23/05/2018, 15:51

Xử lý quả cà phê giống

Giúp bạn đọc tìm hiểu các bước công việc để xử lý quả cà phê giống, thực hiện được kỹ thuật xử lý quả giống và có ý thức trách nhiệm về chất lượng quả giống Loại bỏ vỏ thịt – Sử dụng máy các loại máy xát đĩa, trống hoặc trục côn để tách lớp vỏ quả – Bóc tách vỏ thịt bằng tay – Yêu cầu khi ...

Giúp bạn đọc tìm hiểu các bước công việc để xử lý quả cà phê giống, thực hiện được kỹ thuật xử lý quả giống và có ý thức trách nhiệm về chất lượng quả giống

Loại bỏ vỏ thịt

– Sử dụng máy các loại máy xát đĩa, trống hoặc trục côn để tách lớp vỏ quả

– Bóc tách vỏ thịt bằng tay

– Yêu cầu khi loại bỏ vỏ thịt:

+ Vỏ thịt tách rời khỏi nhân hạt

+ Không làm trầy xước nhân hạt cà phê

– Lưu ý: không nên dùng chân đạp để tách lớp vỏ quả vì dễ làm tổn thương nhân hạt.

Ủ hạt

– Tác dụng: làm sạch lớp nhớt bám xung quanh vỏ hạt sau khi tách lớp vỏ quả.

– Dụng cụ ủ: thúng, rổ, rá, bao gai…

– Kỹ thuật ủ:

+ Cho hạt giống vào trong bao

+ Đặt bao vào thúng, rổ, rá

+ Đậy bao lại

+ Đặt nơi khô ráo, ấm áp

+ Đảo trộn khối hạt giống ủ từ 2 – 3 lần

+ Thời gian ủ từ 10 – 12 giờ

Rửa chua

– Đem hạt giống đã ủ đãi bằng nước sạch trong nhiều lần để sạch nhớt.

– Khi sờ lên bề mặt hạt giống không còn thấy lớp nhớt là được.

Phơi hạt

– Phơi nơi râm mát, thoáng gió hoặc nắng nhẹ Phơi hạt cà phêPhơi hạt cà phê

– Rải mỏng từ 2 – 3 cm.

– Có thể phơi trên nong, cót để cho dễ thoát nước và dễ vận chuyển từ nơi nắng vào nơi mát.

– Thường xuyên đảo từ 1 – 2 giờ một lần để hạt giống khô đều, ít nứt nẻ.

Kiểm tra độ ẩm hạt giống

– Trong quá trình phơi cần kiểm tra độ ẩm hạt giống thường xuyên.

– Mẫu hạt giống lấy để xác định độ ẩm cần đại diện cho toàn bộ lượng hạt giống đã xử lý.

– Dùng máy để đo độ ẩm để kiểm tra hoặc có thể kiểm tra bằng cách dùng răng cắn nếu thấy hạt hơi dẻo là đã đủ độ ẩm để cung cấp làm giống.

– Khi độ ẩm trong hạt còn từ 20 – 30 % là có thể đem đi xử lý để gieo ươm ngay. Gieo ươm càng sớm tỷ lệ nảy mầm càng cao, cây con mọc khoẻ.

0