Thi hót Họa Mi và cách chấm điểm
Để giúp phong trào nuôi chim hót rừng tăng thêm phân hào hứng, hằng năm, trong các ngày lễ lớn, và ngay cả ngày chủ nhật hàng tuần, nhiều câu lạc hộ chơi chim và các tụ điểm chơi chim thường tổ chức các cuộc thi hót Họa Mi, và được đông đảo người xem nhiệt liệt hửng ứng. Những buổi thi hót Họa ...
Để giúp phong trào nuôi chim hót rừng tăng thêm phân hào hứng, hằng năm, trong các ngày lễ lớn, và ngay cả ngày chủ nhật hàng tuần, nhiều câu lạc hộ chơi chim và các tụ điểm chơi chim thường tổ chức các cuộc thi hót Họa Mi, và được đông đảo người xem nhiệt liệt hửng ứng.
Những buổi thi hót Họa Mi, đều được Ban tổ chức cẩn thận thông báo ngày giờ, địa điểm và điều lệ để các nghệ nhân nuôi chim biết trước hàng tháng mà lo chuẩn bị con ‘‘chim nòi” chu đáo hơn. Những tin vui này không những chỉ trong giới chơi chim mà người ngoài nghề cũng nô nức tiếp đón.
Với những ai dự định đem chim đăng ký, thì bắt đầu luyện tập thêm cho con chim quý của mình có giọng hót hay hơn để hy vọng chiếm được giải cao. Trong việc tập luyện này, chủ chim phải chạy đua với thời gian để gấp gấp lo lắng cho chim từng miếng ăn giấc ngủ, đến những buổi tập dượt theo đúng lịch trình đã vạch sẵn…
Con chim dự thi phải là chim đang thực sự căng lửa. Chim căng lửa thì ra trường ít bị chim khác hót đè. Nếu có thua thì thua ở giọng hót không hay, hoặc ở các phần vóc dáng và điệu bộ…Ra trường mà để bị đè, đến nỗi sợ hãi nhảy lồng tứ tung thì thật… buồn lòng cho chủ nuôi không ít.
Trước giờ thi hót, thường là buổi sáng, chủ chim phải đem chim vào đăng ký với Ban tổ ch ức cuộc thi để lấy số báo danh, số báo danh này được viết lên phiếu giấy trắng và dán vào lồng của chim thí sinh. chim Họa Mi
Số chim đăng ký thi hót thường không do Ban tổ chức hạn định trước là bao nhiêu, nhưng thường là con số đó cũng không quá cao ngoài mức dự định của Ban tổ chức: có thể là vài chục đến bốn năm chục là nhiều.
Chim dự thi hót được lệnh treo lên những cây sào đài giăng ngang trước bàn chấm thi của Ban giảm khảo (còn gọi là Ban trọng tài) lồng này cách khoảng lồng kia. khoảng bốn năm tấc, và không theo thứ tự nào cả. Một nghệ nhân có ba chim dự thí, có quyền lựa chỗ mà treo lồng ba nơi khác nhau…
Khi Ban giám khảo ngồi vào bàn làm việc thì mọi người đã ổn định xong xuôi. Các vị chủ chim có chim dự thi và đông đảo khán giả đã tự ổn định chỗ ngồi thành vòng phía trước để tiện quan sát các chim thi hót.
Ban giám khảo thường có ba vị: Một chánh giám khảo, một phó giám khảo và một thư ký.
Mở đầu chánh giám khảo tuyên bố điều lệ cuộc thi và sau đó ra lệnh cho cuộc thi đó bắt đầu.
Mọi cặp mắt đều trực hướng lên những cây sào dài và lắng nghe cả rừng Họa Mi cất cao giọng hót.
Ai cũng biết chim dự thi đều là những con chim căng lửa, là những chim xuất sắc của địa phương, thế nhưng ra trường không phải con nào cũng chứng tỏ được tài năng của mình trước đối thủ cả. Thường thì vào cuộc thi độ bốn năm phút đã có một số chim bị loại ra khỏi cuộc thi vì chúng lù rù sợ hãi, đứng lơ lơ láo láo trên cầu hoặc nhảy lồng như chim bổi… Những chim bị loại là do lệnh của Ban giám khảo, mà cũng có khi là do chủ chim tự động “rút lui”. Những chim này được đưa ngay ra ngoài khu vực thi. Và mọi người lại hưởng mắt vào những chim sừng sỏ còn lại…
Chim thi hót thường kéo dài nửa giờ hoặc lâu hơn, tùy theo qui định của Ban tổ chức.
Ban giám khảo căn cứ vào ba điểm chuẩn mà điều lệ thi hót Họa Mi đã đề cập đến để chấm điểm:
-Chấm điểm giọng hót: (Cho từ 0 điểm đến 10 điểm) Chim siêng hót, hót được nhiều giọng lại hay thì được điểm cao. Nếu chim siêng hót, nhưng hót ít giọng, luyến láy không có gì nổi bật thì được chấm điểm ít hơn.
-Chấm điểm vóc dáng: Điểm cao dành cho chim có vóc dáng đẹp; các bộ phận trên mình như đầu, mỏ, thân mình, đuôi, chân mình đồng thanh đồng thủ; Lại có bộ lông mượt mà thì được điểm cao. Những chim vóc dáng tầm thường thì nhận được điểm thấp.
-Chấm điểm điệu bộ: Chim hót mà đứng cao trên câu đầy vẻ tự tin, nếu có dáng múa như rung cánh chẳng hạn thì được Ban giám khảo chấm điểm cao. Còn những chim vừa hót vừa nhảy lồng, hoặc khi hót vừa đứng trên cầu vừa nhảy xuống bố… sẽ nhận được điểm thấp.
Khi chấm điểm, Ban giám khảo sẽ hội ý với nhau. Cuối cùng, viên thư ký cộng ba số điểm trên lại để lấy điểm trung bình cho mỗi con. Và sau đó căn cứ vào số điểm cao thấp mà sắp hạng cho những chim trúng giải.
Thường thì có ba giải Nhất, Nhì và Ba. Nhưng, nhiều khi cũng có trao những giải khuyến khích khác.
Chim được trúng giải, sẽ được Chánh giám khảo công bố ngay sau khi cộng điểm xong. Và tiếp đó là việc trao giải của Ban tổ chức.
Giải thưởng của các cuộc thi chim hót Họa Mi, nếu tính về giá trị, vật chất…thường không nhiều. Đó có thể là tiền mặt và hiện vật, do các “Mạnh Thường Quân”, đóng góp để khích lệ phong trào nuôi chim của địa phương có đà tiến mạnh hơn. Cũng có thể là do Ban tổ chức trích từ ngân quỹ sẵn có… Tuy vậy, về mặt tinh thần thì giải thưởng lại có âm vang sâu rộng. Những con chim đoạt giải đã đem lại sự vinh quang cho chủ nuôi, đến nỗi nhiều khi đến năm bảy năm sau vẫn có người khác nhắc tới và than phục! Con chim thắng giải tự nó khẳng định giá tri của nó. Nhưng chủ nuôi, người đóng góp rất nhiều công sức, trong đó có kinh nghiệm nghề nghiệp để đưa con chim quý lên…đài vinh quang, cũng được anh em bè bạn vây quanh tỏ ý ngợi khen. Chính cái phần thưởng tinh thần này mới đáng kể, nó đủ sức bù lại những công khó phải bỏ ra để tập luyện cho con chim rừng vô danh trở thành con chim hót nổi tiếng.