23/05/2018, 15:12

Bệnh niucatxơn ở gà (newcastle disease – nd)

Bệnh Niucatxơn () còn được gọi là bệnh dịch tả gà, dân ta hay gọi là bệnh gà rù. Bệnh chủ yếu ở gà ta, gà công nghiệp, ngoài ra, ngan, ngỗng, vịt đều có thể nhiễm bệnh, có khoảng 35 loài chim mẫn cảm với loại virus này. Nguyên nhân gây bệnh Newcastle Bệnh Nincatxơn do Paramixovirus gây nên. ...

Bệnh Niucatxơn () còn được gọi là bệnh dịch tả gà, dân ta hay gọi là bệnh gà rù. Bệnh chủ yếu ở gà ta, gà công nghiệp, ngoài ra, ngan, ngỗng, vịt đều có thể nhiễm bệnh, có khoảng 35 loài chim mẫn cảm với loại virus này.

Nguyên nhân gây bệnh Newcastle

Bệnh Nincatxơn do Paramixovirus gây nên. Loại virus này chỉ có 1 serotype. Virus gây bệnh được phân thành ba nhóm theo độc lực:

-Chủng độc lực mạnh: Gây bệnh nặng, chết nhiều gà, tỷ lệ chết cao.

-Chủng độc lực vừa: Gây chết gà ở mức độ bình thường.

-Chủng độc lực yếu: ít gây chết gà, gà mắc bệnh nhẹ, thường chỉ gây bệnh đường hô hấp (thở khò khẽ).

Lây truyền bệnh Newcastle

Bệnh Niucatxơn rất dễ lây nhiễm qua đường hô hấp và tiếp xúc giữa gà bệnh và gà khỏe. Lây truyền giữa các trại do dụng cụ, thiết bị do con người, phương tiện đi lại. Lây truyền do chim hoang dại nhiễm bệnh bay từ trại này sang trại khác. Lây qua không khí nhiễm mầm bệnh mà gió thổi từ nơi này sang nơi khác. Có thể lây do vaccin đã nhiễm mầm bệnh từ trong trứng. Thời gian nung bệnh từ 2-14 ngày.

Triệu chứng, bệnh tích

Bệnh Niucatxơn có thể đánh giá được tính chất tùy theo độc lực của chủng virus gây bệnh, thường thể hiện triệu chứng biến đổi ở ba hệ: Hô hấp, tiêu hoá và thần kinh.

Chủng Lentogenic (độc lực yếu) gây những triệu chứng nhẹ, tỷ lệ chết thấp, có trường hợp không gây bệnh.

-Chủng Memgenic (độc lực trung bình) gây triệu chứng hô hấp, giảm đẻ nhiều, có triệu chứng thần kinh. Tỷ lệ chết từ 5-50%, ruột bị xuất huyết.

-Chủng Velogenic (độc lực mạnh) có độc lực cao gây bệnh nặng nhanh, khởi đầu là các triệu chứng hô hấp, gà chết nhanh, tỷ lệ chết cao có khi lên đến 100%, ruột, khí quản, cơ xuất huyết.

Gà bệnh thể hiện triệu chứng chung cả đàn suy sụp nhanh, hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở, thở khò khè đứt quãng. Gà bị tiêu chảy, phân loãng trắng như vôi. Gà còn có thể run cơ, co giật từng lúc, liệt, khi đi không kết hợp đầu và cổ, có trường hợp đầu nghẹo ra đang sau (torticolis) lệch thân sang một bên. Những con khỏi bệnh có thể có di chứng thần kinh vẹo đầu, chạy vòng quanh. Song không phải mọi ổ dịch đều thể hiện đầy đủ 3 hệ triệu chứng trên. Ở gà đẻ còn có biểu hiện đẻ giảm, đẻ trứng non, vỏ sần sùi, tỷ lệ trứng không có vỏ tăng, tỷ lệ ấp nở thấp.

Bệnh tích là xuất huyết đường tiêu hoá và có nhiều điểm loét ở miệng, họng, thực quản, đặc biệt là dạ dày tuyến xuất huyết ở các ống tiết dịch làm thành vệt ở trước ranh giới với thực quản và dạ dày cơ (mề), xuất huyết đỏ nổi gờ ở nuột non, ruột già tới hậu môn cùng xuất huyết rõ. Niêm mạc mũi, khí quản viêm cata có dịch nhầy, có nhiều bọt khí ở túi khí. Màng não bị xuất huyết dễ như đầu đinh ghim. Xuất huyết ở tim, buồng trứng… Trứng non rơi ra khoang bụng, vỡ ra gây viên phúc mạc làm gà chết.

Chẩn đoán bệnh Newcastle

-Dùng phản ứng huyết thanh học.

-Dùng phương pháp nuôi cấy virus.

Đối với những người chăn nuôi nhỏ, phương pháp chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng: phân loãng xanh, vàng, lù dù cả đàn, bệnh kéo dài có triệu chứng thần kinh. Đặc biệt là bệnh tích xuất huyết ở da dày tuyến, xuất huyết ở ống tiêu hoá từ miện đến tận hậu môn.

Phòng và trị bệnh

Không có thuốc đặc hiệu, tuy nhiên có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh điều trị các loại vi khuẩn kế phát cho kết quả nào đó trong chăn nuôi nhỏ ở gia đình.

Phòng bệnh

+ Sử dụng vaccin nhược độc đông khô hoặc vaccin vô hoạt phòng bệnh cho gà.

-Vaccin Laxota đông khô dùng cho gà trên 7 ngày tuổi, cho gà uống, nhỏ mũi.

-Vaecin hệ 1 nhược độc đông khô dùng cho gà trên 2 tháng tuổi, tiêm dưới da.

-Vaccin IB+ND MA5 + Ckme 30 do hãng Intervet (Hà Lan) sản xuất là loại vaccin sống đông khô phòng cả 2 bệnh Niucatxon và viêm phế quản. Dùng nhỏ mắt, mũi, uống cho gà 1 ngày tuổi và 1 tuần tuổi.

Cách dùng

-Phun sương vaccin được pha trong nước sạch nên mở lọ trong nước. Máy phun phải sạch, không có chất cặn, chất bào mòn, chất sát trùng sót lại. Nước có pha vaccin được phun sương đúng số lượng, gà quy định với khoảng cách 30-40cm. Ở gà 1 ngày tuổi sử dụng 1000 liều vaccin pha với 1/4 lít nước cho 1000 gà con, điều chỉnh vòi phun để có hạt sương toả đều. Ở gà lớn, hoà tan 1000 liều cho 1 lít nước và điều chỉnh vòi để có dạng phun sương.

-Nhỏ mắt, nhỏ mũi: pha vaccin bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý thường 30 ml/1000 liều. Một giọt nhỏ mắt, một giọt nhỏ mũi. Phải đảm bảo thuốc nhỏ vào mũi được gà hít vào.

Nước uống: vaccin được mở pha theo tỷ lệ trên đảm bảo vaccin tan trong nước trong vòng 2 giờ. Phải có đủ nước uống cho gà khi dùng Vaccin uống. Dụng cụ cho uống phải sạch. Cho gà uống vaccin vào lúc sáng sớm.

Lưu ý: Chỉ sử dụng vaccin cho gà khoẻ mạnh.

Vaccin khi đã pha chỉ sử dụng trong ngày (5-6 giờ), nếu còn thừa phải huỷ bỏ.

Thực hiện đầy đủ kịp thời lịch tiêm phòng vaccin đảm bảo gà luôn luôn có đủ lượng kháng thể chống đỡ với bệnh cho gà giống.

Về sau cứ ba tháng kiểm tra hàm lượng kháng thể một lần nếu hiệu giá thấp thì phải tiêm bổ sung vacxin Newcastle hệ I.

+ Vệ sinh thú y:

-Cách ly gà ốm và gà khoẻ.

-Định kỳ tẩy uế chuồng trại và môi trường xung quanh bằng Chloramin T (Halamid) 0,2% trong 10 phút, mỗi tuần 1 lần.

+ Biện pháp xử lý khi có dịch Newcastle

Khi phát hiện có bệnh tuỳ theo tiên lượng nặng hay nhẹ để xác định hướng cứu chữa cho đàn gà. Thường gà dưới 4 tuần tuổi khả năng trị bệnh hầu như không có hoặc hiệu quả rất thấp, gà trên 4 tuần tuổi có phần hy vọng hơn. Thực hiện các bước sau:

-Bao vây ổ dịch: Cách ly khu vực có bệnh, có người chăm sóc riêng. Tuyệt đối không tiếp xúc với người, gia súc nơi khác, thực hiện “nội bất xuất, ngoại bất nhập”

-Loại thải triệt để gà bệnh, gà yếu và xử lý theo hướng dẫn của cán bộ thú y.

-Số gà khoẻ còn lại cho phòng vaccin lasota cho gà dưới 30 ngày tuổi và vaccin Newcastle cho gà trên 30 ngày tuổi.

-Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại.

-Cho gà liều kháng sinh nhẹ và bổ sung vitamin A, B…trong 7-10 ngày để tránh vi trùng bội nhiễm thứ phát. Nếu gà uống nước nhiều diều quá căng do độ acid cao thì cho uống nước vô trong, cho gà ăn tỏi.

Điều trị bệnh

Dùng các loại kháng sinh phổ rộng nhú Tetracylin, Chloramphenicol. Tiamulin, Ampicillii để ngăn chặn vi khuẩn kế phát.

Dùng các thuốc bồi dưỡng tăng cường sức đi kháng bệnh như B.complex, multivit, vitamin Cl bột điện giải…

0