23/05/2018, 15:12

Đặc điểm sinh học của hươu nai

Bài viết mô tả được đặc điểm sinh lý tiêu hóa, sinh trưởng, sinh sản và tập tính của hươu, nai Đặc điểm sinh học của hươu Đặc điểm sinh lý tiêu hóa – Hiểu được hoạt động của bộ máy tiêu hoá của hươu sẽ giúp ta có biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc chúng được tốt hơn, vừa sử dụng thức ăn được ...

Bài viết mô tả được đặc điểm sinh lý tiêu hóa, sinh trưởng, sinh sản và tập tính của hươu, nai

Đặc điểm sinh học của hươu

Đặc điểm sinh lý tiêu hóa

–  Hiểu được hoạt động của bộ máy tiêu hoá của hươu sẽ giúp ta có biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc chúng được tốt hơn, vừa sử dụng thức ăn được triệt để, vừa giúp cho hươu ăn ngon miệng và no.

–  Ống tiêu hoá của hươu gồm các phần chủ yếu sau đây:

Ống tiêu hoá của hươu

–  Các cơ quan ngoài ống tiêu hóa gồm: các tuyến tiêu hoá như gan, tuỵ… dạ dày hươudạ dày hươu

– Sau khi thức ăn vào xoang miệng, thức ăn được hươu nhai qua loa và nhào trộn với nước bọt nhờ lưỡi. Tại đây thức ăn được làm thành từng miếng và để rồi được hươu nuốt xuống thực quản sau đó đi xuống dạ cỏ. Tại miệng việc tiêu hoá thức ăn mang tính cơ học là chủ yếu: cắt nhỏ, nghiền nát và nhào trộn.

– Dạ dày của hươu cũng giống như dạ dày của trâu bò gồm có 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, lá sách và dạ múi khế. Mỗi túi có tác dụng riêng biệt.

– Dạ cỏ là túi lớn nhất chứa 6 – 10 lít. Thức ăn sau khi qua thực quản thì vào dạ cỏ. Ở đây do sự nhu động nhịp nhàng của dạ cỏ, thức ăn được đảo trộn và nhào trộn thêm với nước và từ đây sẽ chuyển đến dạ tổ ong. Thức ăn ở dạ cỏ và dạ tổ ong còn thô to nên thường được con vật ợ lên miệng để nhai lại.

Trong lần nhai lại này thức ăn lại được nhào trộn với nước bọt lần nữa trở nên mềm hơn, nhuyễn lỏng hơn rồi được nuốt thẳng đến dạ lá sách (theo rãnh thực quản) chứ không xuống dạ cỏ nữa.

– Tới dạ lá sách thức ăn lại được nghiền ép lần nữa rồi chuyển xuống dạ múi khế để tiếp tục quá trình tiêu hoá ở ruột non, ruột già.

– Dạ cỏ, tổ ong và lá sách đều không tiết ra dịch tiêu hoá. Chỉ đến dạ múi khế mới có tế bào tuyến tiết ra dịch tiêu hoá. Dạ múi khế được coi tương tự như dạ dày của các gia súc không nhai lại khác.

– Tác dụng chủ yếu của dạ cỏ là nhờ sự có mặt của các vi sinh vật. Chức năng quan trọng của các vi sinh vật là tiêu hoá và phân giải các chất xơ tạo thành đường dễ tan và các axit béo cấp thấp (như axit axetic, butyric, propionic). Đồng thời các vi sinh vật trong dạ cỏ còn có khả năng tổng hợp được các loại vitamin nhóm B và vitamin K.

– Quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn chủ yếu được tiến hành ở ruột non.

Ruột hươu dài 18 – 25 m. Do nhu động ruột, thức ăn được đảo trộn thấm thêm dịch tiêu hoá tiết từ ruột và các dịch do gan, tuỵ.

– Những chất không hấp thụ được và một số rất ít chất dinh dưỡng còn sót lại sẽ đi xuống ruột già. Chức năng chủ yếu của ruột già là hấp thụ nước và những chất dinh dưỡng còn sót (ít khả năng hơn). Do đó, những bã thừa càng về cuối càng khô dần và biến thành những viên phân đặc được thải ra ngoài. Mỗi lần hươu bài tiết khoảng 40 – 50 viên đến hàng trăm viên phân. Trọng lượng phân mỗi lần bài tiết ra bình quân từ 30 – 60 g. Trung bình từ 30 phút đến một giờ hươu lại bài tiết phân một lần.

– Qua cấu tạo của bộ máy tiêu hoá và những chức năng chính của từng bộ phận, chúng ta cần chú ý trong khi nuôi dưỡng và chăm sóc hươu sau đây:

+ Cần bảo đảm đầy đủ nước uống cho hươu. Nếu bị thiếu nước, quá trình lên men thức ăn trong dạ cỏ bị ảnh hưởng, hươu không tiêu hoá được, dễ mắc bệnh chướng bụng đầy hơi.

+ Hươu trưởng thành, do tác dụng của vi sinh vật trong dạ cỏ nên có khả năng tự tổng hợp các vitamin nhóm B và K; vì thế trong thức ăn không cần chú ý nhiều đến các loại sinh tố trên mà cần lưu ý đến các loại vitamin A, E, D…

– Hươu non (đang bú sữa), do dạ cỏ chưa phát triển hoàn thiện, nên nhất thiết phải bổ trợ những vitamin này trong khẩu phần thức ăn hàng ngày.

+ Cần bảo đảm cho hươu ăn, nghỉ đúng giờ, ăn đủ no. Tuyệt đối không cho ăn những loại thức ăn có phẩm chất kém như: mốc, thối, lên men hay những vật lạ nhọn, sắc dễ gây thủng dạ tổ ong. Cần đảm bảo thời gian cho hươu nhai lại, có như vậy hươu mới tiêu hoá được tốt và mới lợi dụng được thức ăn tới mức tối đa.

+ Cần đảm bảo tỷ lệ thành phần các loại thức ăn nhất là tỷ lệ giữa lượng thức ăn thô (chất xơ) và lượng thức ăn tinh nhằm nâng cao khả năng tiêu hoá thức ăn của hươu.

Đặc điểm sinh trưởng và tạo nhung

Đặc điểm sinh trưởng

– Hươu con đẻ ra tương đối khoẻ: khoảng 30 phút sau khi đẻ đã đứng dậy được và bú mẹ.

– Trong những ngày đầu, hươu con thường nằm nhiều và nằm tách mẹ đến bữa mới về bú.

– Trọng lượng trung bình của hươu sơ sinh là: con cái 3,4 kg, con đực 3,6 kg. Kích thước trung bình của hươu sơ sinh (cm)Kích thước trung bình của hươu sơ sinh (cm)

– Trọng lượng hươu sơ sinh bằng 6 – 7% trọng lượng hươu trưởng thành.

– Trong khoảng 10 ngày đầu, hươu con phát triển nhanh, tăng trọng gần gấp đôi lúc mới sinh, chạy nhảy tốt.

– Một tháng tuổi, hươu con đã nặng khoảng 10 kg.

– Đến 7 tháng tuổi đã có trọng lượng 21 – 29 kg. Tăng trọng bình quân trong 7 tháng đầu là 100 g/ngày.

– Sau 10 – 20 ngày, hươu con đã bắt đầu tập ăn lá, cỏ. Từ 40 ngày trở đi đã hoạt động khá mạnh, vận động nhanh, không kém hươu trưởng thành.

 

Đặc điểm tạo nhung

– Chỉ hươu đực mới có sừng và thay sừng hàng năm. Cặp sừng đầu tiên xuất hiện vào lúc một năm tuổi. Cặp sừng này không phân nhánh, dài 16 – 23 cm, thường gọi là cặp sừng “chìa vôi” hay “chóc”.

– Các cặp sừng cũ đều rụng vào khoảng từ trung tuần tháng giêng đến cuối tháng 3. Hai sừng không rụng đồng thời mà cách nhau 1 – 2 ngày (có trường hợp tới 5 ngày). Hầu như nhánh sừng bên phải bao giờ cũng rụng trước, 10 – 15 ngày sau khi cặp sừng cũ rụng sẽ xuất hiện cặp sừng mới. Sừng còn non gọi là nhung.

Lúc này nhung mềm, mọng mầu hồng nhạt, có những lông tơ mầu trắng, xám rất mịn phủ ngoài. Nhung mọc được 2 – 3 cm thì bắt đầu phân nhánh lần thứ nhất (mấu trên ở mắt). Khi được 18 – 25 cm thì phân nhánh lần thứ 2. Đầu tiên 2 nhánh này mập, tròn, khó phân biệt, sau chuyển sang hình “trái mơ”, hình “yên ngựa” và mọc dài hơn là “gác sào”.

– Nếu để nhung quá tuổi hay không cắt, nhung sẽ hoá xương dần theo chiều từ gốc lên ngọn và từ trong ra ngoài, đó là “gạc”.

– Sừng hươu thường có 4 mấu (khoảng 1/3 số hươu đực sừng chỉ có 3 mấu). Ngọn mấu rất nhọn. Vào khoảng cuối tháng 4 đến tháng 7 hươu làm sạch dần lớp da bọc ngoài sừng, để trở lại gạc màu trắng ngà. Phần gốc gạc to hơn nhưng sần sùi, không nhẵn bóng như phần ngọn.

– Ở Việt Nam hươu chỉ một lần trong năm. Hiện tượng này thấy rõ nhất ở hươu đực. Cuối mùa thu và trong mùa đông, bộ lông có mầu tro thẫm hay xám bẩn; chỉ lưng không rõ và sao rất mờ, lông xơ xác, rụng và thưa dần. Từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 4, bộ lông thay hết, chuyển sang màu vàng t ươi đẹp, mượt sạch, chỉ lưng rõ.

Đặc điểm sinh sản

– Mùa động dục của hươu chỉ xảy ra một lần trong năm và thời gian có thể thay đổi theo từng vùng.

– Hươu nuôi tại Quỳnh Lưu và Hương Sơn thường động dục từ giữa tháng 6, đến giữa tháng 11, mạnh nhất là tháng 9 – 10.

– Ở một số vùng khác hươu có thể động dục từ tháng 7 và kết thúc vào giữa tháng 10. Thời kỳ động dục mạnh nhất là từ cuối tháng 8 – 10.

Đặc điểm động dục của hươu đực

– Hươu đực thành thục sinh dục lúc 2 năm tuổi và lúc này mới có khả năng phối giống hiệu quả.

– Biểu hiện động dục của hươu đực:

+ Vào mùa động dục, hươu đực ít ăn hơn bình thường từ 30 – 40%, kêu nhiều hơn, tiếng kêu rít lên to và kết thúc bằng giọng khàn khàn.

+ Thời kỳ này hươu đực bị kích thích mạnh, tính tình hung dữ hơn, hay cúi gầm đầu xuống sát đất, hướng cặp sừng ra phía trước như sẵn sàng lao vào cuộc ẩu đả, hai chân trước cào bới đất.

+ Dịch hoàn phát triển mạnh, dương vật luôn rỉ nước màu đen như nước điếu, mùi rất hôi.

Đặc điểm sinh sản của hươu cái

– Hươu có khả năng sinh sản tốt, một năm một lứa.

– Hươu cái động dục lần đầu lúc 1- 2 năm tuổi.

– Hươu cái có khả năng đẻ lứa đầu vào lúc 20 tháng tuổi, thậm chí mới 17 tháng. Đến 15 tuổi hươu cái vẫn còn khả năng sinh sản.

– Hươu đẻ mỗi năm một lứa. Phần lớn mỗi lần đẻ một con. Tỷ lệ đực cái hươu con là 1:1,5.

– Sau khi đẻ 90 – 120 ngày hươu mẹ có thể động dục trở lại.

– Biểu hiện động dục của hươu cái:

+ Hươu cái trong mùa động dục thường cũng ít ăn hơn.

+ Triệu chứng rõ là xung huyết thành âm đạo, cổ tử cung tiết niêm dịch, đầu kỳ động hớn niêm dịch dính kéo dài như thuỷ tinh, giữa kỳ động hớn niêm dịch trong suốt chứa đầy âm đạo và chảy ra quanh cơ quan sinh dục ngoài, còn cuối kỳ động hớn niêm dịch đục và giảm số lượng.

+ Hươu cái động dục thường biểu hiện không yên tĩnh, thích gần con đực và dạn người hơn (thời kỳ động dục của hươu cái thường từ 1 – 3 ngày, trung bình là 28 giờ).

– Cho hươu phối giống vào lúc động dục cao độ sẽ đạt kết quả cao nhất.

– Nếu giao phối lần đầu mà không có kết quả, thì sau khoảng 15 – 30 ngày, hươu cái lại có những biểu hiện động dục trở lại.

– Đặc điểm mang thai của hươu:

+ Hươu mang thai 215 – 227 ngày, trung bình là 219 ngày. Khoảng 70% số hươu cái có thời gian mang thai sớm hơn mức trung bình, và trường hợp đẻ sớm tỷ lệ chết sơ sinh là 40%. Còn lại, 30% hươu cái có thời gian mang thai muộn hơn mức trung bình và đẻ muộn có thể làm tỷ lệ hươu chết lúc sinh là 25%.

+ Thời gian mang thai của hươu có thể thay đổi trong các trường hợp sau:

Những thai là con đực thường chậm hơn những thai là con cái.

Con mẹ còn non thì thời gian mang thai dài hơn là con mẹ đã già.

+ Vài ngày trước khi đẻ, hươu cái ít hoạt động hơn và thường nằm tách biệt với đàn. Những biểu hiện bên ngoài dễ thấy như: bụng to, bầu vú căng và sệ xuống, âm hộ sưng mọng, thái độ hoảng hốt lúc đứng, lúc nằm, đuôi ve vẩy luôn.

+ Thời gian đẻ của hươu nuôi có thể thay đổi theo từng thời kỳ. Đa số các hươu cái đẻ con vào cuối tháng 3 – 4 hàng năm, muộn nhất là vào tháng 7.

+ Hươu thường đẻ con vào ban đêm nhất là khoảng chiều tối. Động tác đẻ giống như trâu bò, trước lúc đẻ có hiện tượng vỡ màng ối, làm chảy ra một chất nước nhầy màu vàng đục. Sau đó 2 chân trước con non ra trước, rồi đến mõm, đầu, ngực, lưng và 2 chân sau. Hươu con ra theo chiều lưng – bụng như trên là đẻ thuận.

Thời gian từ khi vỡ màng ối cho đến lúc 2 chân trước con non lò ra, thường kéo dài 5 – 10 phút và đến khi đẻ hươu con ra khoảng 25 – 40 phút (cá biệt có trường hợp sau 2 giờ).

+ Sau khi đẻ từ 30 phút đến 2 giờ thì nhau sẽ bong ra hết (trung bình là 80 phút). Trọng lượng của nhau 350 – 450 g.

+ Hươu mẹ thường dùng răng cắn đứt dây rốn, rồi liếm khắp mình con cho khô sạch. Nó còn ăn nhau và liếm sạch mọi vết máu hoặc chất nhầy trên nền chuồng.

+ Cũng có trường hợp hươu cái đẻ ngược: 2 chân sau hươu con ra trước hoặc thai ra ngửa. Hiện tượng này ít gặp hơn. Nếu gặp trường hợp này người chăn nuôi không can thiệp kịp thời thì hươu con thường bị chết ngạt và tính mạng hươu mẹ nhiều khi cũng bị đe doạ.

Tập tính của hươu

– Hoạt động ngày đêm của hươu sao tương đối rõ: thời gian hoạt động thích hợp nhất là từ 19 – 21 giờ và từ 1 – 3 giờ sáng.

– Hươu rất nhát và đa nghi. Khứu giác và thính giác rất phát triển giúp chúng tránh khỏi nguy hiểm.

– Trong mùa động dục, hươu đực trở nên rất hung dữ. Nhiều cuộc ẩu đả kịch liệt sẽ xảy ra nếu như người nuôi không kịp thời nhốt riêng từng con một.

– Tuổi thọ của hươu chăn thả tự nhiên là 18 – 21 năm, nuôi nhốt là 11 – 14 năm.

Đặc điểm sinh học của nai

Đặc điểm sinh lý tiêu hóa

(Đặc điểm tiêu hóa của nai, giống như hươu)

Đặc điểm sinh trưởng và tạo nhung

Đặc điểm về sinh trưởng

– Khoảng 30 phút sau khi sinh, nai con có thể đứng dậy bú mẹ;

– Từ 15 – 20 ngày tuổi bắt đầu tập ăn cỏ, lá cây

– Khoảng 1,5 tháng chạy nhảy, hoạt động như nai trưởng thành.

– Nai sơ sinh nặng 4 – 5 kg/con, 1 tháng nặng 10 – 15 kg, 6 tháng nặng 40 – 50 kg, 12 tháng có thể đạt trọng lượng trưởng thành.

Đặc điểm về tạo nhung

– Sau một năm tuổi nai đực sẽ mọc sừng.

– Cặp sừng đầu tiên không phân nhánh, dài khoảng 20 – 30 cm. Nai rụng sừng cũ và mọc sừng mới mỗi năm một lần vào mùa xuân.

– Sau khi rụng sừng cũ 15 – 20 ngày, cặp sừng mới bắt đầu mọc.

– Sừng non mới mọc có màu hồng nhạt, đầy dưỡng chất, ngoài phủ một lớp lông tơ màu trắng xám, mịn, mượt mà như nhung nên gọi là nhung.

– Nhung của những lần mọc sau dài 3 – 4 cm thì bắt đầu phân nhánh, được 20 -25 cm thì phân nhánh lần thứ 2.

– Nhung già hóa sừng gọi là gạc nai.

Đặc điểm sinh sản

Đặc điểm sinh sản của nai đực

– Tuổi thành thục về tính 2 năm tuổi,

– Mỗi năm cắt được một hoặc hai cặp nhung…

– Nai động dục theo mùa, thường vào mùa thu từ tháng 9 – 10.

– Biểu hiện động dục

+ Mùa động dục nai ít ăn…

+ Nai đực hung hăng, đi lại tìm cái, đầu cúi gằm xuống, sừng chĩa về phía trước, hai chân trước cào bới đất như sẵn sàng lao vào cuộc chiến…

+ Hai dịch hoàn cương to, dương vật tiết ra nước màu nâu đen có mùi đặc trưng khai và hôi.

Đặc điểm sinh sản của nai cái

– Nai cái sớm hơn nai đực, 12 – 14 tháng tuổi đã có thể phối giống, 21 – 24tháng tuổi đã có thể đẻ lứa đầu.

– Nai cái có thời gian động dục kéo dài 1 – 3 ngày.

– Biểu hiện động dục: Biểu hiện thích gần đực, âm hộ xung huyết phồng to và tiết ra dịch nhờn màu trắng…

– Sau khi đẻ 2 – 4 tháng nai cái sẽ động dục trở lại.

– Thời gian mang thai trung bình 280 ngày. Nai tơ mang thai dài hơn nai già.

Biểu hiện của nai sắp đẻ

– Trước khi đẻ vài ngày nai mẹ hoạt động chậm chạp, lười biếng và thường tách đàn nằm nghỉ, bầu vú căng, sa xuống, âm hộ xung huyết…

– Nai thường đẻ vào ban đêm, đẻ xong nai mẹ cắn rốn, liếm khô con và khu vực xung quanh cho nai con sạch sẽ, ấm áp . . .

– Nai cái thường đẻ mỗi năm 1 lứa, mỗi lứa 1 – 2 con

Tập tính của nai

– Nai nhút nhát, hiền lành, thính giác, khứu giác tốt; thích sống theo bầy đàn nhỏ vào ba con.

– Tuổi thọ của nai khoảng 25 – 30 năm.

– Môi trường sống thích hợp là trảng cỏ, rừng thưa có nhiều cây, cỏ non…

– Ban ngày nai thường tìm nơi nên tĩnh, kín đáo và an toàn để ngủ, nghỉ… ban đêm tìm kiếm thức ăn và những hoạt động khác…

0