23/05/2018, 15:11

Chuẩn bị con giống tắc kè

Bài viết trình bày được nội dung cơ bản về chuẩn bị con giống tắc kè trong nuôi tắc kè sinh sản và giúp bạn đọc chuẩn bị được con giống tắc kè sinh sản theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Nhận biết đặc điểm các giống tắc kè Hình dáng bên ngoài trông giống như con thạch sùng (thằn lằn) nhưng to và dài ...

Bài viết trình bày được nội dung cơ bản về chuẩn bị con giống tắc kè trong nuôi tắc kè sinh sản và giúp bạn đọc chuẩn bị được con giống tắc kè sinh sản theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Nhận biết đặc điểm các giống tắc kè

Hình dáng bên ngoài trông giống như con thạch sùng (thằn lằn) nhưng to và dài hơn. Tắc kè con mới nở Tắc kè con mới nở

Thân dài 15 – 17cm, đuôi dài 10 – 15cm. Đầu hình tam giác nhọn về phía mõm. Mắt có con ngươi thẳng đứng. Mắt màu nâu hoặc vàng cam, mí mắt có màng trong suốt.

Chúng nổi bật với cặp mắt lập thể và con ngươi của chúng có thể xoay độc lập nên tắc kè có thể nhìn theo hai hướng cùng lúc mà không cần di chuyển đầu riêng biệt, chiếc lưỡi rất dài, biến hóa cao và di chuyển với tốc độ cao để tóm lấy con mồi.

Tắc kè trưởng thành con đực có thể dài tới 30 – 40 cm, con cái 20 – 30 cm, với trọng lượng dao động 150 – 300 g. Tuổi thọ trung bình 7 – 10 năm, tuy nhiên cá biệt có những con nuôi nhốt đã được ghi nhận sống đến 18 năm. Toàn thân pha nhiều chấm vàngToàn thân pha nhiều chấm vàng

Lưng màu xanh xám nhạt điểm đốm vàng hoặc đỏ sáng, có nhiều nốt sần. Con đực có màu sặc sỡ hơn con cái. Bụng trắng đục hoặc xám pha nhiều chấm vàng nhỏ.

Tắc kè cái trưởng thành ở 8 – 9 tháng tuổi và bắt đầu đẻ trứng, trứng bám chặt trên cây gỗ trong chuồng.

Tới mùa sinh sản, con đực thường kêu để gọi con cái. Nó kêu “tắc kè, tắc kè” liên tục 10 – 12 lần. Càng về cuối tiếng kêu càng thiểu não và yếu dần. Con cái “thấu tình” và sẽ tìm tới.  Mùa sinh sản của chúng bắt đầu từ tháng năm đến tháng mười.

Mỗi năm đẻ 2 – 3 lứa, nếu cho ăn uống đầy đủ, một tắc kè cái có thể đẻ 7 – 8 lứa/năm, mỗi lứa đẻ 2 trứng, đôi khi 3 – 4 trứng. Trứng tắc kè có vỏ vôi, trắng, có kích thước 23 – 25 mm. Tắc kè không , trứng phát triển 94 – 97 ngày thì nở, tùy nhiệt độ môi trường. Con non mới nở có thân dài 52 – 59 mm, đuôi dài 43 – 52 mm, nặng 3,4 – 4,5 g. Khi nở tắc kè con chui ra khỏi trứng và hoạt động ngay.

Xác định tiêu chuẩn chọn giống

Kích thước: Tắc kè loại I có chiều dài thân đo từ mõm đến lỗ huyệt từ 14 cm trở lên (đo phía bụng). Tắc kè loại II có chiều dài từ 11,5 cm đến 13,5 cm. Khi nuôi cần chọn tắc kè loại I.

Mỗi bọng tổ giống thả 1 con đực và 1 con cái hoặc 1 con đực với 2 con cái. Cách nhận biết tắc kè đực, cái như sau:

Lật ngửa bụng con tắc kè để quan sát gốc đuôi và lỗ huyệt.

Tắc kè đực: Gốc đuôi phồng to, lỗ huyệt lồi và có gờ, hai chấm dưới lỗ huyệt to gần bằng hạt gạo, lồi và đen, khi bóp vào gốc đuôi sẽ thấy gai giao cấu màu đỏ thẫm lộ ra. Tắc kè đực ở mặt trong đùi có một hàng lỗ tạo thành hình chữ V ngược gọi là hàng lỗ trước huyệt, con cái không nổi rõ.

Tắc kè cái: Đuôi thon nhỏ, lỗ huyệt nhỏ lép, hai chấm dưới lỗ huyệt mờ; bóp vào gốc đuôi không có gai giao cấu lộ ra ở lỗ huyệt. Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái bóp vào chỗ phồng to của gốc đuôi, nếu là con đực thì có gai giao cấu lộ ra màu đỏ thẫm, con cái không có. Phân biệt tắc kè đực và cáiPhân biệt tắc kè đực và cái

Tắc kè đực kêu thành tiếng, còn tắc kè cái không biết kêu. Tới mùa sinh sản, con đực thường kêu để gọi con cái. Nó kêu “tắc kè, tắc kè” liên tục 10 – 12 lần. Càng về cuối tiếng kêu càng thiểu não và yếu dần. Con cái “thấu tình” và sẽ tìm tới.  Mùa sinh sản của chúng bắt đầu từ tháng năm đến tháng mười. Gai sinh dục của tắc kè đựcGai sinh dục của tắc kè đực

Chọn giống

Chọn những con to khoẻ, đồng đều nhau và có kích thước trung bình trở lên làm giống, nên chọn mua ở những cơ sở giống tắc kè có uy tín.

0