Chuyên đề 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) – Lịch sử 11
*Kiến thức nâng cao: 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 có tác động đến nước Nhật – Về kinh tế: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Nhật: + Sản xuất công nghiệp giảm sút. + Khủng hoảng xảy ra nghiêm trọng nhất là trong nông ...
*Kiến thức nâng cao:
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 có tác động đến nước Nhật
– Về kinh tế: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Nhật:
+ Sản xuất công nghiệp giảm sút.
+ Khủng hoảng xảy ra nghiêm trọng nhất là trong nông nghiệp.
+ Thị trường trong và ngoài nước bị thu hẹp.
+ Khủng hoảng kinh tế đẩy mạnh quá trình tập trung sản xuất, tăng cường quyền lực của các tập đoàn tư bản lớn.
– Chính trị, xã hội:
+ Mâu thuẫn xã hội gay gắt, phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân diễn ra mạnh mẽ.
+ Sự thành lập Đảng Cộng sản Nhật vào tháng 7 năm 1922.
2. Đặc điểm tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 -1929
– Kinh tế Nhật Bản phát triển bấp bênh, không ổn định, chỉ phát triển trong thời gian ngắn rồi lại lâm vào khủng hoảng.
– Sức cạnh tranh của Nhật yếu hơn so với Mĩ.
– Nhật phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài nên không chủ động trong sản xuất.
– Công nghiệp của Nhật trong thời gian này không được cải thiện, nông nghiệp trì trệ, kĩ thuật lạc hậu, trong khi đó, kinh tế Mĩ phát triển hết sức nhanh chóng do cải tiến kĩ thuật, đổi mới quản lí sản xuất, sức cạnh tranh cao, nguồn nguyên liệu dồi dào, nguồn vô’n lớn.
3. Nguyên nhân dẫn đến sự ổn định của Nhật Bản những năm 1924 – 1929. Những biểu hiện về sự ổn định tạm thời của Nhật Bản
* Nguyên nhân:
– Nền công nghiệp chủ yếu dựa vào xuất khẩu của Nhật ngày càng gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với Mĩ và các nước Tây Âu.
– Nhật lại thiếu nguyên liệu và thị trường.
– Công nghiệp của Nhật không được cải thiện, nông nghiệp còn trì trệ, lạc hậu.
– Nhật chưa áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến vào trong sản xuất.
* Những biểu hiện:
– Về kinh tế:
+ Năm 1926, sản lượng công nghiệp mới phục hồi trở lại và vượt mức trước chiến tranh. Nhưng chưa đầy một năm sau, mùa xuân 1927, cuộc khủng hoảng tài chính lại bùng nổ ở thủ đô Tô-ki-ô làm 30 ngân hàng phá sản.
+ Nền công nghiệp chủ yếu dựa vào xuất khẩu của Nhật ngày càng gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với Mĩ và các nước Tây Âu.
– Về chính trị:
+ Những năm đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, Chính phủ Nhật đã thi hành một số cải cách chính trị (như ban hành luật bầu cử phổ thông cho nam giới, cắt giảm ngân sách quốc phòng…) và giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc bên ngoài.
+ Trong những năm cuối thập niên 20, Chính phủ của tướng Ta-na-ca đã thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến.
4. Những điểm giống và khác nhau về kinh tế Mĩ, Nhật trong thập niên 20 của thế kỉ XX
– Giống nhau: Cũng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi, không bị mất mát gì nhiều trong chiến tranh.
– Khác nhau:
+ Kinh tế Mĩ phát triển cực kì nhanh chóng do cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền, tăng cường tốc độ bóc lột công nhân.
+ Ở Nhật, sự phát triển kinh tế không đều, mất cân đối (trong vòng mấy năm đầu) rồi lại lâm vào khủng hoảng, công nghiệp không có sự cải thiện, nông nghiệp trì trệ lạc hậu, kinh tế phát triển chậm chạp, bấp bênh.
5. Biện pháp giải quyết khủng hoảng kinh tế năm 1929 -1933 của Mĩ và Nhật Bản
– Mĩ giải quyết khủng hoảng bằng cải cách kinh tế, xã hội, thực hiện Chính sách mới của Ru-dơ-ven: bao gồm các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Nhà nước tăng cường vai trò trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
– Nhật giải quyết khủng hoảng bằng cách tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, phát xít hóa bộ máy thống trị, gây chiến tranh, bành trướng ra bên ngoài.
6. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật
– Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết khó khăn do thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
– Ở Nhật do đã có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng nên quá trình quân phiệt hóa diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa. Quá trình này kéo dài trong những năm 30 của thế kỉ XX do có những mâu thuẫn giữa phái “sĩ quan trẻ” với phái “sĩ quan già”. Cuộc đấu tranh diễn ra quyết liệt, cuối cùng phái “sĩ quan trẻ” thất bại.
– Từ năm 1937, giới cầm quyền Nhật đã chấm dứt cuộc đấu tranh nội bộ, tập trung vào quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
– Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
7. Những điểm nổi bật về tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929
– Kinh tế:
+ Sau Chiến tranh thếgiới thứ nhất, Nhật bước vào thời kì ổn định và phát triển nhưng ngắn ngủi hơn các nước Tây Âu.
+ Sau cuộc khủng hoảng 1920 -1921, đến năm 1926, kinh tế Nhật mới ổn định.
+ Năm 1927, Nhật lại rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế.
+ Nền kinh tế của Nhật phát triển chủ yếu dựa vào xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu nguyên liệu nên khó khăn trong cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu.
– Chính trị, xã hội:
+ Không ổn định, các chính phủ thay nhau liên tiếp.
+ Mâu thuẫn xã hội gay gắt, công nhân thất nghiệp ngày càng tăng, nông dân bị bần cùng hóa, nổi dậy đấu tranh.
8. Sự phát triển của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản
– Trong những năm 1929 -1939, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức. Từ những cuộc biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền đã dẫn đến phong trào thành lập Mặt trận nhân dân, tập hợp đông đảo các tầng lớp xã hội. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản đã góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này.
– Từ năm 1929, những cuộc bãi công của công nhân đã bùng nổ ở những khu công nghiệp lớn và trở thành cuộc chiến chống chính phủ. Giới cầm quyền đàn áp dã man phong trào cách mạng.
– Vào giữa những năm 30, phong trào thành lập Mặt trận Nhân dân phát triển rộng khắp. Phong trào đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia giá, có cả binh lính và sĩ quan Nhật. Năm 1939, đã diễn ra trên 40 cuộc đấu tranh chống chiến tranh của binh sĩ trong quân đội Nhật.
Một số chuyên mục hay của Lịch sử lớp 11:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 11
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 11
- Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 11
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11