23/05/2018, 15:52

Phòng trừ sâu hại dưa leo

Triệu chứng của một số loại sâu hại dưa leo có tên là sâu vẽ bùa (có nơi gọi là sâu đục lòn lá, ruồi đục lá hay dòi đục lá…), chúng có tên là Liriomyzaspp, thuộc họ dòi đục lá (Agromyzidae) bộ hai cánh (Diptera). Có thể coi loài sâu này là một loại cây đa thực vì ngoài cây dưa leo (dưa ...

Triệu chứng của một số loại sâu hại dưa leo có tên là sâu vẽ bùa (có nơi gọi là sâu đục lòn lá, ruồi đục lá hay dòi đục lá…), chúng có tên là Liriomyzaspp, thuộc họ dòi đục lá (Agromyzidae) bộ hai cánh (Diptera). Có thể coi loài sâu này là một loại cây đa thực vì ngoài cây dưa leo (dưa chuột) chúng còn gây hại ở nhiều loại khác thuộc họ bầu bí (Curcubitaceae) như bầu, mướp, bí đỏ, bí xanh, dưa hấu, dưa lê…; họ đậu đỗ (Eabaceae) như đậu đũa, đậu côve, đậu trạch…; họ cà Sulanaceac như cà chua, cà pháo, cà bát, khoai tây.

Sâu gây hại từ khi cây dưa còn nhỏ, có những ruộng từ khi cây dưa mới ra được 2 lá sò đã bị sâu tấn công. Tuy nhiên, sâu thường gây hại nhiều từ khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi. Trường hợp mật độ cây sâu cao, đưòng đục của cây sẽ dầy đặc, tập trung thành những đám lớn, làm cho lá bị vàng, thô cứng, còi cọc, cây bị “xuống dãy” (lụi tàn) nhanh, nếu đã bị hại đến mức này thì sẽ ảnh hưởng rất nhiêu đến năng suất và sản lượng của ruộng dưa. Bình thường thời gian thu hái của ruộng dưa kéo dài khoảng 25 – 30 ngày, nhưng nếu bị sâu gây hại thì thời gian rút xuống còn phân nửa. Ấu trùng có 3 tuổi, khi đầy sức, ấu trùng sẽ chui ra khỏi đường đục rơi xuống đất hoặc nằm ngay dưới mặt lõm của lá làm nhộng (nhộng dài khoảng 1,5-2 ly, có màu vàng tươi hoặc màu nâu thẫm khi sắp vũ hoá).

sau hai dua chuot

Ở các tỉnh phía Nam, sâu gây hại quanh năm, nhưng thường nặng nhất vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau), những ruộng trồng dầy và liên tục trong nhiều năm thường là các ruộng có sâu hại nhiều nhất. Để hạn chế tác hại của sâu, bà con nên áp dụng kết hợp các biện pháp sau đây:

Không nên trồng quá dầy, nên trồng với mật độ hợp lý để tạo độ thông thoáng cho giàn dưa, hạn chế sự phát triển của sâu.

Nếu ruộng dưa đã bị hại nặng nên cắt bỏ những lá có nhiều sâu đem tiêu huỷ để diệt sâu bên trong, hạn chế một số sâu ở các đợt sau.

Không nên trồng liên tục nhiều vụ dưa (hoặc một số loại thường bị sâu gây hại nhiều như đã nêu ở phần trên). Nên luân canh với một số loại cây trồng khác như hành, ngò gai, xà lách… tốt nhất là các loại cây trồng khác như lúa, rau muống.. Trong biện pháp này nếu bà con ở chỗ bạn vận động được nhiều chủ ruộng cùng làm thì hiệu quả sẽ rất cao.

Trước khi trồng nên dùng màng phủ Plastic (vải bạt nilon) trên luống dưa sẽ hạn chế được một số loại và tác hại của sâu.

Nếu ruộng bị hại nhiều, bạn có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phun xịt: Vertimex, Baythroid, Serpa, Sherbush, Decís. Polytrin, Trgard… (về liều lượng cách sử dụng và thời gian cách ly hạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên bao bì). Do vòng đời của sâu ngắn (khoảng 17-18 ngày), mặt khác chúng lại sinh sản nhiều… nên sâu rất nhanh quen thuộc, vì thế bạn nhớ là không nên sử dụng một loại thuốc đơn độc trong một thời gian dài, mà nên dùng luân phiên nhiều loại thuốc với nhau. Sau khi phun xịt thuốc nên bón bổ xung thêm một đợt phân để tăng cường sức đề kháng cho cây.

0