Sử dụng Atropin trong thú y điều trị co giật ở vật nuôi
Bài viết mô tả những nội dung về sử dụng Atropin dùng trong chăn nuôi giúp bạn đọc sử dụng được Atropin dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật Nhận dạng Nhận biết chung: Atropin là một thuốc độc bảng A, làm thuốc tiền mê. Atropin là một Alcaloid chiết xuất từ cây belladon, cây cà độc duợc và cây ...
Bài viết mô tả những nội dung về sử dụng Atropin dùng trong chăn nuôi giúp bạn đọc sử dụng được Atropin dùng trong chăn nuôi đúng kỹ thuật
Nhận dạng
Nhận biết chung: Atropin là một thuốc độc bảng A, làm thuốc tiền mê. Atropin là một Alcaloid chiết xuất từ cây belladon, cây cà độc duợc và cây thiên tiên tử.
Nhận biết tính chất:Bột tinh thể trắng, không mùi, dễ tan trong nước và cồn, vị đắng, dễ bị cháy, khi sờ vào thấy nhờn tay. Trong thú y thường dùng dưới dạng dung dịch Atropin Sulfat.
Nhận biết tác dụng:
– Giảm tiết dịch các tuyến tiêu hoá, chống co bóp cơ trơn, giảm nhu động của ruột, dạ dày, và các cơ trơn khác ở động vật.
– Tăng nhịp tim, làm co mạch máu (trừ mạch máu phổi và tim).
– Dãn đồng tử, tăng nhịp tim
– Làm giãn khí quản, phế quản, giãn đồng tử mắt.
Ứng dụng
Điều trị các bệnh:
– Chứng đau bụng, co thắt do lồng ruột, xoắn ruột (nếu dùng liều cao hoặc kéo dài gây liệt ruột).
– Chứng co giật, co thắt thực quản ở trâu, bò, lợn, ngựa.
– Chứng thuỷ thũng phổi, phù phổi, khó thở của ngựa, trâu, bò
– Trong trường hợp bị ngất (khi gây mê bằng Eter, Chloroform).
Chống nôn mửa cho gia súc, Cầm tiêu chảy khi bị tiêu chảy kéo dài và mất nước, giảm đau trong phẫu thuật mắt (nhất là đối với chó), bôi vết thương có tác dụng để giảm đau.
Giải độc khi bị ngộ độc bởi Pilocarpin, Dipterex, Arecolin và Morphin, Chloroform – các thuốc trừ sâu loại hợp chất lân hữu cơ (Phosphore).
Sử dụng
Tiêm bắp thịt ngày 1 lần
– Ngựa: 10-80 mg/ngày – Trâu, bò: 30-100 mg/ngày
– Lợn: 10-30 mg/ngày – Chó: 1-2 mg/ngày
Tiêm dưới da: Atropin Sulfat 1/2000 (0,05%)
Cho uống khi cần thiết, thường dùng khi gia súc bị nôn mửa. Hạn chế sử dụng cho gia súc nhai lại vì dễ gây tắt dạ lá lách, liệt dạ cỏ, chướng hơi dạ cỏ. atropin
Bảo quản
Xác định điều kiện bảo quản.
Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nguồn nhiệt, nơi ẩm ướt và hóa chất độc hại.
Thực hiện việc bảo quản
– Kiểm tra lọ, bao gói đựng thuốc để phát hiện dập, vỡ, rách ảnh hưởng tới thuốc.
– Kiểm tra nhãn mắc, hạn dùng, tính chất, màu sắc của thuốc để xác định tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi bảo quản.
– Thao tác nhẹ nhàng xếp thuốc vào tủ thuốc, tránh đổ vỡ, tránh va chạm mạnh,
– Kiểm tra thường xuyên để phát hiện và xử lý sai sót