23/05/2018, 15:50

Đặc điểm hình thái cây nho

Bài viết giúp bạn đọc hiểu biết về đặc điểm các bộ phận trên cây nho, điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến cây nho Rễ cây nho – Nho là loại cây có tốc độ ra rễ rất nhanh, rễ phát triển mạnh và đạt tối đa vào giai đoạn nở hoa và giảm dần đến khi thu hoạch. – Rễ nho thuộc loại rễ chùm, ăn nổi ...

Bài viết giúp bạn đọc hiểu biết về đặc điểm các bộ phận trên cây nho, điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến cây nho

Rễ cây nho

–  Nho là loại cây có tốc độ ra rễ rất nhanh, rễ phát triển mạnh và đạt tối đa vào giai đoạn nở hoa và giảm dần đến khi thu hoạch.

– Rễ nho thuộc loại rễ chùm, ăn nổi và tập trung chủ yếu ở tầng đất sâu 0 – 30cm (khoảng 90% số lượng rễ), kế đến là tầng 30 – 60cm và phần rất ít ở tầng dưới 60cm.

Do vậy, trong canh tác cây nho cần lưu ý hạn chế việc xới xáo quá sâu (sâu hơn 20cm) nhất là giai đoạn ra hoa sẽ làm tổn thương đến hệ rễ nho, từ đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái.

– Dựa vào hình thái và thời gian tồn tại của rễ mà người ta có thể chia rễ nho ra thành 2 loại:

+ Rễ trưởng thành (kích thước to, màu nâu hoặc xám) với vai trò là bộ phận giúp cây đứng vững trong đất và là nơi phát sinh hệ thống rễ non.

+ Rễ non (kích thước bé, màu trắng) với vai trò hút nước và dinh dưỡng chủ yếu cho cây.

Thân, cành cây nho

Thân cây nho

– Thân cây nho thuộc dạng thân leo.

– Thân chủ yếu mọc ra từ hom giâm của thân, cành hoặc từ gốc ghép.

– Thân nho có thể mọc từ hạt nhưng sức sống kém và thường chỉ được sử dụng làm vật liệu lai tạo giống.

Cành cây nho

– Cành nho mọc ra từ mầm trên đốt của thân và cành. Cành quả cấp 1Cành quả cấp 1

– Cành nho được thả bò lên giàn, được cắt tỉa thường xuyên và đặc biệt sau khi thu hái xong.

– Cành nho gồm 2 loại là cành quả và cành vượt

+ Cành quả bao gồm cành cấp 1(mọc ra từ thân chính), cấp 2 (mọc ra từ cành cấp 1), cấp 3 (mọc ra từ cành cấp 2)… thường cho quả tốt nhất từ cành cấp 1 đến cành cấp 3.

+ Cành vượt chủ yếu mọc ra từ thân chính hoặc cành và vặt bỏ thường xuyên, chỉ để lại sau khi bị đốn đau hoặc sâu tiện cành phá hoại. Cành vượt bị vặt bỏCành vượt bị vặt bỏ

Tua cuốn

– Tua cuốn được mọc ra từ thân và cành khi còn non ở những vị trí đối diện với lá.

– Tua cuốn thường phân nhánh và quấn chặt vào cọc hoặc giàn để giữ ngọn cố định.

– Trong sản xuất, người trồng nho thường nhặt hết tua cuốn không cần thiết để tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây.

Lá cây nho

– Lá nho thường mọc cách trên thân, cành và xẻ thùy (xẻ thùy nông hay sâu và mật độ lông trên lá ít hay nhiều tùy thuộc vào từng giống).

– Lá nho chia làm 3 phần cuống lá, phiến lá và một cặp lá kèm

+ Cuống lá gắn vào đốt của thân hoặc cành, dài từ 5 – 10cm tùy thuộc vào từng giống.

+ Phiến lá gồm gân lá (chứa bó mạch dẫn nối liền giữa lá và cành) và thịt lá (chức năng quang hợp, thoát hơi nước và trao đổi khí)

+ Cặp lá kèm bao lấy một phần đốt và rất mau tàn.

– Lá nho có hình tim, xung qunh lá có nhiều răng cưa.

– Lá được coi là thành thục khi đạt kích thước tối đa. Lá nhoLá nho

Hoa, quả nho

Hoa nhỏ

– Một số đặc điểm cấu tạo hoa nho:

+ Hoa nho có kích thước nhỏ, hơi xanh, cân đối và lưỡng tính.

+ Đài hoa có 5 lá đài màu xanh bao bọc các bộ phận khác bên trong khi còn đang phát triển.

+ Tràng hoa (cánh hoa) gồm 5 cánh có màu hơi xanh được liên kết với nhau tại đỉnh. Vì vậy, hoa nho không tự mở đỉnh mà rời ra từ gốc cánh hoa như 1 cái mũ khi nở hoa.

+ Nhị gồm 5 cái với các bao phấn, nhị chia làm 2 phần là chỉ nhị và bao phấn.

+ Nhụy gồm 2 phần là bầu nhụy và vòi nhụy, bầu nhụy thường có 2 thùy với 2 noãn trong mỗi thùy và mỗi noãn sẽ phát triển thành một hạt.

– Thời gian từ nụ đến khi nở hoa khoảng 10 – 14 ngày tùy giống, quá trình nở hoa diễn ra thường từ 6 giờ sáng đến 4 giờ chiều và cao điểm vào lúc 8 giờ sáng. Số hoa nở trên chùm kéo dài từ 3 đến 4 ngày và nở tối đa vào ngày thứ hai.

– Sau khi thụ tinh các giao tử bắt đầu phân chia và hạt được hình thành. Điều kiện thời tiết quá nóng hoặc mưa nhiều sẽ ảnh hưởng tới sự tiếp nhận hạt phấn cũng như sự nẩy mầm của hạt phấn.

Việc nghiên cứu sinh lý hoa nho có ý nghĩa lớn trong kỹ thuật canh tác nho nhằm tăng năng suất. Cụ thể, khi nắm được thời điểm phân hóa mầm hoa của mỗi giống nho sẽ cung cấp kịp thời dinh dưỡng cần thiết giúp cây có nhiều hoa và những chùm hoa lớn hoặc việc nắm được thời gian nở hoa giúp người trồng nho có giải pháp bảo vệ, tránh những tác động xấu tới quá trình thụ phấn.

Quả nho

– Một số đặc điểm cấu tạo quả nho:

+ Quả nho kích thước và hình dạng tùy thuộc vào từng giống nho, thông thường có dạng hình cầu và mọng nước

+ Trái nho thường mọc thành chùm có kích cỡ, độ chắc và màu sắc thay đổi tay đổi tùy thược vào từng giống.

+ Trái nho bao gồm 4 thành phần chính:

Cuống: Mỗi trái có 1 cuống đính trên chùm quả.

Vỏ trái: Có màu xanh khi quả còn non và chuyển màu tím, đỏ, xanh tùy thuộc từng giống khi quả chín.

Thịt quả: Thường chứa nhiều nước, độ đường (độ Brix) và là thành phần chủ yếu quyết định chất lượng trái nho.

Các hạt: Mỗi quả thường có 4 hạt.

– Thời gian từ khi đậu quả đến khi chín khoảng 30 – 40 ngày, sau đó quả cần thêm 20 – 30 ngày để tiếp tục chín hoàn toàn.

– Quá trình sinh trưởng của quả nho chia làm 3 thời kỳ chính:

Thời kỳ quả lớn nhanh cho tới khi quả đạt kích thước tối đa.

Thời kỳ lớn chậm cho tới khi quả chuyển màu.

Thời kỳ lớn nhanh về cuối và kết thúc khi quả chín, được thể hiện bằng màu sắc.

0