23/05/2018, 15:12

Chuẩn bị chuồng nuôi hươu nai

Bài viết trình bày các bước công việc trong việc chuẩn bị chuồng nuôi hươu nai và giúp bạn đọc thực hiện được các bước công việc trong việc chuẩn bị chuồng nuôi. Xây dựng chuồng nuôi mới Địa điểm Địa điểm xây chuồng – Chọn nơi cao ráo, thoáng mát – Chuồng nuôi làm xa nhà ở ít nhất 10 m ...

Bài viết trình bày các bước công việc trong việc chuẩn bị chuồng nuôi hươu nai và giúp bạn đọc thực hiện được các bước công việc trong việc chuẩn bị chuồng nuôi.

Xây dựng chuồng nuôi mới

Địa điểm

Địa điểm xây chuồngĐịa điểm xây chuồng

– Chọn nơi cao ráo, thoáng mát

– Chuồng nuôi làm xa nhà ở ít nhất 10 m (nuôi nhốt).

– Chuồng nuôi gần nguồn nước để tiện việc rửa dọn và cho hươu đằm tắm, song tránh những nơi quá ẩm ướt, lầy lội.

Hướng chuồng

– Chuồng nuôi hươu, nai cần chọn hướng chuồng để có thể đón ánh sáng mặt trời chiếu vào một phần chuồng đồng thời hạn chế được hướng gió đông bắc và gió tây nam, mưa tạt vào mùa mưa… ở các tỉnh phía nam.

– Vì vậy thường chọn hướng nam hoặc đông nam. Hướng chuồngHướng chuồng

Diện tích ô chuồng

Tùy theo từng giai đoạn và loại hươu, nai khác nhau mà thiết kế diện tích ô chuồng cho phù hợp:

– Hươu cái, hươu đực: 5 – 7 m²/con

– Hươu đực giống: 8 – 10 m²/con không kể diện tích làm sân chơi

– Nai cái 4 – 6 m²/con

– Nai đực giống 8 – 10 m²/con (Sân chơi gấp 4 lần chuồng nuôi).

Nền chuồng

– Nền chuồng làm bằng gạch, xây dốc 1 cm cho 1 m dài (3 – 4%), có rãnh để thoát nước rửa chuồng và nước tiểu. Nền làm bằng gạch vừa không trơn, vừa có tác dụng giữ nhiệt mùa rét, thoát nhiệt mùa nóng và tiện vệ sinh.

– Nền chuồng làm bằng xi măng thì phải khía thành những ô nhỏ để hươu khỏi trượt ngã.

– Nền chuồng có thể làm trên nền đất sét nện chặt.

– Nền chuồng nuôi phải cao hơn mặt đất từ 0,4 – 0,5 m để nước mưa không tràn vào nền chuồng. Nền chuồng làm bằng xi măng cátNền chuồng làm bằng xi măng cát

Mái chuồng

– Cao mái: Cao nóc 2,8 – 3,5 m, cao mái tranh 1,8 – 2,0 m.

– Mái có thể lợp bằng fibro xi măng, ngói hoặc tôn.

– Mái có lót xốp hoặc rơm rạ ở trên để chống nóng.

– Mái chuồng phải dốc để thoát nước mưa

Thành chuồng (vách chuồng)

– Xung quanh chuồng có thể xây bằng gạch, có để lỗ thoáng hoặc gỗ.

– Thành chuồng (vách chuồng).

Vật liệu làm bằng gỗ, tre hoặc lưới P40. Cột 9 x 9 cm. Dóng ngang 8 x 4 cm. Khoảng cách giữa các dóng ngang là 15 cm. Từ 1 m trở lên, khoảng cách là 20 – 25 cm. Chiều cao của thành chuồng là 2,2 – 2,5 m.

– Chú ý: Thành chuồng nên làm bằng loại gỗ tốt, chú ý kiểm tra và chống mối mọt thường xuyên.

Cửa chuồng

ơ đồ thiết kế cửa đẩySơ đồ thiết kế cửa đẩy

– Vật liệu làm bằng thanh gỗ bản rộng 10 cm.

– Cao 1,1 – 1,2 m

– Rộng 70 cm Cửa chuồngCửa chuồng

Đường đi và rãnh thoát nước

– Đường đi: Chuồng nuôi 2 dãy có lối đi ở giữa, chuồng 1 dãy lối đi ở trước. Lối đi rộng 1,3 – 1,5 m. Lối đi cao hơn nền ô chuồng 25 – 30cm Đường đi ở giữa 2 dãy chuồngĐường đi ở giữa 2 dãy chuồng

– Rãnh thoát nước: Thiết kế xung quanh chuồng nuôi. Rãnh rộng 30 cm. Rãnh xây dốc 1 cm (3 – 4%) về phí hố chứa chất thải.

Sân chơi, bãi chăn

– Sân chơi: Sân thả hươu, nai cũng nên lát gạch để tránh lầy lội vào mùa mưa. Sử dụng sân, vườn làm sân chơi. Chú ý cần tránh những vật chướng ngại, nhọn sắc, dễ gây tai nạn cho hươu.

– Bãi chăn thả (đối với cơ sở chăn nuôi lớn): Sân chơiSân chơi

+ Bãi chăn là khu vực rộng, có bãi cỏ, cây bụi, suối nước, một khoảng rừng thưa, cũng có thể bao lấy một vài quả núi thấp.

+ Cần làm nhà cho hươu tránh mưa nắng,

+ Có chuồng cách ly để phòng chữa bệnh

+ Có chỗ cho hươu ăn, vận động, đằm tắm…

+ Tuỳ điều kiện từng nơi và quy mô chăn nuôi mà vây rào cho thích hợp. bãi chănbãi chăn

Nói chung, khu rào càng rộng càng tốt. Trong khu vực rào cần ngăn thành từng ô, có cửa thông với nhau. Trong từng ô, trồng sẵn thức ăn cho hươu và áp dụng hình thức luân phiên chăn thả, để chủ động đảm bảo đủ khẩu phần của hươu theo yêu cầu chăn nuôi, mật độ cần có 1 – 1,5 ha/hươu.

Tường rào

Tường rào khu chăn nuôiTường rào khu chăn nuôi

– Tường rào có thể làm bằng lưới P40

– Chiều cao 2,5 – 2,7 m

Kho chứa thức ăn

– Kho để chứa thức ăn, cũng như nơi chế biến thức ăn .

– Kho chứa thức ăn phải làm xa khu vực chuồng trại.

– Kho thức ăn cần che đậy để hạn chế ruồi, muỗi.

Hố chất thải

– Hố chứa phân. Mô hình Biogas Vacvina cải tiếnMô hình Biogas Vacvina cải tiến

+ Hố phân ở góc chuồng có đào một hố sâu khoảng 40 – 50 cm để tích phân, nước tiểu và lá, cỏ thừa.

+ Hàng tuần hay đôi khi một vài tuần mới lấy phân một lần.

– Bể biogas (mô hình của Vacvina cải tiến)

MÔ HÌNH HẦM BIOGA KT (KT1 VÀ KT2) Mô hình Biogas KT1Mô hình Biogas KT1

Các nắp hầm biogas làm bằng côm-pô-dit

Bước 1: Đào hố theo kích thước hình vẽ cho hầm 7,3 m

Bước 2: Lắp ghép hoàn thiện bể

Bước 3: Hạ bể xuống hố đào sẵn

Bước 4: Lấp đất xung quanh hố

Bước 5: Lắp đặt đường dẫn phân, đường dẫn gas và bếp Mô hình Biogas KT2Mô hình Biogas KT2

Bước 6. Kiểm tra độ kín đường dẫn gas.

Bước 7: Vận hành

Chuẩn bị chuồng nuôi cũ

Kiểm tra chuồng nuôi

– Kiểm tra diện tích, số lượng ô chuồng có phù hợp với quy mô nuôi không.

– Kiểm tra khoảng cách các thanh gỗ, độ chắc của tường ngăn.

– Kiểm tra độ dốc, độ chắc của nền chuồng

– Kiểm tra độ chắc, độ kín của mái chuồng

– Kiểm tra thống rãnh thoát nước

Sửa chữa chuồng nuôi

– Trên cơ sở kiểm tra chuồng nuôi, ghi chép chi tiết các hỏng hóc.

– Lập kế hoạch sửa chữa

– Thực hiện sửa các hỏng hóc chuồng nuôi

Vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi

Bước 1. Xác định các phương pháp sát trùng chuồng trại

– Sát trùng cơ học: Rửa, lau dụng cụ, quét mạng nhện, quét chuồng, quét hành lang, lối đi, quét và khơi thông cống rãnh, giặt bảo hộ lao động làm hàng ngày và hàng tuần.

– Sát trùng lý học: Chiếu sáng chuồng, phơi nắng dụng cụ và chất độn chuồng, dội rửa nước sôi vào dụng cụ và nền chuồng được làm hàng ngày, hàng tuần hoặc khi tiêm phòng, khi tiến hành tổng vệ sinh sau khi kết thúc mỗi đợt chăn nuôi.

– Sát trùng hóa học: Rửa tay xà phòng trước khi vào chuồng, phun sát trùng vào chuồng, dụng cụ chăn nuôi và vào đàn hươu, nai. Rắc vôi bột, quét nước vôi, làm hàng ngày hoặc hàng tuần tùy theo thực tế yêu cầu.

Bước 2. Xác định các loại thuốc sát trùng

– Vôi bột: Sát trùng tốt, diệt được vi rút.

– Formol: Sát trùng rất mạnh, diệt được hết các mầm bệnh, nhưng rất độc, là chất gây ung thư, chỉ sát trùng khi xông hơi chuồng nuôi (17 g thuốc tím + 33 ml formol xông hơi cho 1 m3 không khí) Dung dịch formolDung dịch formol

– Chloramin B: Sát trùng mạnh, diệt gần hết các mầm bệnh, kể cả vi rút, là chất độc, dùng để phun sát trùng chuồng, dụng cụ và cho đàn hươu, nai với tỷ lệ 50 – 100 g/10 lit nước phun được 70 m2 chuồng, nếu sát trùng nước uống 1 g/1000 lit.

– Vikon S: Sát trùng mạnh, tương tự như Chloramin B, dùng để phun sát trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và sát trùng nước uống.

– Haniodine: Sát trùng tốt, an toàn với người, dùng để Chloramin BChloramin B

phun sát trùng chuồng, dụng cụ, gia súc và rửa tay sát trùng. Liều pha 50 gam hoặc 100 gam/10 lít nước phun được 70 m2.

Hoặc dùng Haniodine 10%:

Tiêu độc chuồng trại: pha với nước sạch 1 lít HANIDINE 10 %/100 – 250 lít nước.

Phun đều bề mặt chuồng, dụng cụ chăn nuôi và môi trường xung quanh. Tuần dùng 1 – 2 lần, liên tục 2 – 3 tuần. VirkonVirkon

– BKA:

+ Khi không có dịch bệnh: Pha loãng 100 lần (10 ml thuốc pha trong 1 lít nước sạch), phun đều lên nền chuồng, một lít dung dịch pha phun cho 10 – 12 m2 nền chuồng; 5 – 7 ngày phun lại một lần.

+ Khi có dịch bệnh: Pha loãng 100 lần (10 ml thuốc pha trong 1 lít nước sạch), phun đều lên nền chuồng, một lít dung dịch pha phun cho 8 – 10 m2 nền chuồng sau khi dọn vệ sinh sạch sẽ.

Nếu có thì ngày 2 lần. Còn nếu chuồng trống ngày 1 lần, liên tục 3 – 5 ngày hoặc cho đến khi hết dịch. Dung dịch Iodine 10%Dung dịch Iodine 10%

– Biosep: Sát trùng hiệu quả các mầm bệnh như virus, vi khuẩn, bào tử, nấm mốc, Mycoplasma ….gây bệnh cho . Tiêu độc chuồng trại, dụng cụ và môi trường chăn nuôi, nhất là trong các ổ dịch.

Bước 3. Lựa chọn thuốc sát trùng chuồng trại BKABKA

Tùy theo điều kiện của từng cơ sở chăn nuôi và điều kiện vệ sinh môi trường chăn nuôi và tình hình dịch bệnh mà chọn loại thuốc sát trùng cho phù hợp. Tuy nhiên khi lựa chọn thuốc sát trùng để sử dụng cần phải quan tâm đến một số vấn đề sau:

– Thuốc tác động nhanh, có hiệu lực rộng với các loại mầm bệnh (virus, vi khuẩn, nấm…).

– Thuốc không gây độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người và vật nuôi. BioseptBiosept

– Là loại thuốc tác động tốt ở mọi môi trường

– Là loại thuốc không ăn mòn và huỷ hoại tới dụng cụ chăn nuôi

– Là thuốc có tính ổn định cao ở dạng đặc và hoà tan trong dung dịch

– Là thuốc có thể hoà tan ở cả nước sạch và có kiểm tính

– Là thuốc không có mùi hôi và khó chịu

– Thuốc không bị biến dạng ngay cả khi ở dạng đặc và khi cho hoà tan

– Là loại thuốc dễ tìm, thuận lợi khi sử dụng và tiết kiệm

– Thuốc không gây tồn dư lâu ngoài môi trường.

– Không có vết tỳ khuyết, bẩn

Bước 4. Phun khử trùng chuồng trại

– Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ

– Lựa chọn thuốc sát trùng

– Xác định công thức hòa dung dịch sát trùng

– Hòa dung dịch sát trùng theo đúng nồng độ quy định

– Cho dung dịch sát trùng đã hòa vào bình bơm hoặc máy bơm

– Phun khử trùng chuồng trại

+ Bằng máy động cơ chạy xăng

+ Bằng máy động cơ chạy điện

+ Bằng bình bơm tay giống bình bơm thuốc trừ sâu

+ Bằng bình bơm tay giống như bình phun tưới cho

Lưu ý: Người phun thuốc sát trùng phải mặc quần áo bảo hộ lao động, đeo khẩu trang, đi ủng.

Vệ sinh, sắp xếp kho chứa thức ăn

– Quét dọn kho chứa thức ăn

– Sát trùng, tiêu độc kho chứa thức ăn

– Diệt côn trùng, chuột kho chứa thức ăn

– Sắp xếp lại kệ kê thức ăn

Kiểm tra hố chứa chất thải

– Kiểm tra độ kín của hố phân và đường dẫn gas nếu có.

– Vệ sinh, tiêu độc hố chứa phân

Kiểm tra sân chơi, bãi chăn thả

– Kiểm tra sân chơi, bãi chăn

– San phẳng các hố nước đọng

– Diệt ký sinh trùng trên bãi chăn

Kiểm tra hàng rào bao xung quanh

– Kiểm độ chắc, độ kín của hàng rào xung quanh

– Kiểm tra chiều cao của hàng rào xung quanh

0