7 điều cần ghi nhớ khi chế biến rau củ quả cho bé ăn dặm
Những thực phẩm từ thiên nhiên như rau củ quả rất tốt và cần thiết cho các bé trong giai đoạn ăn dặm giúp bổ sung thêm chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Nhưng không phải cho bé ăn càng nhiều rau củ quả mọi lúc mọi nơi là tốt cần phải có một chế độ ăn uống phù hợp mới đem lại hiệu quả ...
Những thực phẩm từ thiên nhiên như rau củ quả rất tốt và cần thiết cho các bé trong giai đoạn ăn dặm giúp bổ sung thêm chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Nhưng không phải cho bé ăn càng nhiều rau củ quả mọi lúc mọi nơi là tốt cần phải có một chế độ ăn uống phù hợp mới đem lại hiệu quả cao. Dưới đây là những 7 điều cần ghi nhớ khi chế biến thực phẩm rau củ quả cho bé ăn dặm thật hữu ích mà các mẹ nên tham khảo để rút ra kinh nghiệm và áp dụng cho bé. Hãy cùng phunublog.vn tìm hiểu để chăm sóc tốt cho bé nhé!Khi đến tuổi ăn dặm rau, củ, quả là một trong những thực phẩm không thể thiếu bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Các loại vitamin và chất xơ giàu năng lượng có trong các loại rau củ giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất ở bé và cải thiện hệ tiêu hóa cho bé yêu. Tuy nhiên nếu chế biến và cho con ăn rau củ không đúng cách không những không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ rau củ mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé nữa. Xin mách các mẹ 7 điều cần lưu ý khi chế biến rau củ cho con.
1. Nhớ phải rửa rau thật kỹ
Với nỗi lo thực phẩm ngày nay đầy chất hóa học độc hại không ít các bà mẹ lựa chọn mua rau củ trong siêu thị hay các cửa hàng rau siêu sạch trên thị trường. Tuy nhiên mặc dù được gán mác rau siêu sạch thì ở đó vẫn có rất nhiều chất bẩn và vi khuẩn hơn mẹ nghĩ và có thể nhìn thấy. Vì thế khi mua rau về mẹ vẫn nên lưu ý khâu rửa rau thật sạch. Tốt nhất mẹ nên ngâm rau trong nước 20-30 phút cho hết hoàn toàn thuốc trừ sâu, rồi rửa lại bằng nước sạch 2-3 lần, kết thúc ngâm trong hỗn hợp nước muối nhạt từ 10-15 phút để rau được khử trùng hoàn toàn.
2. Nên cho bé ăn nhiều loại rau có lá
Trẻ con có xu hướng thích ăn các loại củ quả hơn là các loại rau có lá xanh. Tuy nhiên mẹ cần nhớ trong các loại rau lá xanh có chứa nhiều loại vitamin hơn trong củ quả. Vì thế mẹ hãy chế biến các món từ rau lá xanh thật phong phú, hấp dẫn, kết hợp màu sắc ngon mắt thì chắc chắn bé sẽ ăn thun thút ngay.
3. Bố mẹ cũng cần ăn rau xanh
Trẻ con sẽ không chịu ăn rau nếu nhìn thấy bố mẹ cũng không ăn. Rất nhiều người lớn có thói quen chỉ ăn cơm, thịt và rau ăn rất ít nhưng lại ép trẻ ăn thật nhiều chất xơ. Điều này là không công bằng và bé sẽ không có được chút hứng thú nào với các loại rau củ khi chứng kiến bố mẹ mình cũng không thích ăn loại thực phẩm này.
4. Không ép bé ăn quá mức
Nếu bé không thích ăn rau xanh hay bất cứ một loại thực phẩm nào khác, mẹ cũng đừng vì thế mà ép con ăn quá mức. Ăn uống do ép buộc sẽ khiến trẻ hấp thụ được ít chất dinh dưỡng hơn và càng tăng cảm giác biếng ăn ở trẻ. Thay vào chiêu áp bức, ép buộc mẹ hãy tìm cách ngon ngọt dỗ dành và dụ dỗ cho bé ăn rau thì tốt hơn.
5. Không thay thế trái cây với rau củ
Nhiều mẹ có quan điểm sai lầm khi nghĩ con không thích ăn rau cũng không sao, có thể cho bé ăn bù bằng nhiều loại trái cây khác. Nhưng điều này là hoàn toàn không đúng. Ở rau xanh có chất xơ và các loại vitamin mà ở hoa quả không đủ để thay thế. Hãy lựa chọn hoa quả như một thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng bên cạnh rau xanh bổ dưỡng các mẹ nhé.
6. Sử dụng nồi nhôm hoặc inox để chế biến rau
Các mẹ hãy sử dụng nồi nhôm hoặc inox để chế biến rau cho bé, nhất là để luộc rau, tránh không sử dụng các loại nồi đồng. Chúng ta biết rằng, trong các món ăn cũng như rau đều có chứa một lượng axit nhất định. Lượng axit này sau khi ngâm trong nồi sẽ làm thôi ra một lượng kim loại hoặc làm oxy hóa lớp bề mặt vật đựng bằng kim loại. Mặc dù nồng độ cũng như hàm lượng kim loại bị thôi nhiễm không nhiều, tuy nhiên điều này cũng hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bé.
Một thói quen khác rất không tốt của các mẹ khi chế biến các món rau là cứ để rau trong nồi và đậy vung một lúc cho rau mềm. Làm thế không những mất chất dinh dưỡng của rau mà những chất không tốt từ nồi có thể ngấm vào nước và rau đấy mẹ nhé.
7. Không lưu trữ các loại rau đã chế biến quá lâu
Các mẹ tuyệt đối không nên tái chế các món rau lưu trữ nhé. Nếu thức ăn thừa, đặc biệt là các loại rau xanh được lưu trữ quá lâu, sẽ sản xuất một lượng lớn nitrit có khả năng gây ra ngộ độc thực phẩm đặc biệt đối với những bé có cơ thể yếu và nhạy cảm.
Rau xanh và các loại củ quả là một trong những thực phẩm quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe của mỗi người. Vì thế các mẹ hãy chú ý để con yêu được hấp thụ chất dinh dưỡng từ rau xanh một cách tối đa và lớn khỏe mỗi ngày nhé.
8. Chế biến rau củ cho bé đúng cách
Cho bé yêu ăn nhiều rau xanh hàng ngày rất tốt cho sức khoẻ của bé. Tuy nhiên bạn đã biết cách chế biến rau củ đúng cách để đảm bảo lượng vitamin có trong rau không bị mất đi? Hãy lắng nghe những lời khuyên dưới đây của các chuyên gia dinh dưỡng.
Vì sao nên nên thận trọng khi chế biến rau?
Rau xanh cũng như hoa quả, cung cấp cho cơ thể của bé một lượng vi chất quan trọng, giúp cân bằng chế độ ăn hàng ngày. Những chất đó là: các loại vitamin, khoáng và chất xơ. Mỗi vi chất kể trên đều có chức năng riêng và chức năng tổng hợp.
Do đó, khi trong cơ thể của bé thiếu một vitamin nào đó, sự cân bằng sẽ bị phá vỡ. Ví dụ, vitamin C, nó đồng thời tham gia vào quá trình chống ôxi hoá, chống viêm nhiễm và chống dị ứng. Nó đào thải chất độc bên trong cơ thể ra ngoài và cho phép cơ thể của bé hấp thụ sắt tốt hơn… Vậy, trong khi chế biến chúng, điều quan trọng là không để làm mất đi những dưỡng chất quý báu này.
Chế biến thế nào là đúng cách?
Để những vi chất quý báu trong rau không mất đi khi ta chế biến, bạn nên nhớ những điều nên và không nên làm dưới đây:
Tránh tích trữ rau nhiều ngày và ngâm quá lâu trước khi chế biến. Việc để rau nhiều ngày rồi mới sử dụng cũng làm hao tổn lượng vitamin có trong rau. Tích trữ rau có thể làm mất tới 50% lượng vitamin C. Ví dụ khoai tây sau 3 tháng “tồn kho”, lượng vitamin giảm quá nửa. Ngay cả khi bạn để rau trong tủ lạnh vài ngày, bạn đã vô tình làm lượng vitamin giảm đi đáng kể. Các chuyên gia khuyên chúng ta hãy ăn rau tươi trong vòng từ 24 – 48 giờ đồng hồ sau khi mua về.
Còn nếu bạn ngâm rau quá lâu trong nước trước khi chế biến, bạn cũng làm mất đi vitamin C và B. Những chất này rất dễ hoà tan trong nước. Hãy dùng rau sạch và rửa sạch rau dưới vòi nước để tránh làm mất đi các lại vitamin.
Nên làm chín rau bằng hơi. Đun chín rau ở nhiệt độ cao và đun lâu sẽ làm mất đi lượng vitamin có trong rau. Các làm chín rau tốt nhất là bạn hãy hấp rau thật nhanh, cách này sẽ giúp bạn bảo vệ được những dưỡng chất của rau và cũng là cách tốt nhất giữ mùi vị của rau.
Một vài lưu ý nhỏ khi chế biến
- Sử dụng nước rau để làm nước xốt, nước xốt dầu giấm… Chúng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất hoà tan.
- Khi luộc khoai tây, bạn nên giữ cả vỏ như vây lượng vitamin mất đi sẽ ít hơn.
- Khi nấu chín rau, bạn nên cho rau vào nước đang đun sôi. Nhiệt độ cao sẽ cho phép tạo một lớp đường trên bề mặt nước, lớp đường này bảo vệ vitamin không bị mất đi do bay hơi nước.
- Không nên nấu rau quá nhừ. Rau được ăn khi vẫn còn hơi dai, như vậy là bạn đã bảo vệ được đáng kể lượng vitamin của rau.
Hy vọng với 7 điều cần ghi nhớ khi chế biến thực phẩm rau củ quả cho bé ăn dặm trên đây sẽ giúp cho các mẹ có thêm kiến thức chuẩn bị các bữa ăn dặm cho bé an toàn dinh dưỡng đầy đủ chất nhất với rau củ quả. Nên chia đều chất dinh dưỡng trong các bữa ăn tránh trường hợp thừa chất thiếu chất. Chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc bé yêu phát triển tốt và đừng quên đồng hành cùng phunublog.vn để biết thêm nhiều thông tin nhé!