24/06/2018, 17:15

Đề thi bồi dưỡng học sinh giỏi – Đề số 5 – Lịch sử 12

ĐỀ SỐ 05 (Đề thi chọn ĐT thi HSGQG lớp 12, Nghệ An, ngày thứ hai năm 2010 -2011) Câu 1 (3,0 điểm) Anh (chị) hãy làm rõ những nhân tố dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông — Nguyên thời nhà Trần ở thế kỉ XIII, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho sự nghiệp xây ...

ĐỀ SỐ 05

(Đề thi chọn ĐT thi HSGQG lớp 12, Nghệ An, ngày thứ hai năm 2010 -2011)

Câu 1 (3,0 điểm)

Anh (chị) hãy làm rõ những nhân tố dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông — Nguyên thời nhà Trần ở thế kỉ XIII, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 2 (3,0 điểm)

Nêu những điểm nổi bật của các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX. Kết cục của các đề nghị cải cách này?

Câu 3 (4,0 điểm)

Tóm lược các giai đoạn phát triển của phong trào cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX và rút ra tính chất của phong trào.

Câu 4 (4,0 điểm)

Động lực nào đã thôi thúc Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước? Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với các nhà cách mạng tiến bộ?

Câu 5 (3,0 điểm)

Trình bày những nguyên nhân làm cho tinh hình Trung Động từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay luôn căng thẳng, không ổn định. Hiệp định Gada – Giêricô (9/1993) có ý nghĩa gì trong tiến trình hoà bình Trung Đông?

Câu 6 (3,0 điểm)

Phân tích nguồn gốc và đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX. Tác động của cuộc cách mạng đó đối với sự phát triển nhân loại?

HƯỚNG DẪN

Câu 1. – Làm rõ nhân tố:

+ Sự lãnh đạo tài tình của các vua Trần và tướng lĩnh nhà Trần, tiêu biểu là v thống soái Trần Hưng Đạo: Chủ trương đúng đắn, nghệ thuật quân sự tài tình.
+ Ý chí quyết tâm đánh giặc và sự đoàn kết một lòng của quân dân nhà Trần:
Hội nghị Bình Than, Hội nghị Diễn Hồng, tinh thần sát Thát…

– Bài học:
+ Lấy dân làm gốc, vua tôi đồng lòng, quân dân hoà thuận.
+ Lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều, chủ động đập tan mọi âm mưu của địch.:

Câu 2. – Điểm nổi bật:

+ Cải cách duy tân xuất phát từ yêu cầu sống còn của đất nước nhằm cải thiện tình hình để có thể đương đầu với sự xâm lược của tư bản phương Tây.
+ Yếu tố duy tân được chú trọng (học tập, làm theo cái mới).
+ Để cập đến nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, đối ngoại, tôn giáo trọng tâm là vấn đề kinh tế.
Kết cục:
+ Hầu hết các đề nghị cải cách này không được thực hiện.
+ Có tác dụng tấn công vào tư tưởng bảo thủ và chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX.

Câu 3. * Các giai đoạn:

– Từ năm 1885 – 1888:
+ Do Hàm Nghị và Tổn Thất Thuyết chỉ huy, với sự tham gia của nhiều văn thân, sĩ phu yêu nước.
+ Diễn ra hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ trên phạm vi rộng lớn, nhất là Bắc Kì, Trung Kì.
+ Cuối 1888, vua Hàm Nghị rơi vào tay giặc, sau đó bị đày sang Angiêri.

– Từ năm 1888 – 1896:
+ Mặc dù không còn sự chỉ đạo của triều đình, nhưng phong trào vẫn tiếp tục
phát triển, quy tụ thành các trung tâm lớn.
+ Do Pháp càn quét, phong trào ở đồng bằng thu hẹp, chuyển lên hoạt động ở
trung du và miền núi (khởi nghĩa Hùng Lĩnh, Hương Khê).
+ Năm 1896, khởi nghĩa Hương Khê thất bại, phong trào cần vương chấm dứt.
* Tính chất: Giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng phong kiến.

Câu 4. – Động lực:

+ Chứng kiến cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động dưới ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp và tay sai.
+ Sự bế tắc của phong trào cứu nước cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
+ Tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, ý chí quyết tâm giành tự do độc lập của nhân dân ta đã thôi thúc Nguyễn Ái Quốc ra đi.
+ Tiếp nối truyền thống gia đình, quê hương, với lòng yêu nước, thương dân
sâu sắc, ý chí, nghị lực kiên cường, Nguyễn Ái Quốc quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc.

– Điểm khác:
+ Các nhà cách mạng tiền bối hướng về Trung Quốc, Nhật Bản, Nguyễn Ái Quốc hướng về nước Pháp, các nước phương Tây.
+ Các nhà cách mạng tiền bối chủ trương cầu viện tạo thanh thế, Nguyễn Ái Quốc đi để xem xét họ làm như thế nào,… trở về giúp đồng bào.
+ Các nhà cách mạng tiền bối tuyên truyền, vận động duy tân, chuẩn bị bạo động theo con đường dân chủ tư sản; Nguyễn Ái Quốc vừa lao động, vừa học tập, nghiên cứu lí luận kết hợp với hoạt động thực tiễn cách mạng, quyết định đi theo con đường cách mạng vô sản.
+ Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là quá trình khảo sát, lựa chọn từ đó giúp Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

Câu 5. – Nguyên nhân:

+ Trung Động có vị trí chiến lược quan trọng, nhiều dầu mỏ nên luôn bị các nước đế quốc dòm ngó và xâu xé.
+ Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo
+ Sự can thiệp và tranh giành của các nước để quốc ở Trung Đông
– Ý nghĩa:
+ Sau 45 năm chiến tranh, lần đầu tiên một Hiệp định hoà bình được kí kết giữa Ixaren và Tổ chức giải phóng Palextin (PLO).
+ Thỏa thuận này là một bước đột phá tích cực trong tiến trình dàn xếp hoà bình ở Trung Đông.

Câu 6. – Nguồn gốc: là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình dân số thế giới bùng nổ và tài nguyên cạn kiệt.

– Đặc điểm lớn nhất là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
+ Mọi phát minh kĩ thuật, công nghệ đều bắt nguồn từ nghện cứu khoa học.
+ Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Kĩ thuật mở đường cho sản xuất.
– Tác động:
+ Tăng năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống, thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực…
+ Gây ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, tai nạn lao động và giao thông, dịch bệnh, vũ khí hủy diệt.

Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 12:

  • Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12
  • Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 12
  • Đáp án môn Lịch sử lớp 12
  • Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12
0