23/05/2018, 15:52

Xử lý hạt giống cà phê và ủ hạt thúc mầm

Giúp bạn đọc biết được các bước công việc xử lý hạt giống cà phê và ủ hạt thúc mầm; xử lý hạt giống và ủ hạt thúc mầm đúng kỹ thuật; Yêu cầu khi xử lý hạt giống và thúc nảy mầm – Thời gian xử lý hạt giống và thúc nảy mầm vào thường tháng 11,12 để kịp thời vụ trồng vào tháng 6 – 8 năm sau. ...

Giúp bạn đọc biết được các bước công việc xử lý hạt giống cà phê và ủ hạt thúc mầm; xử lý hạt giống và ủ hạt thúc mầm đúng kỹ thuật; 

Yêu cầu khi xử lý hạt giống và thúc nảy mầm

– Thời gian xử lý hạt giống và thúc nảy mầm vào thường tháng 11,12 để kịp thời vụ trồng vào tháng 6 – 8 năm sau.

– Có rất nhiều phương pháp xử lý thúc mầm miễn là đáp ứng được các yêu cầu chính sau : hạt đủ ẩm, nhiệt độ từ 30 – 32C và  đủ oxy cho hạt hô hấp.

– Mỗi cách xử lý hạt giống và thúc nảy mầm đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Tùy theo điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn cách xử lý và ủ cho phù hợp.

Xử lý hạt giống và ủ thúc mầm

Tác dụng

– Tạo điều kiện cho hạt nảy mầm nhanh và đều

– Loại bỏ được hạt có sức nảy mầm kém

– Rút ngắn được thời gian nuôi cây trong vườn ươm, đặc biệt là khi giai đoạn nảy mầm gặp nhiệt độ thấp hoặc hạt giống đã bảo quản quá lâu, nếu không thúc mầm có khi cả tháng hạt mới nảy mầm.

Phương pháp bóc vỏ trấu

Phương pháp này thường được áp dụng khi số lượng hạt giống ít.

Xử lý hạt giống

– Phơi lại hạt giống trong nắng nhẹ để cho vỏ thóc hơi giòn. Xử lý hạt giốngXử lý hạt giống

– Bóc hoặc xát vỏ thóc bằng tay. Hạt cà phê đã được bóc vỏ thócHạt cà phê đã được bóc vỏ thóc

– Loại bỏ hạt hư còn sót lại trong quá trình chế biến trước đây (đen, nứt, xây xát, có lỗ mọt…). Loại bỏ hạt cà phê không đủ tiêu chuẩnLoại bỏ hạt cà phê không đủ tiêu chuẩn

– Đem ngâm vào trong nước ấm 45 – 50C trong thời gian 14 – 16 giờ.

– Đãi thật sạch vỏ lụa Đãi, rửa hạt giống đã bóc vỏ thócĐãi, rửa hạt giống đã bóc vỏ thóc

Ủ hạt thúc mầm (ủ trong thúng)

– Cho hạt giống đã xử lý vào bao tải sạch.

– Để vào thúng có đậy kín để giữ nhiệt.

– Ban ngày có thể mang ra phơi ngoài nắng, ban đêm mang vào phòng ấm hoặc gần bếp, gần bóng đèn thường xuyên cung cấp nhiệt vừa phải.

– Hàng ngày phải kiểm tra, nếu thấy khối hạt giống lạnh và thiếu ẩm thì tưới nước ấm.

– Thường xuyên đãi rửa hạt thật sạch, để loại trừ hoàn toàn tàn dư vỏ lụa nhũn dễ gây thối khối hạt.

– Nhặt bỏ hạt thối, mốc, những hạt có màu xám sẫm hoặc màu xanh dương.

– Thường sau 5 – 7 ngày một số hạt bắt đầu nhú mầm thì cần nhặt ra để đem gieo ngay.

Ưu nhược điểm của phương pháp bóc vỏ trấu

– Ưu điểm: hạt nảy mầm nhanh

– Nhược điểm:

+ Tốn thời gian, tốn công do vậy khó áp dụng đồng loạt khi lượng hạt giống quá nhiều

+ Hay bị nấm bệnh hơn so với phương pháp không bóc vỏ.

Phương pháp không bóc vỏ trấu

Phương pháp này thường được áp dụng khi số lượng hạt giống nhiều.

Xử lý hạt giống

– Hoà 1 kg vôi bột tốt trong 50 lít nước (2,0%)

– Gạn lấy phần nước vôi trong đem đun nóng ở nhiệt độ 55 – 60C

– Cho hạt giống vào ngâm từ 18 – 20 giờ, nếu hạt giống quá khô có thể ngâm lâu hơn.

– Đãi thật kỹ cho sạch lớp nhớt bám ở vỏ hạt bằng nước lã sạch rồi đem đi ủ.

Ủ hạt thúc mầm

Ủ trên luống đất

Cách ủ này thường được áp dụng khi điều kiện thời tiết tại thời điểm ủ ấm áp

– Lên luống cao 10 – 15 cm, rộng 1 – 1,2 m, dài tuỳ theo khối lượng hạt giống.

– Rải trên mặt luống theo trình tự sau:

+ Lớp cát dày 1 – 2 cm

+ Lớp hạt giống dày 3 – 4 cm

+ Phủ cát dày 1 – 2 cm

+ Tủ rơm rạ hoặc bao tải sạch.

– Ban ngày để ánh nắng chiếu trực tiếp trên luống. Ban đêm tủ thêm bao bạt ở trên và quanh luống để giữ nhiệt.

– Hàng ngày tưới nước đủ ẩm

– Sau 10 – 15 ngày nhặt hạt mới nứt nanh đem gieo. Nhặt hạt giống nứt nanh đem gieoNhặt hạt giống nứt nanh đem gieo

Ủ trên luống chìm:

– Cách ủ này thường được áp dụng khi điều kiện thời tiết tại thời điểm ủ bị rét, trời quá lạnh.

– Kích thước luống chìm: Chiều rộng luống từ 1 – 1,2m, sâu từ 0,6 – 0,8m, dài tuỳ theo khối lượng hạt giống.

– Cho các lớp nguyên liệu sau kể từ đáy luống trở lên:

+ Lớp lá cây phân xanh tươi dày 20 – 25 cm

+ Phân chuồng độn rác chưa hoai dày 20 – 25cm

+ Lớp vôi bột mỏng: 0,5kg/m2

+ Lớp rơm rạ sạch dày 10 cm

+ Lớp bao tải sạch

+ Lớp hạt giống: giai đoạn đầu để dày 10 – 15 cm, giai đoạn sau khi nảy mầm chỉ để dày 5 – 7 cm

+ Lớp bao tải sạch đậy phủ lên trên lớp hạt giống.

+ Lớp rơm rạ, cỏ khô sạch đạy kín trên mặt luống dày 20 20 – 30 cm, có thể đan lại thành từng tấm liếp phủ kín trên mặt luống

– Xung quanh luống và trên mái luống phải được che kín gió.

– Hàng ngày kiểm tra nếu thấy hạt giống lạnh và thiếu ẩm thì dùng  nước ấm để tưới vào lớp hạt giống ủ.

– Ưu, nhược khi ủ hạt giống trên luống chìm

+ Ưu điểm giúp cho hạt giống nhanh nảy mầm

+ Nhược điểm: không hợp vệ sinh, dễ gây hỏng hạt giống

Ưu nhược điểm của phương pháp không bóc vỏ trấu

– Ưu điểm:

+ Ít tốn thời gian, tốn công so với phương pháp bóc vỏ trấu

+ Ít bị nấm bệnh hơn so với phương pháp bóc vỏ.

– Nhược điểm:

+ Hạt nảy mầm chậm

Chú ý

– Dù ủ thúc mầm theo phương pháp nào thì cũng không được để mầm mọc dài quá 1 mm (đầu rễ còn thẳng) mới đem gieo vì dễ gây tổn thương đầu rễ, cong phân cổ rễ.

– Do hạt cà phê nảy mầm không đồng đều nên phải thường xuyên kiểm tra để lấy hạt đem gieo.

– Không nên chọn những hạt nảy mầm sau 21 ngày, tính từ khi hạt đầu tiên nảy mầm.

0