23/05/2018, 15:50

Giới thiệu về giá trị cây nho

Giá trị kinh tế cây nho Cây nho là loại cây lâu năm, thuộc họ Vitaceae và là cây ăn trái mang lại rất nhiều mặt có lợi đối với người sản xuất nho nói riêng và các nước trồng nho nói chung. Cụ thể, cây nho đem lại một số giá trị lớn như sau: – Kinh tế: Cho đến nay, cây nho đã được trồng trên ...

Giá trị kinh tế cây nho

Cây nho là loại cây lâu năm, thuộc họ Vitaceae và là cây ăn trái mang lại rất nhiều mặt có lợi đối với người sản xuất nho nói riêng và các nước trồng nho nói chung. Cụ thể, cây nho đem lại một số giá trị lớn như sau:

– Kinh tế: Cho đến nay, cây nho đã được trồng trên cả 5 châu lục, ở những vùng có điều kiện khí hậu phù hợp. Đối với vùng có khí hậu ôn đới, cây nho chỉ cho thu hoạch mỗi năm một vụ, trong khi ở những nước có khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới cây nho có khả năng sinh trưởng liên tục và cho thu hoạch 2,5 – 3 vụ mỗi năm, mỗi vụ có năng suất bình quân từ  12 – 15 tấn/ha. Vì vậy, cây nho được đánh giá là loại mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Ở Việt Nam, nghề trồng nho đem lại hiệu quả kinh tế cao, cao hơn nhiều so với các loại khác. Ninh Thuận là tỉnh có diện tích trồng nho chiếm 90% tổng diện tích trồng nho của Việt Nam, mỗi năm thu khoảng 2 vụ và năng suất trung bình ở đây khoảng 15 – 20 tấn/năm. Như vậy, nếu trồng nho vùng Ninh Thuận thì lợi nhuận thu được khoảng trên 100 triệu/ha, trong khi đó cây lúa với 3 vụ/năm chỉ thu được khoảng 17 đến 19 triệu đồng/ha/năm.

– Xã hội: Nghề trồng nho giải quyết cho hàng trăm triệu lao động nông thôn trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, nghề trồng nho đã giải quyết việc làm tại chỗ và có thu nhập ổn định cho hàng trăm ngàn lao động nông thôn chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận, Bắc Bình Thuận và một số ít ở phía Nam tỉnh Khánh Hòa.

– Môi trường: Trồng nho đã phủ xanh khoảng 10 triệu ha đất trống trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, cây nho đã phủ xanh khoảng 2.500 –  2.700 ha đất trống ở những  vùng khí hậu khô nóng và có lượng mưa thấp mà khó canh tác các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao khác.

– Dinh dưỡng: Qua nhiều tài liệu nghiên cứu, người ta đánh giá trái nho là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, cụ thể: Trong  100g nho quả có khoảng:

+ 0,5 g protein

+ 9 mg canxi

+ 0,6 mg sắt

+ 50 đơn vị quốc tế vitamin A

+ 0,10 mg vitamin B1

+ 4 mg vitamin C.

Ngoài ra, quả nho còn chứa một hàm lượng lớn chất poluphenol, đây là chất làm giảm bệnh nhồi máu cơ tim, tăng cường miễn dịch, chữa cao huyết áp, chống lão hóa…

– Công nhiệp: Theo tài liệu của FAO, sản lượng nho trên toàn thế giới khoảng 65 triệu tấn. Trong đó:

+ Khoảng 71% sản lượng nho được dùng làm nguyên liệu sản xuất rượu và nước ngọt từ nho.

+ Khoảng 27% để ăn dưới dạng quả tươi, 2% làm nho khô.

Tình hình sản xuất nho trên thế giới

– Diện tích trồng cây nho trên thế giới khoảng hơn 7,3 triệu ha. Châu Âu là khu vực có diện tích trồng nho lớn nhất thế giới, tuy nhiên sản lượng không phải là lớn nhất thế giới. Hiện nay, sản lượng nho sản xuất lớn nhất thế giới thuộc về một nước Châu Á là Trung Quốc (Theo thống kê Bộ nông nghiệp Mỹ năm 2010 – 2011). tinh hinh san xuat nho tren the gioitinh hinh san xuat nho tren the gioi

 

– Theo số liệu của FAO, những nước có diện tích nho top 10 thế giới bao gồm Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran,  Hoa kỳ, Bồ Đào Nha, Argentina, Trung Quốc, Australia.

– Năng suất nho thế giới dao động từ 12 – 15 tấn/ha và Trung Quốc là nước có năng suất cao nhất khoảng 30 tấn/ha.

– 4 nước tiêu thụ nho hàng đầu thế giới gồm Pháp, Anh, Trung Quốc và Mỹ chủ yếu sử dụng nho ở dạng rượu vang.

Tình hình sản xuất nho ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cây nho được xác định là cây chủ lực nên tập trung phát triển ở những khu vực không bị ngập úng, có điều kiện khí hậu và thời tiết đất đai khá phù hợp cho cây nho phát triển. Khu vực trồng nho chủ yếu ở Việt Nam bao gồm tỉnh Ninh Thuận (chiếm 90% tổng diện tích) và  tỉnh Bình Thuận (chiếm 9% tổng diện tích dưới nho trong cả nước).

Diện tích trồng nho của cả nước khoảng 2700 – 3000 ha, trong đó tỉnh Ninh Thuận chiếm khoảng 2500 – 2700 ha, chủ yếu ở các xã như Phước Hậu, Phước Sơn, Phước Nam, Phước Thuận và Phước Dân, Tân Giang, Bầu Zôn và Lanh Ra (huyện Ninh Phước), Thành Hải và Ðô Vinh (Phan Rang – Tháp Chàm).

Ninh Thuận là quê hương của nhiều loại giống nho mới năng suất chất lượng cao, tuy nhiên chưa được phát triển rộng rãi, chỉ mở rộng chủ yếu là giống nho Cardinal (nho đỏ) và một diện tích nhỏ giống NH.01-48 (nho xanh). Sản lượng hàng năm ổn định từ 60 – 65 ngàn tấn.

Nho Ninh Thuận thường được dùng để ăn tươi, làm rượu nho và chế biến các sản phẩm khác. Vì vậy, việc đầu tư chế biến các sản phẩm từ nho tại Ninh Thuận cũng là lĩnh vực tỉnh đang kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên, do chưa được quan tâm đầu tư KHKT nên cây nho ở đây chưa có điều kiện phát triển đúng với khả năng của nó vì những thiếu sót về chiến lược phát triển, cơ sở nghiên cứu, giống trồng và kỹ thuật canh tác.

Việc sử dụng sản phẩm nho ở nước ta chủ yếu dùng cho mục đích ăn tươi vì chủ yếu là giống nho đỏ Cardinal. Đây là giống nho có hạt và chất lượng thuộc loại trung bình. Nho được tiêu thụ trong nước là chính, ở các tỉnh phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh chiếm 75,7%, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc 19,3%, tiêu thụ nội tỉnh chỉ 5,0% ở dạng nho kém phẩm chất dùng làm rượu và nước ngọt.

Để cây nho Ninh Thuận có thể cạnh tranh được với các loại nho nhập khẩu cùng loại và hướng tới sản xuất nho an toàn để cung cấp cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu thì cần phải có những biện pháp quy hoạch vùng sản xuất nho chất lượng cao, tập trung và đầu tư để nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật và cho người sản xuất.

0