24/06/2018, 17:16

Bồi dưỡng học sinh giỏi – Đề số 21 – Lịch sử 12

ĐỀ SỐ 21 (Đề thi HSG lớp 12, Nam Định, năm 2014 -2015) Câu 1 (4,0 điểm) Trình bày nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị được Nguyễn Ái Quốc thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930). Phân tích tính đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh trong việc ...

ĐỀ SỐ 21

(Đề thi HSG lớp 12, Nam Định, năm 2014 -2015)

Câu 1 (4,0 điểm)

Trình bày nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị được Nguyễn Ái Quốc thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930). Phân tích tính đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh trong việc xác định lực lượng cách mạng, từ đó anh (ch) hãy liên hệ với công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ở nước ta hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm)

a)   Phân tích nguyên nhân bùng nổ và tóm tắt diễn biến của phong trào cách mạng 1930  – 1931. Vi sao Nghệ – Tĩnh là nơi phong trào đấu tranh dâng cao nhất?

b)  Anh (ch) có thể học tập được những gì từ phong trào cách mạng này?

Câu 3 (5,0 điểm)

Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946) có đoạn viết:

…Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vi chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hi sinh tât cầ, chứ nhất định không chu mất nước, nhất định không chu làm nổ lệ…

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phải, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước…

(Lịch sử 12, NXBỊ Gìáo dục, 2008, trang. 131) Anh (ch) hãy trả lời các câu hởi sau:

a)   Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào? Nêu những nội động cơ bản của đoạn trích trên.

b)  Tinh thần thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chu mất nước, nhất định không chu làm nổ lệ được thế hiện như thế nào qua cuộc chiến địau ở các đô th phía Bắc vĩ tuyến 16?

c)   Nêu một số biểu hiện của tinh thần nhất định không chu mất nước, nhất định không chu làm nổ lệ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tồ quốc hiện nay.

Câu 4 (6,0 điểm)

Trình bày điều kiện lịch sử và những nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc, đòi quyền sống ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong xu thế của thế giới ngày nay, châu Phi đứng trước thời cơ và thách thức gì?

HƯỚNG DẪN

Câu 1 * Trình bày những nội động cơ bản của Cương lĩnh chính trị được Nguyễn Ái Quốc thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930

_ Đường lối chiến lược của cách mạng: tiến hành tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

-Nhiệm vụ cách mạng: Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến, tư sản phân cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập tự do: lập chính phủ công, nông, bình và quân đội công nông; tịch thu sản nghiệp lớn của đế quốc, tịch thu ruộng đất của đế quốc, bọn phân cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất.

-Lực lượng cách mạng. Công nhân nông dân, tiểu tư sản trí thức. Còn đối với phú nông; trung, tiểu địa chủ, tư sản dân tộc thì lợi dụng hoặc trung lập.

-Lãnh đạo cách mạngngày. Đảng cộng sản Việt Nam – đội tiền phong của giai cấp vô sản.

-Mới quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: Phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới.

–    Tuy còn vắn tắt, song đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp. Độc lập, tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh.

*   Phân tích tính đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh trong viêc xác đỉnh lực lượng cách mạng

–    Cương lĩnh cho thấy rõ lực lượng nòng cốt của cách mạng nước ta là công – nông, còn trí thức tiểu tư sản là lực lượng quan trọng, đồng thời thấy được các giai cấp và tầng lớp khác cũng là lực lượng cần phải liên minh hoặc lôi kéo, trung lập…

–    Cương lĩnh đã thấy hết được sự phân hoá xã hội, khả năng cách mạng của các giai cấp, tập hợp các giai cấp vào mặt trận dân tộc thống nhất, từ đó cô lập và phân hoá cao độ kẻ thù để tiến lên đánh bại chúng, nhằm thực hiện nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng nước ta là gìành độc lập dân tộc.

–    Sự sáng tạo: ở các nước tư bản thì giai cấp tư sản là đối tượng của cách mạng vô sản nhưng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến như nước ta do giai cấp tư sản nhỏ bé, bị chèn ép nên một bộ phận ít nhiều có tinh thần dân tộc nên có thể là lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc.

*   Từ đó anh (chi) hãy liên hê với công cuộc xây dưng khôi đại đoàn kết toàn dấn ở nước ta hiện nay.

–    Học sinh trình bày sự hiểu biết của mình về việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ở nước ta hiện nay, việc trả lời hướng vào nội dung sau: ở nước ta hiện nay nhân dân được đoàn kết, tập hợp đông đảo trong mặt trận dân tộc thống nhất (mặt trận Tổ quốc Việt Nam) nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

Câu 2. a) Phân tích nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930 -1931:

–    Khách quan:

+ Những năm 1929 – 1933, thế giới tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng trên quy mô lớn, để lại hậu quả hết sức nặng nề, làm cho những mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản phát triển gay gắt. Phong trào đấu tranh của công nhân và quần chúng lao động dâng cao.

+ Trong khi đó, Liên Xô đang xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội… Cách mạng Trung Quốc cũng gìành thắng lợi.

+ Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới cổ vũ sự bùng nổ của phong trào cách mạng ở Việt Nam

–    Chủ quan:

+ Tình hình kinh tế

+ Từ 1930 kinh tế nước ta bước vào thời kì suy thoái do Pháp tìm mọi cách trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng lên vai nhân dân thuộc địa: Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp…

+ Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam rất nặng nề so với các thuộc địa khác của Pháp cũng như so với các nước trong khu vực.

+ Tình hình chính trị xã hội

+ Tình trạng đói khổ của nhân dân lao động càng trầm trọng thêm: Công nhân: nông dân…; các tầng lớp giai cấp khác…

+ Mâu thuẫn xã hội gay gắt, trong đó có 2 mâu thuẫn cơ bản (dân tộc Việt Nam >< thực đàn Pháp, nông dân >< địa chủ phong kiến). Đó là nguyên nhân sâu xa và trực tiếp đưa đến cao trào cách mạng (1930 – 1931)

+ Từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái, thực dân Pháp thi hành chính sách khủng bố trắng hòng dập tắt phong trào cách mạng. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế cùng với chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp càng nung nấu lòng căm thù, nâng cao tinh thần cách mạng của nhân dân ta, tăng thêm tình trạng bất ổn trong xã hội.

–    Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp và phong kiến tay sai.

b)    Tóm tắt diễn biến

–    Từ tháng 2 đến tháng 4 nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Mục tiêu đấu tranh: đòi cải thiện đời sống: Công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm, nông dân đòi giảm sưu thuế, bên cạnh đó cũng xuất hiện những khẩu hiệu chính trị như đả đảo chủ nghĩa đế quốc, đả đảo phong kiến, thả tù chính trị..

_ Tháng 5 trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động 1/5. Tháng 6 ,7, 8/1930, cả nước có rất nhiều cuộc đấu tranh…

_ Tháng 9/1930 phong trào đấu tranh dâng cao, nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tinh. Nông dân biểu tinh có vũ trang tự vệ với hàng nghìn người kéo đến huyên l tỉnh l đòi gìâm sựu thuế, được công nhân Vinh – Biên Thủy hưởng ứng.

–    Tiêu biểu là cuộc biểu tình của 8000 nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An) ngày 12/09/1930. Pháp đàn áp dã man song vẫn không ngăn nổi cuộc đấu tranh. Quần chúng kéo đến huyện 1 phá nhà lao, đốt huyện đường, vây đồn lính khố xanh.

–    Chính quyền thực dân, phong kiện bị tế liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã; nhiều lí trưởng, chánh tổng bỏ trịôn.

–    Nhiểu cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân làm chủ vận mệnh, tự quân lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền gọi là Xô viết…

*   Vi sao Nghệ — Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất.

–    Chịu ách thống trị của đế quốc và phong kiến rất nặng nề, và lại là vùng đất nghèo. Nhân dân Nghệ Tĩnh có truyền thống đấu tranh cách mạng.

–    Cơ sở công nghiệp Vinh – Biến thuỷ là trung tâm kĩ nghệ lớn nhất Trung Kì, là điều kiện thuận lợi cho liên minh công – nông.

–    Các tổ chức cộng sản và cơ sở Đảng ở đây khá mạnh.

*   Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân

–    Ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh, quyết tâm bảo vệ quê hương đất nước, trung thành với lí tưởng của Đảng…

Câu 3. * Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào?

–    Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, nhưng thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị xâm lược nước ta…

–    Ngày 18 và 19/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để Pháp giữ gìn trật tự ở Hà Nội; nếu không, chậm nhất sáng 20/12/1946 Pháp sẽ chuyển sang hành động.

–    Hành động của Pháp đã đe dọa nền độc lập của ta, ta chỉ có một con đường duy nhất là cầm vũ khí đứng lên chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược (hoặc nếu trả lời là: điều kiện đấu tranh hoà bình không còn nữa thì vẫn cho điểm).

–    Ngày 12/12/1946, ban thường vụ trung ương Đảng ra chi th toàn dân kháng chiến.

–    Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bấtt thường Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Động Dương mở rộng họp tại làng Vạn Phủc (Hà Động X đã quyết định phát động cả nước kháng chiến.

–   20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, tắt điện làm tín hiệu tiến công, cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ.

–   Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch được truyền đi khắp cả nước.

*  Nêu những nội dung cơ bản của đoạn trích trên.

–   Nêu lên nguyện vọng hoà bình của ta, dã tâm xâm lược của thực dân Pháp (hoặc: tính chính nghĩa, nguyên nhân bùng nổ của cuộc kháng chiến chống Pháp…)

–   Quyết tâm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc kháng chiến toàn dân    (hoặc         tính

nhân dân, hoặc: kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến…).

–   Tinh thần thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ được thể hiện như thế nào thông qua cuộc chiến đấu ở các đô th phía Bắc vĩ tuyến 16?

–   ở Hà Nội, 20 giờ ngày 19/12/1946, cuộc chiến đấu bắt đầu. Nhân dân khiêng bàn ghế giường tủ, hạ cây cối làm thành chướng ngại vật để ngăn địch.

–   Trung đoàn thủ đô được thành lập, đánh những trận quyết liệt ở Bắc BỘ Phủ, Nhà BƯu điện, chợ Đồng Xuân… Khẩu hiệu: quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

–   Sau 2 tháng chiến đấu kiên cường, ngày 17/02/1947, Trung đoàn thủ đô rút về căn cứ an toàn.

–   Trong 60 ngày đêm, Hà Nội chiến đấu gần 200 trận, giết và làm bị thương hàng ngàn địch, phá hủy nhiều xe cơ giới, máy bay…

–   ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng… quân ta bao vây, tiến công tiêu diệt địch.

=>Như vậy, cuộc chiến đấu quyết liệt của quân và dân ta ở các đô th phía Bắc vĩ tuyến 16 đã thể hiện rõ tinh thần thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

*  Nêu một số biểu hiện của tinh thần nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

–   Học sinh hướng vào một số biểu hiện như: Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ra sức thi đua xây dựng đất nước giàu mạnh; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất; kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; kiên quyết giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; có những biện pháp để làm thất bại âm mưu diễn biến hoà bình…

Câu 4. * Điều kiện bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Châu Phi

–   Khách quan:

+ Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, chủ nghĩa đế quốc có nhiều thuộc địa ở châu Phi bị suy yếu.

+ liên Xô giành nhiều thành tựu trong công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện chính sách đối ngoại tích cực ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc

_ Liên Hợp Quốc thông qua một số nghị quyết quan trọng có tác dụng thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc Châu Phi: Nghị quyết Phi thực dân hóa, nghị quyết thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc…

+ Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới nhất là phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển đã cổ vũ, thúc đẩy sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi.

–    Chủ quan:

+ Ách thống trị của chủ nghĩa thực dân gây nên mâu thuần sâu sắc giữa nhâm dân các thuộc địa châu Phi với các nước để quốc xâm lược.

+ Sự trưởng thành của các lực lượng cách mạng và các chính đảng dân tộc.

*  Những nét chính về phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

–      Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ những năm 50 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi đặc biệt phát triển trước hết là Bắc Phi. khởi đầu là Ai Cập, Li bị, sau đó lan ra các khu vực khác…

–     Năm 1960 được gọi là Năm châu Phi với 17 nước được trao trả độc lập.

–     Năm 1975 các nước: Môdămbích và Ảnggôla đã gìành tháng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân BỊồ Đào Nha, đánh đấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.

–     Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nển thống trị thực dân cũ, gìành độc lập dân tộc và quyền sống của con người…

–     Năm 1993, tại Nam Phi, chế độ phân biệt chủng tộc chính thức bị xóa bỏ; tháng 4 năm 1994 đã diễn ra cuộc bầu cử dân chủ địa chủng tộc, Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên tại Cộng hoà Nam Phi.

*   Trong xu thế của thế giới ngày nay, châu Phi đứng trước thời cơ và thách thức gì

–     Nêu một số xu thế của thế giới ngày nay (hoà bình, hợp tác, lấy kinh tế làm trọng tâm, xu thế toàn cầu hóa…).

–     Thời cơ: Tiếp nhận vổn đầu tư, các dự án của các tố chức quốc tế, học tạp kinh nghệm quân lí, tiếp thu khoa học công nghệ…

–     Thách thức: Trình độ khoa học công nghệ lạc hậu, trình độ dân trí thấp, bất ổn chính trị đói nghèo, dịch bệnh, gia tăng dân số, xung đột sắc tộc, tôn giáo…

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0