23/05/2018, 15:50

Rệp đen hại hoa lily, hoa loa kèn

Mức độ và triệu chứng gây hại Đây là loài sâu chích hút sống tụ tập trên bề mặt lá, đặc biệt là lá non, đài hoa, nụ hoa, ngọn cây hoa. Giai đoạn cây chưa có hoa chúng thường bám vào ngọn cây, sau đó chuyển sang nụ hoa và cánh hoa. Chúng gây hại cho cây ở cả 2 pha là ấu trùng và trưởng thành, ...

Mức độ và triệu chứng gây hại

Đây là loài sâu chích hút sống tụ tập trên bề mặt lá, đặc biệt là lá non, đài hoa, nụ hoa, ngọn cây hoa. Giai đoạn cây chưa có hoa chúng thường bám vào ngọn cây, sau đó chuyển sang nụ hoa và cánh hoa.

Chúng gây hại cho cây ở cả 2 pha là ấu trùng và trưởng thành, chúng phát sinh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây  nhưng thường có mật độ cao khi cây có hoa cho nên khi đã gây hại sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, chất lượng của cây hoa Lily, hoa loa kèn.

Rệp tập trung thành từng đám lớn chích hút dịch cây ở trên lá non, ngọn, hoa thành những vết nhỏ màu vàng nâu, thâm đen, làm cho cây sinh trưởng phát triển kém, lá bị biến dạng, hoa bị rụng.

Ngoài gây hại trực tiếp trên rệp đen còn gây hại gián tiếp cho bằng cách:

 

Là môi giới truyền rất nhiều loại bệnh virus (khoảng 30 loài), trong các loại bệnh virus , phân rầy thải ra đã thu hút nấm muội đen tới sinh trưởng phát triển và thu hút kiến tới sống cộng sinh (kiến ăn phân rệp nhưng đồng thời cũng giúp rệp phát tán đi nơi khác khi mà nơi nó đang sinh sống điều kiện thức ăn đã không còn thích hợp) nên đã làm ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của cây.

 

Trưởng thành: trưởng thành có 2 loại hình là trưởng thành có cánh và trưởng thành không cánh.

Loại có cánh: Cơ thể có kích thước 1,5 – 1,8 x 0,8 – 0,9 mm, cơ thể có màu đen hơi pha lẫn màu xanh hay màu vàng. Râu đầu có 6 đốt, đốt thứ 5 và đốt thứ 6 có màu nâu đậm, các đốt còn lại có màu nâu hay vàng nhạt. Đốt râu thứ 3 dài và có 4 – 7 lỗ cảm giác xếp thành hàng.

Trên mặt lưng của bụng có những đốm vân, ở đốt bụng thứ 7 có 2 ống bụng ở 2 bên có màu đen xẫm, cuối bụng có phiến đuôi nhỏ và dài.

Loại hình không cánh (rệp cái không cánh): Cơ thể có kích thước 1,7 – 2,1 x 0,8 – 1,3 mm, cơ thể có màu tím xám hay nâu đen. Râu đầu có 6 đốt, các đốt thứ 1, 2, 5, 6 có màu nâu đậm còn các đốt còn lại có màu vàng nhạt, đốt râu thứ 3

không có lỗ cảm giác. Nửa phần trước ngực có các đường vân màu xám, hai ống bụng màu đen, phiến đuôi nhỏ và dài.

Ấu trùng: Màu sắc ấu trùng thay đổi theo tuổi, cơ thể lúc đầu có màu xanh nhạt ,sau chuyển sang màu nâu nhạt rồi chuyển sang màu xám nhạt (tuổi 2) sau đó chuyển sang màu nâu đậm (tuổi 3) và cuối cùng cơ thể có màu xám đậm (tuổi 4). Tuổi 1 và tuổi 2 râu đầu chỉ có 5 đốt còn từ tuổi 3 trở đi thì râu đầu có thêm một đốt thứ 6, ở tuổi 3 ta có thể phân biệt được loại hình ấu trùng có cánh và ấu trùng không cánh nhờ vào đặc điểm là mầm cánh đã xuất hiện ở loại hình ấu trùng có cánh. ở cuối bụng có 2 ống bụng màu đen và cuối bụng có phiến đuôi có màu đen.

Quy luật phát sinh, phát triển và gây hại

Cả trưởng thành và ấu trùng  khi gây hại trên cây đều có đặc điểm chung là khi cây còn non chúng sống tập trung (bám dày đặc) ở phần ngọn, khi cây bắt đầu ra hoa thì rệp di chuyển lên cuống hoa và tập trung ở đó với số lượng rất lớn.

Rệp đen ở Việt Nam sinh sản theo phương thức đơn tính đẻ con, giữa hai loại hình rệp có cánh và không cánh thì loại hình không cánh có sức sinh sản lớn hơn, vòng đời ngắn hơn loại hình rệp có cánh, cho nên chính loại hình rệp không cánh là nhât tố làm gia tăng mật độ quần thể khi điều kiện sing sống thuận lợi, còn loại hình rệp có cánh là nhân tố giúp rệp phát tán quần thể rệp ra khắp cánh đồng từ những ổ rệp ban đầu.

Ví dụ trung bình một trưởng thành cái có cánh đẻ được 4 con trong thời gian 4-6 ngày trong khi đó một trưởng thành cái không cánh đẻ được 50 – 60 con trong khoảng thời gian 4- 6 ngày.

Trong quần thể rệp sự xuất hiện loại hình có cánh nhiều hay không cánh nhiều là phụ thuộc vào điều kiện sinh sống, nếu điều kiện sinh sống thích hợp thì trong quần thể rệp loại hình không cánh chiếm ưu thế để gia tăng số lượng quần thể còn ngược lại khi điều kiện sing sống không thích hợp thì trong quần thể rệp loại hình có cánh chiếm ưu thể để giúp chúng phát tán đi nơi khác có điều kiện sinh tống thích hợp hơn nơi cũ.

ấu trùng  có 4 tuổi, tập quán sinh sống của ấu trùng giống trưởng thành nhưng chỉ có điều là nó chưa có cánh.

Quá trình phát triển cá thể của rệp đen hại hoa Lily, hoa loa kèn trải qua 2 giai đoạn, thế giới phát dục các giai đoạn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện sinh sống, nhưng nhìn chung là thời gian phát dục của các pha là ngắn. Thời gian phát dục của trưởng thành là 4- 6 ngày, ấu trùng là 6- 9 ngày.

Quy luật phát sinh gây hại của rệp đen hại hoa Lily hoa Loa kèn trên đồng ruộng có liên quan chặt chẽ với:

Điều kiện nhiệt độ và ẩm đô: nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của rệp là 20 – 25 C, còn ẩm độ thích hợp là 60-80 %, rệp đen là loài có khả năng chịu được nhiệt độ cao nên nó phát sinh gây hại quanh năm.

Tuy nhiên rệp đen  thường phát sinh với số lượng lớn và gây hại nặng cho cây hoa lyli – hoa loa kèn ở vụ xuân (trong các tháng 4 và tháng 5), vụ hè thu (trong tháng 9 và tháng 10), vụ thu đông trong tháng 10 và tháng 11 còn trong vụ đông (trong tháng 12, tháng 1, tháng 2) thì do nhiệt độ thấp nên rệp phát sinh với số lượng rất thấp và không gây ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Theo một số chuyên gia thì trong vụ đông rệp ít gây hại nặng và đợi đến mùa xuân năm sau khi nhiệt độ đã ấm dần thì rệp cái có cánh bắt đầu gia tăng mật độ quần thể và bắt đầu gây hại.

Lượng mưa: Do rệp có kích thước cơ thể nhỏ nên nếu lượng mưa lớn cỡ 36,5 mm trở lên thì hầu như sau trận mưa không còn thấy rệp sinh sống trên cây nữa.

Phân bón: trưởng thành rệp đen hại hoa lyli – hoa loa kèn hay đa số các loài rệp muội khác  thường thích bay đến những ruộng cây xanh tốt để đẻ con đầu tiên trên đồng ruộng, rồi từ các ổ rệp ban đầu đó chúng sinh sôi và phát tán ra cả ruộng.

Do vây chế đọ bón phân hợp lý sẽ có tác dụng làm giảm khả năng gây hại của rệp hay là có tác dụng là giảm sự gia tăng mật độ quần thể rêp.

Giai đoạn sinh trưởng của : Rệp đen hại hoa Lily, hoa Loa kèn gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây con (thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng) còn từ giai đoạn cây chuẩn bị thu hoạch thì mật độ quần thể rệp tăng giảm dần.

Thiên địch: Quan trọng nhất là các loài bọ rùa thuộc họ – Coccinellidae và ruồi ăn rệp thuộc họ – Syrphidae

Bọ rùa 6 vằn: Menochilus sexmaculatus (Fabr)

Bọ rùa Nhật Bản: Propylea japonica (Thunb)

Dòi ăn rêp: Epiyrphus balteatus (Deg)

Bọ rùa đỏ: Micrapis discolor (Fabr)

Do có vòng đời ngắn nên rệp đen hại hoa lyli – hoa loa kèn có khả năng phát sinh gây hại quanh năm, nên trong một năm rệp có thể phát sinh 25 – 30 lứa.

Biện pháp phòng chống

Do ngoài thời gian gây hại trên cây trồng thì rệp đen hại hoa Lily, hoa Loa kèn và đa số các loài rệp muội khác đều sống trên các cây ký chủ phụ và trên cỏ dại và đó là nơi bảo tồn nguồn sâu cho các vụ sau.

Vì vây biện pháp vệ sinh đồng ruộng ngay sau mỗi vụ thu hoach và trước khi trồng sẽ có tác dụng ngăn chặn nguồn rệp lây lan ban đầu rất có hiệu quả.

Luân canh ruộng trồng hoa Lily, hoa Loa kèn với các cây trồng khác không phải là ký chủ phụ của rệp.

Tỉa cây sớm, loại bỏ cây bị rệp, làm cỏ, chăm sóc tốt để tạo sự thông thoáng trong ruộng.

Tăng cường hoạt động của nhóm thiên địch bằng cách đa dạng hoá cây trồng trên cùng một diện tích và hạn chế phun thuốc hoá học và nếu có phun thuốc thì cần chọn những thuốc có phổ tác động hẹp và phân huỷ nhanh.

Khi rệp phát sinh với số lượng lớn có thể sử dụng một số thuốc trừ sâu để khống chế mật độ như: Pegasus 900 DD, Sherpa…

0