24/06/2018, 17:17

Chuyên đề 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược ( từ năm 1858 đến năm 1873) – Lịch sử 11

*Kiến thức nâng cao: 1. Hãy nêu tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX. Nhận xét về tình hình đó ? * Tình hình: – Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là nước độc lập, kinh tế có những bước phát triển, nhưng đã bộc lộ những suy yếu. – Thời nhà Nguyễn, kinh tế công, nông, ...

*Kiến thức nâng cao:

1. Hãy nêu tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX. Nhận xét về tình hình đó ?

* Tình hình:

– Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là nước độc lập, kinh tế có những bước phát triển, nhưng đã bộc lộ những suy yếu.

– Thời nhà Nguyễn, kinh tế công, nông, thương nghiệp sa sút. Nhà Nguyễn thực hiện đường lối đối ngoại thiển cận khiến cho Việt Nam bị cô lập.

– Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

– Khả năng phòng thủ đất nước giảm sút, quốc phòng yếu kém đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc chốnglại sự xâm lược của tư bản phương Tây.

* Nhận xét:

– Kinh tế ngày càng suy yếu, xã hội chứa nhiều mâu thuẫn, tạo điều kiện cho phương Tây xâm lược Việt Nam.

– Triều Nguyễn không đủ khả năng phòng thủ đất nước trước họa xâm lược của phương Tây.

2. Những nguyên nhân thúc đẩy các nước phương Tây xâm lược phương Đông thế kỉ XIX. Tình thế của Việt Nam trong bối cảnh đó ?

  • Nguyên nhân:

+ Vào thế kỉ XIX, nền kinh tế công nghiệp của các nước phương Tây phát triển mạnh, đặt ra nhu cầu thị trường, nguyên liệu, nhân công để đáp ứng yêu cầu phát triển đó.

+ Ở phương Đông, nơi có đất rộng, người đông, nhất là Ấn Độ và Trung Quốc, lại giàu tài nguyên thiên nhiên. Phương Đông đã trở thành miếng mồi béo bở cho các nước phương Tây.

  •  Tình thế việt Nam:

+ Trong khi các nước phương Tây xâm lược phương Đông, Việt Nam cũng không tránh khỏi bị dòm ngó, vì Việt Nam cũng có những đặc điểm giống với các nước phương Đông.

+ Trên thực tế, trong cuộc chạy đua giữa các thế lực tư bản chủ nghĩa phương Tây, tư bản Pháp đã bám sâu vào Việt Nam, rồi lần lượt tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

3. Tư bản phương Tây và Pháp nhòm ngó Việt Nam

– Cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, những cuộc phát kiến địa lí lớn đã báo hiệu “buổi bình minh của thời đại tư bản chủ nghĩa”. Liền sau đó, để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và kinh doanh, tư bản các nước đã tỏa đi khắp thế giới để tìm kiếm thị trường và nguyên liệu.

– Trong cuộc chạy đua sang phương Đông, tư bản Pháp đã lợi dụng đạo Thiên Chúa như là một công cụ xâm lược.

– Cuối thế kỉ XVIII, khi phong trào nông dân Tây Sơn nổ ra, giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) đã chớp cơ hội cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam khi Nguyễn Ánh cầu cứu các thế lực ngoại bang giúp ông ta giành lại quyền lực.

– Đến giữa thế kỉ XIX, nước Pháp tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa. Lúc này Pháp ráo riết tìm cách tiến đánh Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực châu Á.

– Năm 1857, Na-pô-nê-ông III lập ra Hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào nước ta; tiếp đó cho sứ thần tới Huế đòi được “tự do buôn bán và truyền đạo”. Cùng lúc, Bộ trưởng Bộ Hải quân thuộc địa Pháp tăng viện cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương để cùng Anh – Mĩ xâm lược Trung Quốc và lệnh cho Phó Đô đôc Giơ-nuy chi huy cho hạm đội Pháp đánh Việt Nam ngay sau khi chiếm được Quảng Châu (Trung Quốc).

4. Âm mưu mở cuộc tấn công Đà nẵng của Pháp. Sự thất bại của chúng

  • Âm mưu:

+ Đánh Đà Nẵng làm bàn đạp để đánh vào nội địa rồi tấn công lên Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.

+ Thực hiện âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”.

  • Thất bại của Pháp:

+ Sáng 1-9-1858, Pháp gửi tối hậu thư đòi triều đình Huế phải trả lời trong hai giờ. Chưa hết hẹn, chúng đã nã đạn lên bờ rồi đổ bộ chiếm bán đảo Sơn Trà.

+ Triều đình Nguyễn cử Nguyễn Tri Phương chỉ huy trận Quảng Nam. Sau 5 tháng tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược mà không mở rộng được phạm vi chiếm đóng.

+ Tháng 2-1859, Pháp quyết định đem phần lớn lực lượng vào Gia Định.

5. Chiến sự ở Gia Định từ năm 1859 đến 1862. Hiệp ước Giáp Tuất năm 1962

* Chiến sự ở Gia Định:

– Ngày 9-2-1859, quân Pháp tập trung ở Vũng Tàu, đến ngày 16-2-1859 quân Pháp đến Gia Định.

– Sáng 17-2-1859, Pháp nổ súng đánh thành Gia Định. Tuy chiếm được thành Gia Định nhưng quân Pháp gặp rất nhiều khó khăn bởi các hoạt động ráo riết của nghĩa quân. Sau đó, chúng chỉ để lại một  số ít quân ở Gia Định để chốt giữ,  số còn lại thì cấp tốc hành quân ra cứu viện cho mặt trận Đà Nẵng.

– Tháng 3-1860, Nguyễn Tri Phương được điều vào chỉ huy mặt trận Gia Định. Ông đã huy động lực lượng, xây dựng hệ thống phòng ngự kiên cố, lấy đồn Chí Hòa làm trung tâm.

– Ngày 23-2-1861, quân Pháp nổ súng tấn công Đại đồn Chí Hòa, tại đây cuộc chiến đấu diễn ra hết sức ác liệt trong hai ngày liên tiếp, Nguyễn Tri Phương buộc phải rút lui. Sau đó, quân Pháp thừa thắng đánh chiếm Định Tường (12-4-1861), Biên Hòa (18-12-1861) và Vinh Long (23-3-1862). Đến tháng 4-1861, ba tỉnh miền Đông và một  số tỉnh miền Tây Nam Kì bị giặc chiếm.

– Nhân dân Nam Kì đã đứng lên kháng chiến. Ngày 10-12-1861, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu chiến Pháp trên sông Vàm cỏ Đông.

* Hiệp ước Giáp Tuất:

– Nội dung:

+ Nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường/ Biên Hoà) và đảo Côn Lôn.

+ Mở cửa biển Đà Nang, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán.

+ Bồi thường chiến phí và kèm theo nhiều nhượng bộ nặng nề khác về chính trị, quân sự.

– Hậu quả: Hiệp ước đã vi phạm chủ quyền dân tộc: cắt đất cho giặc.

6. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)

– Hiệp ước 1862 làm cho nhiều sĩ phu bất bình. Trong đó tiêu biểu nhất là Trương Định đã cùng nhân dân đứng lên chống Pháp.

– Được sự ủng hộ của nhân dân, Trương Định đã không nhận chức lãnh binh ở An Giang theo lệnh triều đình mà quyết tâm ở lại cùng nhân dân kháng chiến. Lá cờ “Bình Tây đại nguyên soái” của ông đã củng cố niềm tin trong nhân dân, khiến cho bọn cướp nước và bán nước phải khiếp sợ. Căn cứ Tân Hòa (Gò Công) trở thành đại bản doanh của phong trào toàn miền.

– Biết được căn cứ trung tâm của phong trào là Tân Hoà, ngày 28-2-1863, giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ này. Nghĩa quân chiến đấu anh dũng suốt 3 ngày đêm, sau đó rút lui để bảo toàn lực lượng, xây dựng căn cứ mới ở Tân Phước.

– Ngày 20-8-1864, nhờ có tay sai dẫn đường, thực dân Pháp dò ra nơi ở của Trương Định, chúng mở cuộc tập kích bất ngờ vào căn cứ Tân Hòa. Nghĩa quân chống trả quyết liệt. Trương Định bị thương nặng. Ông đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết.

7. Khái quát về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì

– Từ ngày 20 đến ngày 24-6-1867, thực dân Pháp đã chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

– Trước hành động của Pháp và sự bạc nhược của triều đình, nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì đã anh dũng đứng lên chống giặc.

+ Hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm chỉ huy nghĩa quân hoạt động mạnh ở Bên Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh trong hai năm 186711868.

+ Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đánh chiếm và làm chủ Rạch Giá (6-1867).

+ Nguyễn Hữu Huân tiếp tục chống Pháp ở Tân An, Mĩ Tho.

– Phong trào kháng chiến ở miền Tây vừa chống ngoại xâm kết hợp với chống triều đình phong kiến được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng. Đến năm 1875, phong trào bị thất bại.

Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 11: 

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 11
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11
0