23/05/2018, 15:12

Chuồng trại chăn nuôi đà điểu

Môi trường sống của đà điểu hoang dã ra sao? Trước khi nói về cách làm chuồng trại nuôi ta nên biết về môi trường sống của đà điểu hoang dã ra sao. Cũng như nhiều loài muông thú khác, đà điểu dù sống đơn lẻ hay sống thành bầy đàn cũng có lãnh địa riêng của chúng. Lãnh địa này rộng hẹp ra sao là ...

Môi trường sống của đà điểu hoang dã ra sao?

Trước khi nói về cách làm chuồng trại nuôi ta nên biết về môi trường sống của đà điểu hoang dã ra sao. Cũng như nhiều loài muông thú khác, đà điểu dù sống đơn lẻ hay sống thành bầy đàn cũng có lãnh địa riêng của chúng. Lãnh địa này rộng hẹp ra sao là còn tùy ở mật độ sinh sống của đà điểu trong hoang mạc hay tháo nguyên nhiều ít ra sao, và còn tùy nơi ở thừa thiếu thức ăn ra sao nữa.

Nếu “dân số” trong vùng cư ngụ ít thì chúng nới rộng lãnh địa rộng ra, và nếu đất đai khô cằn thiếu thức ăn thì chúng phải chiếm lãnh địa rộng mới kiếm đủ cái ăn để sống. Nhưng, thường thường mỗi con đà điểu hoang dã phai bươn chải trong một vài cây số vuông đất đai mới kiếm ăn no được.

Đà điểu tuy là chim nhưng không có cánh để bay, thay vào đó nó có đôi chân rất khỏe nên chạy cả ngày với vận tốc khá cao nhưng cơ hồ không biết mỏi mệt.

Tuy là chim nhưng đà điểu không có bầu diều, mà có dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Thức ăn dược trôi qua thực quản rồi chuyển sang dạ dày tuyến, tích trữ lại đó trước khi chuyển qua dạ dày cơ làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn… Đà điểu tuy lớn con, sức nặng của đà điểu Ostrich tối đa đến 100kg, tương đương với con bò cỏ, nhưng lại tiêu tốn thức ăn không nhiều: độ ba kí cỏ và vài kí côn trùng và động vật nhỏ, nhưng trong môi trường sống hoang dã, mớ thức ăn đó đâu phái lúc nào cũng dễ kiếm, vì vậy gần như cả ngày chúng phải lùng sục tìm kiếm đây đó mới tim kiếm đủ thức ăn.

Tại sao bước đầu thuần hóa đà điểu, đa số người nuôi phải nếm mùi thất bại?

Thời gian đầu nhiều người thuần hóa đều thường bị thất hại vì đa số họ không nắm vững kỹ thuật chăn nuôi. Cái thất bại đầu tiên và nặng nề nhất là mọi người cứ tưởng nuôi giống chim chạy này cần phải có đất rất rộng mới phù hợp với lối sông tự nhiên của chúng. Do đó họ phải bỏ rất nhiều tiền ra mua (hay mướn) đất, rồi lại phải bỏ rất nhiều tiền ra đào giậu quanh khu vực chăn nuôi, vì có làm kỹ như vậy mới mong cầm giữ được chúng vì chúng cực kỳ khỏe mạnh và chạy rất mau. Nuôi đất quá rộng thì khó kiểm soát, tốn kém nhiều. Thực tế có nhiều nông trại phải dùng ngựa, dùng xe hơi, thậm chí còn dùng cả trực thăng để theo dỡi, để kiểm soát hoặc để dồn đuổi bắt giữ một vài con đem về chuồng để trị bệnh. Nuôi trong vùng đất quá rộng với đôi chân người, biết đến bao giờ mới tới lui cùng khắp? Bước đầu, do không nắm vững được kỹ thuật chăn nuôi nên nhiều người dành bỏ cuộc nửa chừng và đành chịu thua lỗ…

Cách nuôi nhốt có khác gì với cách sống trong hoang dã của chúng?

Trước hết, ta nên hiểu đà điểu là giống lớn con, thân cao tối đa đến 2m50 và sức nặng đến 150kg nên không thể nuôi nhốt trong chuồng trại hết sức tù túng như cách… , nuôi heo công nghiệp được. Nuôi nhốt, nhưng phải có nhà cho chúng che mưa nắng (thay thế lùm bụi bên ngoài), và phải có đất đai đủ rộng để chúng vận động thoải mái. Đây là giống chim chạy nên nuôi mà không đủ mặt bằng cho chúng vận động, dù là chạy quãng ngắn một vài trăm mét, chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng về lâu về dài sau này.

Nuôi nhốt là hàng ngày phải cung cấp thức ăn đầy đủ cho dà điểu, chúng không cần phải lặn lội để tìm kiếm thức ăn trong môi trường sống đó. Như vậy sân bãi chăn thả chỉ nhằm mục đích để chúng có nơi vận động gân cốt mà thôi. Vì vậy mỗi con được đành cho vài trăm mét đất thiết nghĩ cũng vừa đủ.

Nuôi nhốt trong môi trường tương đối chật hẹp như vậy, nếu là chim sinh sản, ta nuôi theo từng “tổ”, mỗi tổ khoảng ba bốn con: một trống hai mái, hay một trống ba mái mà thôi. Đây coi như lãnh địa riêng của tổ chúng, chúng sinh sống và sinh sản trong phạm vi được dành riêng đó từ năm này sang năm khác. Còn nếu là chim hậu bị, một vài năm tuổi, ta có thể nuôi với bầy đàn đông hơn, và sân bãi cũng phải đủ rộng đáp ứng đủ với nhu cầu… chạy của chúng. Ngay chim con vài ba tháng tuổi, ta cũng không nuôi trong chuồng chật hẹp được, càng có đất đai đủ rộng để chạy, đà điểu con sẽ lanh lợi hơn, sởn sơ và mau lớn hơn.

Tóm lại, nếu được ăn no đủ bổ dưỡng có đủ đất dai để vận dộng, đà điểu sẽ sinh trưởng tốt trong môi trường sống mới.

Mặt lợi của việc nuôi nhốt là gì?

Nuôi nhốt trong khu đất rộng vừa phải có rất nhiều điều lợi. Thứ nhất là không cần sử dụng mặt bằng quá rộng. Thứ hai là giảm bớt được chi phí rào giậu. Vì mặt bằng hẹp thì rào giậu phải tốn kém nhiều. Thứ ba là dễ theo dõi, dễ kiếm soát được . Trước đây vài trăm năm, do không biết được cá tính của đà điểu là có thể sống tốt được trong môi trường sống chật hẹp nên người ta mới nuôi đà điểu trong những vùng đất rộng lớn, từ đó mới dẫn đến sự thất bại ê chề, nhiều người phải sạt nghiệp. Chính nhờ vào khám phá này mà ngành nghề nuôi đà điểu mới có cơ hội tốt để phát triển mạnh hơn. Tuy vậy, nếu diện tích nuôi chật hẹp quá sẽ không thích hợp với giống chim chạy này, đó là điều mà các nhà chăn nuôi đà điểu lâu năm đã cảnh báo.

Có thể nuôi gà vịt, ngan ngỗng trong khu vực nuôi đà điểu?

Nhiều người thấy đất đai nuôi đà điểu rộng rãi sợ uổng phí nên muốn thả gà vịt vào nuôi chung. Chúng tôi nghĩ rằng không nên nuôi chung như vậy. Trong đời sống hoang dã, đà điểu thường kiếm ăn cạnh các loài thú lớn như hươu nai, ngựa vằn… là những loài chạy rất nhanh “đồng sức ngang tài” với nhau, khi chạy không con nào đè bẹp lên con nào. Nay nếu cho gà vịt ngan ngỗng vào nuôi chung sân bãi với đà điểu, chắc chắn khi chạy với vận tốc vũ bão, gà vịt sẽ không tài nào chịu nổi dưới đôi chân chắc khỏe và sức nặng hơn 100kg của chúng…

0