc.
– Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

* Đôi nét về sự chuẩn bị của Hồ Chí Minh để thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam
– Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
– Mở lớp huấn luyện ở Quảng Châu để đào tạo cán bộ cách mạng cho Việt Nam.
* Thống nhất các tổ chức công sản ở Việt Nam và thành lập Đảng Công sản Việt Nam
– Sự ra đời và hoạt động của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
– Hồ Chí Minh chủ trì cuộc Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

* Công lao của Hồ Chí Minh đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Cùng với Đảng đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám.
– Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28/1/1941), chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII (từ ngày 10 – 19/5/1941)
– Thành lập Mặt trận Việt Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền gìải phóng quân, xây dựng căn cứ Việt Bắc.
– Lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 thành công.
– Xây dựng chế độ dân chủ nhân dân sau cách mạng, vượt qua thác ghềnh.

Câu 2. Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ mâu thuẫn với nhau Sự khởi đầu của chiến tranh lạnh như thế nào?

– Đó là sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc.
– Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
– Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.
– Tháng 3/1947, với học thuyết Truman chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô diễn ra.
– Tháng 6/1947, Mĩ đề ra Kế hoạch Mácsan tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế chính trị giữa các nước Tây Âu và Đông Âu.

– Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế.
– Tháng 4/1949, Mĩ thành lập khối quân sự NATO. Đây là liên minh quân sự lớn nhất của Mĩ và các nước Tây Âu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Động Âu.
– Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Động Âu đã thành lập Tố chức hiệp ước Vacsava, một liên minh chính trị – quân sự mạng tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Au.
– Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vacsava là những sự kiện đánh dấu sự xác lập của cục diện hai phe, hai cực. Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.

Câu 3. Em hãy chứng minh thời kì 1936 -1939 của nước ta là một thời kì có một không hai ở thuộc địa.

– Những sự kiện của lịch sử thế giới tác động vào Việt Nam.
– Thế lực phát xít lên cầm quyền ở một số nước ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế gìới.
– Tháng 7/1935, Quốc tế cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII đã xác định chủ nghĩa phát xít là kẻ thù của nhân loại, đấu tranh chống phát xít là mục tiêu hàng đầu nhằm bảo vệ hoà bình thế gìới, kếu gọi thành lập mặt trận nhân dân chống phát xít.
– Tháng 6 năm 1936, chính phủ Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, đã cho thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
– Chủ trương đường lối của Đảng.
– Tháng 7/1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Động Dương đã xác định:
+ Nhiệm vụ chiến lược chống đế quốc và chống phong kiến; nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là chống chế độ phân động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ.

+ Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. Thành lập mặt trận Thống nhất nhân dân phân để Động Dương để tập hợp lực lượng đấu tranh. Tháng 3/1938 đổi thành Mặt trận Thống nhất dân chủ Động Dương, gọi tắt là Mặt trận Dân chủ Động Dương.

■ Kết quả: Tạo ra phong trào đấu tranh sôi nổi rộng khắp: Đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ, dân sinh, dân chủ; đấu tranh nghị trường; đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
==> Kết luận: Như vậy thời kì 1936 – 1939 của nước ta là một thời kì có một không hai ở thuộc địa là vì Đảng đã triệt để lợi dụng mọi khả năng hợp pháp để tập hợp lực lượng, tổ chức đội quân chính trị hùng hậu trong Mặt trận Dân chủ.
– Đảng đã kết hợp khéo léo, chặt chẽ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp với hoạt động bí mật và không hợp pháp để từng bước đưa phong trào tiến lên được xem là cuộc tổng diễn tập thứ hai cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám sau này.

Câu 4. * Những bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931 được Đảng ta phát huy:

– Công tác tư tưởng được Đảng coi trọng. Đường lối cách mạng đúng đắn, sát hợp với thực tiễn đất nước sẽ dẫn phong trào đi đúng hướng, tránh được tả khuynh, hữu khuynh. Từ kinh nghiệm đó, công tác tư tưởng được đẩy mạnh trong phong trào Việt Minh. Khi thời cơ Tổng khởi nghĩa đến, Trung ương Đảng quyết định Tổng khởi nghĩa đã tiến hành Đại hội Quốc dân ở Tân Trào nhằm thực hiện tinh thần nêu trên.
– Bài học về xây dựng khối liên minh công – nông thời kì 1930 – 1931 đã được Đảng ta phát huy trong cách mạng tháng Tám, công – nông đã trở thành động lực trong Tổng khởi nghĩa.
– Bài học về tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh những kinh nghiệm tố chức bãi công của công nhân, biểu tình của nông dân đã được phát huy trong thời kì khởi nghĩa từng phần và Tổng khởi nghĩa. Lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị trong cách mạng tháng Tám là lực lượng cơ bản đưa cách mạng đi đến thành công.

* Kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 -1939 được Đảng ta áp dụng:
– Xây dựng mặt trận thống nhất rộng rãi trong mặt trận Dân chủ Động Dương được Đảng ta phát huy trong việc lập mặt trận Việt Minh. Đây là một tổ chức chính trị, quần chúng rộng rãi nhất bao gồm các giai cấp, tầng lớp, các đảng phái chính trị, các tôn giáo và cả cá nhân yêu nước.
– Kinh nghiệm về tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai được Đảng ta vận dụng trong những ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Đảng đã huy động, tổ chức quần chúng công nông ở thành th và nông thôn tiến hành biểu tình thị uy, giành chính quyền.
– về vấn đề dân tộc, qua phong trào 1936 – 1939 vấn đề dân tộc được đưa lên hàng đầu. Hình thức mặt trận đã được thành lập riêng cho Việt Nam để phát huy cao nhất tinh thần dân tộc của quần chúng nhân dân.

Câu 5. * Vai trò:

– Trong chiến tranh, hậu phương vững chắc là cơ sở để giải quyết vấn đề nhân lực, hậu cần, lực lượng chiến đấu của quân đội, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt chung của toàn dân, tăng cường tiềm lực kinh tế, quốc phòng.
– Cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) là cuộc chiến tranh yêu nước, chính nghĩa, phải tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, kháng chiến trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội. Những bài học kinh nghiệm trong xây dựng hậu phương của dân tộc qua các cuộc kháng chiến lớn: Lý, Trần, Lê…

* Về kinh tế:
– Xây dựng kinh tế kháng chiến tự cung tự cấp, phá hoại kinh tế của địch.
– Phát trịển nông nghịệp:
+ Xoá bỏ từng bước quan hệ bóc lột phong kiện, tich thu ruộng đất của bọn việt gìan chia cho nông dân. Ban hành sắc lệnh gìâm tổ, gìâm tức, tạm cấp ruộng đất cho nông dân. Quốc hội khoá I thống qua cải cách ruộng đất (12/1953). Kết quả việc thực hiện chính sách phát trịển nông nghịệp (tăng sản lượng, gây phấn khởi cho nông dân trong kháng chiến chống Pháp).
– Phát trịển công nghịệp, đặc bịệt là công nghịệp quốc phòng và công nghịệp địa phương.
+ Sản xuất được vũ khí đơn gìản. Xây dựng cơ sở công nghịệp nhẹ, nhằm phục vụ đời sống nhân dân.
+ Mậu dịch quốc doanh ra đời (1951).

* Về chính trị:
– Đối nội:
+ Củng cô, mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất trên cơ sở khối liên minh công nông được củng côdưới sự lãnh đạo của Đảng. Gìác ngộ chính trị, dân tộc, gìai cấp cho chiến sĩ: củng cô vai trò của công nhân; nâng cao sức chiến đấu của nông dân; phát huy sự đóng góp của nhân si, trí thức… Phá tan âm mưu chia rẽ của địch. Phong trào học sinh, sinh viên ở vùng địch tạm chiếm lên cao. Đảng ra công khai để lành đạo kháng chiến năm 1951.

– Đối ngoại:
+ Đảng ta coi cuộc kháng chiến chống Pháp là bộ phận của phong trào cách mạng thế gìới. Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân Động Au đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. Liên minh Việt Miền Lào được thành lập 1951.
– Văn hóa giáo dục:
+ Đảng ta coi trọng kháng chiến trên mặt trận văn hoá, giáo dục (cải cách giáo dục 1950). Thanh toán nạn mù chữ. Đại hội văn nghệ toàn quốc vạch ra đường lối văn nghệ mới phục vụ nhân dân, kháng chiến (năm 1948). Những cuộc vận động đời sống mới, bài trừ mê tín đoan…

Câu 6. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Tại sao nói từ đầu những năm 90, một thời kì mới đã mở ra cho các nước Đông Nam Á?

– Thành lập 8/8/1967, tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước với mục tiêu: phát triển kinh tế văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
– Nguyên tắc hoạt động: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Thời kì mới: Từ đầu những năm 90, chiến tranh lạnh chấm dứt vấn đề Campuchia được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện căn bản, ASEAN có điều kiện mở rộng tổ chức, kết nạp thành viên mới (Việt Nam 1995, Lào Mianma 1997, Campuchia 1999).
– Từ 5 nước sáng lập ban đầu, ASEAN đã phát triển thành 10 nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế không chỉ trong khu vực mà còn liên kết với nhiều cường quốc trên thế giới như diễn đàn ARF, ASEM… để xây
dựng Động Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định để cùng phát triển.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0