23/05/2018, 15:50

Sâu xanh hại hoa lily, hoa loa kèn

Sâu xanh là loài đa thực phá hoại trên nhiều loại , trong đó có hoa Lily, hoa Loa kèn. Sâu ăn lá, ăn nụ hoa. Trên lá non chúng ăn khuyết. Trên nụ chúng ăn thủng nụ, ăn vào bên trong. Mức độ và triệu chứng gây hại Sâu non tuổi nhỏ (tuổi 1) gặm ăn phần thịt lá để lại lớp bì lá có màu trắng. Sâu ...

Sâu xanh là loài đa thực phá hoại trên nhiều loại , trong đó có hoa Lily, hoa Loa kèn. Sâu ăn lá, ăn nụ hoa. Trên lá non chúng ăn khuyết. Trên nụ chúng ăn thủng nụ, ăn vào bên trong.

Mức độ và triệu chứng gây hại

Sâu non tuổi nhỏ (tuổi 1) gặm ăn phần thịt lá để lại lớp bì lá có màu trắng. Sâu non tuổi lớn (tuổi 2 trở đi) bắt đầu gặm thủng lá và chỉ chừa lại gân lá.

Đây là loài sâu ăn lá nên giảm diện tích quang hợp của lá làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các quá trình sinh trưởng phát triển của cây, nếu ở thời kỳ cây con bị hại nặng thì làm cho cây sinh trưởng phát triển kém thậm chí có thể bị chết, còn ở giai đoạn cây lớn thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị thương phẩm, thẩm mỹ của cây hoa Lily hoa Loa kèn. Sâu xanh gây hại trên cây hoa LilySâu xanh gây hại trên cây hoa Lily Vòng đời của sâu xanhVòng đời của sâu xanh

Trưởng thành: là loài bướm thân dài 12 – 20 mm, sải cánh rộng 45 – 55 mm, toàn cơ thể có màu trắng.

Trứng: Có hình bầu dục thuôn dài, 2 đầu hơi thuôn nhọn, dài 1mm, mới đẻ có màu vàng sau chuyển thành màu da cam.

Sâu non: đẫy sức dài 28 – 35 mm, đầu và lưng có màu xanh lục còn tuyến giữa lưng có màu vàng chạy dọc cơ thể.

Nhộng: dài 18 – 20 mm, có màu sắc thay đổi, có thể có các màu sau: vạng nhạt, lục nhạt, nâu nhạt.

Quy luật phát sinh, phát triển và gây hại

[AdSense-A]

Bướm hoạt động vào ban ngày, có tính ăn thêm thường là đi hút mật hoa, bay khoẻ. Giao phối và đẻ trứng vào buổi sáng. Trứng được đẻ rải rác ở mặt dưới  của lá rau. Một bướm cái đẻ khoảng 120 – 140 trứng.

Nhộng thường vũ hoá về ban đêm, trưởng thành thường hoạt động về ban đêm còn ban ngày thì ẩn nấp ở trong bụi cỏ hay trong tán cây. Ngài có xu tính với ánh sáng đèn yếu nhưng lại có xu tính với ánh sáng đèn cực tím (cực đen), trưởng thành có tính ăn thêm.

Sau khi vũ hoá thì trưởng thành bắt đầu giao phối, hoạt động giao phối diễn ra từ chập tối đến sáng hôm sau, sau khi giao phối được 2 – 3 ngày thì trưởng thành bắt đầu đẻ trứng.

Ngài có tập tính là đẻ trứng rải rác trên các lá non hay trên hoa, thời gian đẻ trứng kéo dài từ 7 – 13 ngày, một ngài cái có thể đẻ được từ 200 – 3000 trứng đặc biệt nếu ngài được hút nhiều mật hoa thì số lượng trứng đẻ được nhiều hơn. Sau khi đẻ trứng thì ngài chết tuy nhiên trong bụng của nó vẫn còn trứng.

Sau khi trứng đẻ được từ 2- 12 ngày thì bắt đầu nở, sau khi nở sâu non ăn một phần hoặc tất cả vỏ trứng rồi mới chuyển sang phá hại cây.

Sâu non hoạt động mạnh, bò lung tung tìm nơi có thức ăn thích hợp để gây hại.

Sâu non đẫy sức chui suống đất hoá nhộng ở độ sâu 2 – 3 cm, trước khi hoá nhộng nó làm một kén bằng đất rồi nằm trong đó hoá nhộng và khi nhộng hoá trưởng thành thì sẽ bò lên mặt đất qua một đường làm sẵn.

Quá trình phát triển cá thể của Sâu xanh trải qua 4 giai đoạn, thời gian phát dục các giai đoạn của sâu có liên quan tới điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm và thức ăn nhưng nhìn chung thời gian phát dục các giai đoạn của sâu như sau: Trưởng thành sống 10 – 18 ngày (trưởng thành cái) và 6 – 11 ngày (trưởng thành đực), sâu non 16 – 26 ngày. Vòng đời trung bình của Sâu xanh trên đồng ruộng  là từ 36 – 70 ngày.

Quy luật phát sinh gây hại của Sâu xanh trên đồng ruộng có liên quan chặt chẽ với:

Điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm: nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của sâu là 23 – 28C, độ ẩm là 70 – 80 %.

Sâu xanh rất mẫn cảm với độ ẩm không khí, do vậy nếu độ ẩm không khí là 70 – 80 % sâu dễ phát sinh thành dịch.

Với yêu cầu về điều kiện nhiệt độ và độ ẩm như vậy cho nên Sâu xanh –  phát sinh gây hại với mức độ tăng dần từ tháng 11 cho đến cuối tháng 3 và giảm dần từ tháng 5 – tháng 6, tức là sâu xanh gây hại nặng cho hoa Lily, hoa Loa kèn ở vụ xuân.

Độ ẩm đất: Độ ẩm đất có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ vũ hoá của trưởng thành, đất quá khô hay quá ẩm đều không thuận lợi cho nhộng vũ hoá trưởng thành.

Cây ký chủ của sâu xanh: Sâu xanh là loài đa thực, Do vậy ở những vùng trồng hoa Lily, hoa Loa kèn cần có chế độ luân canh hợp lý và nhất là không được luân canh với các thường xuyên bị sâu xanh phá hoại nặng nếu không cây trồng sau sẽ là cầu nối cho sâu xanh phát sinh gây hại ở vụ hoa Lily hoa Loa kèn tiếp theo.

[AdSense-B]

Thiên địch: Có khoảng 50 loài thiên địch của sâu xanh, trong đó có một số loài quan trọng như:

Nhóm ký sinh:  các giống ong mắt đỏ (Trichogramma) ký sinh trứng, ong kén trắng (Apanteles) ký sinh trên sâu non.

Nhóm bắt mồi ăn thịt: bọ xít nhỏ bắt mồi – Orius niger Wolf ăn trứng và sâu non tuổi 1, bọ mắt vàng ăn trứng…

Nhóm vi sinh vật gây bệnh: Nấm trắng, nấm xanh ký sinh gây bệnh cho sâu non.

Sâu xanh có khả năng để nhiều trứng, thời gian đẻ kéo dài, sâu non có phạm vi ký chủ rộng do đó trên đồng ruộng  lúc nào cũng có đủ các loại tuổi sâu, nên việc xác định số lứa sâu trong một năm là rất khó xác định, tuy nhiên có qui luật chung là mật độ sâu non cao nhất vào tháng 5.

Qua thực tế ngoài đồng ruộng kết hợp với việc nuôi sâu trong phòng thí nghiệm người ta thấy trong một năm sâu xanh có thể phát sinh 4 lứa, thời gian mỗi lứa cách nhau 40 – 80 ngày.

Lứa 1: Gây hại từ tháng 11 – cuối tháng 11

Lứa 2: Gây hại từ cuối tháng 1 – cuối tháng 3

Lứa 3: Gây hại từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 5

Lứa 4: Gây hại từ giữa tháng 5 – cuối tháng 6

Biện pháp quản lý

– Thực hiện thường xuyên thăm đồng, khi thấy có sâu hại có thể dùng tay ngắt ổ trứng, bắt sâu , vợt bướm.

Tiêu hủy các bộ phận bị sâu phá hoại như lá, cành, nụ hoa, diệt trừ sâu non bằng tay.

– Thực hiện quy trình quản lý tổng hợp: chăm sóc cây khỏe, gieo trồng cây đúng thời vụ, …

– Có thể quản lý sâu hại bằng biện pháp sinh học: sử dụng các chế phẩm virus nhân đa diện N.P.V phun vào thời kỳ sâu non rất có hiệu quả trong việc diệt trừ sâu đồng thời không gây ô nhiễm môi trường.

– Khi bị sâu xanh gây hại nặng cần sử dụng các loại thuốc hóa học để quản lý.

0