Quản lý lồng nuôi cá giò
nhằm mục đích đảm bảo môi trường lồng nuôi luôn sạch sẽ, tránh bị thất thoát cá và tài sản trên bè. Từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng tài sản của người nuôi. Quản lý bè nuôi Kiểm tra khung bè Tiến hành hàng tháng, đặc biệt trước mùa mưa bão. Khung lồng bè cần đảm bảo độ chắc ...
nhằm mục đích đảm bảo môi trường lồng nuôi luôn sạch sẽ, tránh bị thất thoát cá và tài sản trên bè. Từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng tài sản của người nuôi.
Quản lý bè nuôi
Kiểm tra khung bè
Tiến hành hàng tháng, đặc biệt trước mùa mưa bão. Khung lồng bè cần đảm bảo độ chắc chắn. Các bước tiến hành:
– Kiểm tra các thanh đà: không bị mục, gãy.
– Kiểm tra các khớp nối của các thanh đà: đảm bảo độ chắc, không bị tuột khỏi nối.
– Kiểm tra bu lông, ốc vít: yêu cầu không bị gãy, tuột ra khỏi lỗ khoan bắt bu lông giữa các thanh đà và đoạn nối thanh đà. Trong môi trường nước mặn, bu lông, ốc vít hay bị rỉ sét ăn mòn, cần kiểm tra bổ sung thay thế để đảm bảo độ chắc chắn khi bu lông, ốc vít đã bị ăn mòn.
Kiểm tra hệ thống phao
Phao bao gồm phao xốp và phao phuy nhựa. Định kỳ hàng tháng cần tiến hành kiểm tra độ nổi của phao, độ chắc chắn và độ căng của phao đối với phao phuy nhựa, kiểm tra vỏ bọc của phao xốp. Các bước tiến hành:
– Kiểm tra độ nổi của phao: phao chịu tác động của khung lồng, lồng nuôi, nhà ở và nhà kho. Độ nổi của phao đảm bảo an toàn cho hệ thống trên phao. Khung lồng, nhà và kho phải cao hơn mặt nước biển thấp nhất 20cm. Trường hợp không đạt phải bổ sung hoặc thay thế phao mới.
– Kiểm tra độ chắc chắn: hai đường buộc cố định phao vào khung đà phải còn nguyên vẹn, không bị đứt và bật ra. Nếu các đường dây này bị đứt, tuột hay không chắc chắn cần tiến hành buộc cố định lại dây.
– Kiể m tra độ căng của phao: phao nhựa phải đảm bảo độ căng không bị xẹp móp. Trường hợp kiểm tra thấy phao bị xẹp móp cần đưa phao lên, cạo
hà và kiểm tra phuy có bị thủng hay không, nếu không thủng cần bơm bổ sung hơi hoặc thay nếu phuy bị thủng.
– Kiểm tra vỏ phao xốp: để đảm bảo độ bền, tránh sinh vật xâm hại. Cần kiểm tra vỏ phao nilon và vỏ bạt xác rắn, nếu bị rách cần thay vỏ khác để
tăng độ bền cho phao.
Kiểm tra neo và dây neo
Yêu cầu dây neo phải đảm bảo đủ độ căng giữa neo và khung lồng bè.
Các mối buộc phải chắc chắn.
Neo không bị di chuyển khỏi vị trí thả neo.
Buộc lại dây neo vào khung lồng, kéo lại dây để đảm bảo độ căng, thả thêm neo khi neo không đ ủ để cố định lồng bè nuôi, nhà ở và kho chứa.
Quản lý lồng nuôi
Kiểm tra lồng nuôi
Được kiểm tra định kỳ hàng tuần để phát hiện kịp thời những lỗ thủng do bão gió, sinh vật bám, cắn, hay do lão hóa lưới lồng. Đồng thời, xử lý và ngăn chặn kịp thời cá thất thoát.
Vệ sinh, thay lồng nuôi
Vệ sinh lồng nuôi
Hàng ngày vệ sinh lồng lưới, loại bỏ thức ăn dư thừa, rác, túi nilon,.. bám vào lồng lưới.
Thay lồng nuôi
Sau 6 – 8 tuần, khi thấy lồng lưới bị bấm bẩn bởi hầu hà, rong, tảo,… cần tiến hành thay lồng lưới. Cách thức thay như sau:
– Chuẩn bị lồng lưới thay, kiểm tra kỹ để tránh lồng lưới bị rách.
– Mở nắp lồng, rút can cố định lồng lưới và dùng cây cán cá sang 1 bên.
– Tháo lưới 2 bên không chứa cá và buộc lưới mới vào thay thế.
– Dùng vợt vớt hoặc dùng xô, chậu múc cá và chuyển cá sang lưới mới.
– Tháo và chuyển lưới cũ ra ngoài và buộc 2 góc của lưới mới vào.
– Vệ sinh sạch sẽ can cố định và thả xuống cố định lồng, đan lại nắp lồng.
Xử lý lồng, bè nuôi
Xử lý lồng nuôi
Thường xử lý trước và trong mùa mưa bão, đảm bảo độ an toàn cho lồng nuôi.
– Kiểm tra các mối buộc của các góc lồng nuôi với khung lồng.
– Kiể m tra lưới mặt lồng, buộc lại khi dây buộc không chắc chắn.
– Trường hợp kiểm tra lồng lưới phát hiện bị rách đang trong quá trình nuôi cá. Yêu cầu bắt buộc phải vá kịp thời chỗ rách, có thể vá trực tiếp hoặc thay lưới lồng để tránh thất thoát cá ra ngoài.
Xử lý bè nuôi
Xử lý bè nuôi
Trước mỗi mùa mưa bão 1 -2 tháng, kiểm tra lại toàn bộ lồng bè để tiến hành sửa chữa và gia cố lại. Kiểm tra những vấn đề sau:
– Các thanh dầm, khung lồng xem có bị mối mọt, nứt, gẫy
– Mối liên kết khung lồng và phao có chắc chắn
– Các dây leo, buộc để cố định bè, đặc biệt là các mối nối nổi trên mặt nước bị già hóa bởi tác động của ánh nắng.
– Nhà ở trên bè bị mối, mọt nứt, gãy, mái tôn không chắc chắn. Tiến hành gia cố, sửa chữa lại kịp thời khi phát hiện các lỗi trên và hoàn thành trước các đợt mưa bão. Gia cố lại dây buộc lồng bè
Di chuyển lồng bè
Di chuyển lồng bè khi gặp các tình huống sau:
– Tránh bão ảnh hưởng trực tiếp đến lồng bè
– Môi trường xung quanh bị ô nhiễ m nặng bởi dầu, chất lượng nước xuống thấp,… đe dọa sự hao hụt lớn của bè cá.
– Cá khu vực nuôi bị bệnh nặng khó khắc phục
Các bước tiến hành như sau:
– Chuẩn bị khu vực neo đậu: tiến hành thăm do độ sâu, do môi trường nước, dự kiến phương án leo buộc, cố định lồng bè.
– Chuẩn bị trước khi kéo lồng: Tầu kéo, dây liên kết tàu với bè, dây, neo cố định tạm thời lồng, bè.
– Tiến hành kéo lồng bè:
+ Chọn ngày có sóng, gió nhẹ
+ Buộc dây kéo lồng và tầu kéo: buộc theo chiều ngang của khung lồng tại ít nhất 2 điểm đầu các thanh liên kết dọc khung lồng.
+ Kéo lồng, bè theo chiều dọc khung lồng
+ Tốc độ tối đa không quá 1km/h
– Cố định lồng bè ở nơi mới
– Di chuyển trở lại nơi neo đậu cũ, khi các điều kiện bất lợi không còn.