23/05/2018, 15:50

Sứ Thái Lan thời gian đầu mới nhập

Sứ Thái Lan còn có tên là Sứ Sa Mạc, vì nguồn gốc của giống cây kiểng này thuộc vùng Địa Trung Hải, sa mạc Phi Châu. Còn tên gọi “Sứ Thái Lan” hay nói gọn nhẹ là “Sứ Thái”, là do người mình nhập giống từ Thái Lan về, nên nhiều người quen miệng gọi mãi thành tên. Sự thật ...

Sứ Thái Lan còn có tên là Sứ Sa Mạc, vì nguồn gốc của giống cây kiểng này thuộc vùng Địa Trung Hải, sa mạc Phi Châu. Còn tên gọi “Sứ Thái Lan” hay nói gọn nhẹ là “Sứ Thái”, là do người mình nhập giống từ Thái Lan về, nên nhiều người quen miệng gọi mãi thành tên.

Sự thật thì công đầu “giới thiệu” giống Sứ đẹp này đến các nghệ nhân hoa kiểng khắp thế giới là một người Đức. Trước đây khoảng một thế kỷ, Vị thương gia sính hoa kiểng lạ này đã đem cây Sứ Sa Mạc về, rồi nhần giống ra … Từ đó nhiều nước trên thế giới mới được tận mắt thấy giống kiểng vừa lạ vừa đẹp nên mới du nhập về trồng. Thái Lan, nước láng giềng của ta cũng mới trồng giống sứ này khoảng nửa thế kỷ nay thôi. Còn Việt Nam ta thì nhập giống từ Thái Lan về khoảng chừng 40 năm không hơn.

Sứ Thái Lan có tên khoa học là Adenium Obesum thuộc họ Trúc Đào (Apocyiiaeae) trông hao hao giống cây Sứ Cùi (Hoa Đại), tên khoa học là plumeria Obtrusifolia, nhưng thực tế thì hai cây này không có họ hàng gì với nhau cả.

Chúng tôi còn nhớ, trước đây khoảng 40 năm, lúc cây Sứ Thái Lan mới được nhập về, các nghệ nhân hoa kiểng Sài Gòn thời ấy, nhiệt liệt đón mừng, đánh giá ngay là giống kiểng quí và lạ nên ai ai cũng thích trồng. Khoảng mười năm sau đó, người ta “đón tiếp” con cá Dĩa với tâm trạng hồ hởi như vậy.

Trong số những người đầu tiên có công nhập Sứ Thái Lan về, có người bạn vong niên của Tác giả. Ông này không hề giấu nghề, biết gì nói nấy, mỗi khi gặp anh em “đồng điệu” trong nghề, ông đều nói rõ kỹ thuật trồng ra sao để mọi người nắm bắt được phần nào kỹ thuật.

Thế nhưng, trong khoảng gần 10 năm đầu mới nhập về, cây Sứ thái Lan vẫn còn cao giá nên phần nào … hạn chế người chơi. Và giai đoạn này do kỹ thuật trồng chưa ai nắm vững nên mọi người trồng Sứ để … thưởng thức hoa mà thôi. Mà giống Sứ này cũng đáp ứng lại sở thích của người trồng hoa là nó ra hoa cả bốn mùa, có điều mùa mưa ra ít hoa hơn mùa nắng.

Khoảng chừng ba mươi năm trở lại đây, nhờ vào nghề dạy nghề nhiều nghệ nhân cũng tự mày mò ra cách trồng, và cùng từ đó họ biết… chơi củ. Củ Sứ Thái Lan nếu biết tạo hình tạo dáng sẽ biến thành những hình thù lạ mắt, hấp dẫn người xem đến mức lạ thường. Rồi từ việc biết chơi củ, người ta biết cách uốn sửa Sứ Thái Lan thành kiểng , mặc dầu vẫn trồng nó trong chậu sâu thay vì chậu cạn.

Cây Sứ Thái Lan do dễ trồng, dễ nhân giống nên chỉ là mặt hàng kiểng “hiếm” trong năm, bảy năm đầu mới nhập về. Thời gian sau cây Sứ đã được bán với giá bình dân ai ai cùng có khả năng mua được.

Do hoa có màu đỏ tươi (giống cũ) màu của hy vọng và thịnh vượng(mặc dầu hữu sắc vô hương), nên nhà nào từ thành thi đến thôn quê cũng chưng một vài chậu đặt trước sân, trước cửa ít ra cũng vui nhà vui cửa.

Chưa ai biết rõ tuổi thọ của cây Sưs Thái Lan là bao nhiêu, nhưng cây Sứ già thuộc loại “cổ xưa” khoảng 40 năm tuổi, vừa cao to vừa bệ vệ vẫn còn sống và sống khỏe đến tận ngày nay. Nhìn phần gốc to như cái thúng gia, thân to bằng bắp vế đủ thấy sức sống tiềm tàng của nó vẫn còn mạnh, hy vọng còn vài chục năm nữa mới tàn rụi.

Bốn mươi năm có mặt trong thị trường hoa kiểng nhưng cây Sứ Thái Lan vẫn được đánh giá là cây kiểng quí, được mọi người chuộng trồng. Nhất là những năm gần đầy nó được lai tạo thành những giống lạ và đẹp hơn.

Đừng nói chi những giống mới, ngay giống cũ, nếu cây được uốn tỉa công phu, có bộ củ rễ mang hình thượng đẹp cũng có giá bạc triệu, trong khi nhánh chiết chỉ bán với vài chục ngàn mà thôi.

Còn những giống mới lai tạo tại Nhật, Đài Loan, Mỹ, Hà Lan.. do quá sặc sỡ và lạ nên có giá cao cũng phải. Xem thế đủ thấy cây Sứ Thái Lan từ lâu đã được nhiều thế hệ nghệ nhân hoa kiểng của ta đánh giá cao, coi là cây kiểng quý, ngoài dân gian ai cũng thích trồng…

0