Đề thi bồi dưỡng học sinh giỏi – Đề số 18 – Lịch sử 12
ĐỀ SỐ 18 (Đề thi HSG lớp 12, Bình Phước, năm 2013 -2014) Câu 1 (THPT: 5,0 điểm; GDTX: 5,0 điểm) Trình bày sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc. Câu 2 (THPT: 4,0 điểm; GDTX: 5,0 điểm) Nêu hoàn cảnh lịch sử, diễn biến của Hội nghị thành lập ...
ĐỀ SỐ 18(Đề thi HSG lớp 12, Bình Phước, năm 2013 -2014) Câu 1 (THPT: 5,0 điểm; GDTX: 5,0 điểm)Trình bày sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc. Câu 2 (THPT: 4,0 điểm; GDTX: 5,0 điểm)Nêu hoàn cảnh lịch sử, diễn biến của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trình bày nội động và nhận xét Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Câu 3 (THPT: 4,0 điểm)Khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX nảy sinh trong bội cảnh nào? So với phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX, phong trào đầu thế kỉ XX có những điểm gì mới? Câu 4 (THPT: 4,0 điểm; GDTX: 5,0 điểm)Nêu nội động cơ bản của Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp ngày 6/3/1946. Tại sao Chủ tich Hồ Chí Minh kí hiệp định này với Pháp? Câu 5 (THPT: 3,0 điểm; GDTX: 5,0 điểm) |
a) So sánh phong trào dân chủ 1936 – 1939 với phong trào cách mạng 1930 – 1931 theo yêu cầu của bảng dưới đây: |
Nội dung so sánh | Phong trào cách mạng 1930 – 1931 | Phong trào dân chủ 1936 – 1939 |
Xác định kẻ thù | ||
Mục tiêu đấu tranh | ||
Lực lượng tham gia | ||
Hình thức và phương pháp đấu tranh |
b) Lí giải vì sao chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng thời kì 1936 – 1939 có sự thay đổi so với thời kì 1930 – 1931. |
HƯỚNG DẪN |
Câu 1. * Sự thành lập:Tại Hội nghị I-an-ta (2/1945), ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế nhằm gìn gìữ hoà bình, an ninh thế giới. _ Từ ngày 25/4 – 26/6/1945, đại biểu của 50 nước họp tại Xan Phranxixcô (Mĩ) thống qua bản Hiến chương và tuyên bộ thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24/10/1945. Hiến chương chính thức có hiệu lực. * Mục đích: – Duy trì hoà bình và an ninh thế giới. – Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. * Nguyên tắc hoạt động: – Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. – Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước. – Không can thiệp vào công việc nội bộ của bấtt kì nước nào. – Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình. – Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ. Anh. Pháp và Trung Quốc). * Vai trò: – Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới. – Giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực; thúc đẩy các mới quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, gìúp địa các dân tộc về kinh tế, văn hóa, gìáp dục, y tế, nhân đạo… Câu 2.a)Hoàn cảnh lịch sử và diễn biến của Hội nghị:* Hoàn cảnh lịch sử: – Năm 1929, 3 tổ chức cộng sản ra đời và hoạt động riêng rẽ. Yêu cầu thống nhất các tố chức cộng sản được đặt ra một cách bức thiết. – Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất các tố chức cộng sản thành một Đảng duy nhất. Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 6/1/1930 tại Cửu Long (Hương cảng, Trung Quốc). * Diễn biến: – Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ và nêu chương trình Hội nghị. |
Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất có tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt— do Nguyên Ai Quốc soạn thảo. – Thành lập Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. b) Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyên Ái Quốc soạn thảo:– Xác định đường lối chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành tư sán dân quyền cách mạng và thố địa cách mạng để đi tới xă hội cộng sản. _Nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập, tự do. – Lực lượng cách mạng: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập. -Lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản Việt Nam — đội tiên phong của giai cấp vô sản. – Phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. * Nhận xét: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng côt lõi của cương lĩnh này. Câu 4. a) Nội dung cơ bản của Hiệp định– Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng, và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp. – Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thoả thuận cho 15 000 quân Pháp ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải gìáp quân Nhật, số quân này sẽ đóng ở những địa điểm quy định và rút dần trong thời hạn 5 năm. – Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam và giữ nguyên quân đội của mình tại v trí cũ, tạo không khí thuận lợi đi đến cuộc đàm phán chính thức. b) Chủ tịch Hồ Chí Minh kí bản Hiệp định này với Pháp vi:– Ngày 28/2/1946, Hiệp ước Hoa — Pháp được kí kết. Theo đó, Pháp được đưa quân ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải gìáp quân đội Nhật Bản. – Hiệp ước Hoa — Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường: hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc hoặc hoà hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó cùng một lúc nhiều kẻ thù. |
– Ngày 3/3/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, do Hồ Chí Minh chủ trì. đã chọn giải pháp hoà để tiến.
– Kí Hiệp định Sơ bộ hoà hoãn với Pháp, ta sẽ tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta. – Ta có thêm thời gian hoà bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp. – Kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp sẽ tỏ rõ thiện chí hoà bình của nhân dân ta để tranh thủ sự đồng tinh, ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới. |
Câu 5. a) So sánh phong trào dân chủ 1936 – 1939 với phong trào cách mạng 1930 – 1931: |
Nội dung so sánh | Phong trào cách mạng 193011931 | Phong trào dân chủ 1936 – 1939 |
Xác định kẻ thù | Đế quốc và phong kiến. | Thực dân Pháp phản động và tay sai. |
Mục tiêu đấu tranh | Độc lập dân tộc, người cày có ruộng. | Tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình. |
Lực lượng tham gìa | Công nhân, nông dân. | Công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân khác. |
Hình thức và phương pháp đấu tranh | Bí mật, bấtt hợp pháp: mít tinh, bịăi công, biểu tinh có vũ trang tự vệ, khơi nghĩa vũ trang gìành chính quyền. | Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp: mít tinh, bãi công, bãi th, bịăi khoá, đấu tranh nghị trường, đấu tranh trên lĩnh vực báo chí,… |
b) Chủ trương, sách lược cách mạng của Đảng thời kì 1936 – 1939 có sự thay đổi so với thời kì 1930 – 1931 vì: |
– Xuất phát từ tác động của tình hình thế giới có sự thay đổi: chủ nghĩa phát xít hình thành, đại hội VII Quốc tế Cộng sản xác định nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân là chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh,…
Xuất phát từ tình hình trong nước: Chính phủ Pháp cho thi hành một số chính sách tiến bộ (cử phải viên sang điều tra tình hình, sửa đổi luật bầu cử, nới rộng quyền tự do báo chí,…); các tầng lớp nhân dân đời sống ngày càng khó khăn, có nguyện vọng đòi cải thiện đời sống, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình. |
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
- Đáp án môn Lịch sử lớp 12
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12