23/05/2018, 15:51

Kỹ thuật bón phân cho ớt sau khi trồng

Tác dụng của bón thúc phân cho cây ớt Khái niệm về bón thúc Bón thúc là bón bổ sung phân bón vào những giai đoạn nhất định trong quá trình sinh trưởng phát triển của ; khi cần nhiều phân nhất. Tác dụng của bón thúc – Cung cấp bổ sung đầy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng cho cây. – Đáp ứng ...

Tác dụng của bón thúc phân cho cây ớt

Khái niệm về bón thúc

Bón thúc là bón bổ sung phân bón vào những giai đoạn nhất định trong quá trình sinh trưởng phát triển của ; khi cần nhiều phân nhất.

Tác dụng của bón thúc

– Cung cấp bổ sung đầy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng cho cây.

– Đáp ứng nhu cầu về các yếu tố dinh dưỡng cần thiết theo từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển cây.

– Chia lượng phân để bón thúc nhiều lần sẽ hạn chế hiện tượng rửa trôi làm mất phân.

– Bón thúc hợp lý có khả năng phòng chống được sâu bệnh hại

– Bón thúc hợp lý có khả năng điều chỉnh được chất lượng, mẫu mã của quả

Nguyên tắc và yêu cầu chung khi bón thúc

Nguyên tắc

* Lượng phân bón thúc và số lần bón thúc

Lượng phân bón nhiều hay ít phụ thuộc vào loại phân bón, đặc điểm tính chất đất, nhu cầu của cây và điều kiện thời tiết khí hậu.

Đất trồng có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn, khả năng giữ dinh dưỡng kém, nên chia lượng phân bón thúc ra làm nhiều lần để bón.

Giống chịu phân cao như các giống lai cần bón thúc với lượng phân nhiều hơn so với các giống địa phương.

Bón vào thời điểm thời tiết thuận lợi, để hạn chế khả năng mất phân, giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

* Loại phân dùng để bón thúc

– Hạn chế tối đa sử dụng phân vô cơ hóa học, phân hữu chuồng chư hoai mục để bón cho ớt.

Tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ đã hoai mục, các loại phân vi sinh hữu cơ phun qua lá…vv.

– Đối với các ruộng ớt trồng theo phương thức có màng che phủ đất việc bón thúc sẽ khó khăn hơn. Thường sử dụng các loại phân sinh học dễ hòa tan trong nước rồi phun qua lá vào những giai đoạn sinh trưởng, phát triển cần thiết của cây.

Các yêu cầu đối với việc bón thúc phân cho ớt

* Sử dụng đúng loại phân:

Cần căn cứ vào loại, giống ớt trồng, yêu cầu về loại dinh dưỡng, đặc điểm của từng loại phân, đặc điểm, tính chất của đất trồng để chọn phân bón sao cho:

– Đúng loại phân

– Đúng dạng phân

– Không sử dụng phân kém chất lượng, không rõ nguồn gốc (phân vô cơ)

* Bón cân đối các loại phân:

– Bón cân đối, phù hợp về liều lượng;

– Cân đối về tỷ lệ giữa các loại phân bón;

– Cân đối về trong từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây.

– Bón cân đối phối hợp giữa các loại phân để phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau.

– Bón cân đối các loại phân để làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm quả ớt

– Bón phân không cân đối không sẽ không phát huy được tác dụng tốt của các loại phân, gây lãng phí mà còn có thể gây ra những tác dụng không tốt đối với cây trồng, làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm và gây ô nhiễm môi trường.

* Bón đúng lúc, đúng thời điểm:

– Bón đúng thời điểm cây cần dinh dưỡng mới phát huy được tác dụng.

– Nên chia lượng phân ra bón làm nhiều lần vào các thời điểm cây có nhu cầu cao, khả năng hút dinh dưỡng mạnh.

– Khôn bón tập trung một lượng lớn phân bón vào một lần cây không thể sử dụng hết, phân bị tổn thất nhiều, và có thể gây ra những tác động xấu đối với cây trồng, môi trường.

– Không bón vào lúc trời mưa làm rửa trôi phân bón gây lãng phí lớn.

– Bón vào lúc trời nắng có thể gây cháy lá, hỏng hoa, quả.

– Bón vào thời điểm trời dâm mát, nắng nhẹ, khô ráo là tốt nhất.

* Bón đúng đối tượng:

– Mục đích của việc bón phân là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây chứ không phải là cung cấp dinh dưỡng cho cỏ dại hay các sinh vật khác có trong ruộng.

– Bón phân không được kích thích sự tích luỹ và gây hại của sâu bệnh.

* Bón đúng cách:

Có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc loại đất, giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây:

– Bón rải theo hàng trên mặt luống gần gốc cây.

– Hoà phân vào nước phun lên lá hoặc tưới vào gốc cây.

– Bón phân kết hợp với tưới nước v.v…

Đặc điểm của một số loại phân thường dùng bón thúc cho cây ớt

Hầu hết các loại phân bón hiện có trên thị trường đều có thể sử dụng để bón cho cây ớt. Tuy nhiên, trong sản xuất hiện nay thường sử dụng nhiều các loại phân sau đây:

* Phân đạm Urê:

Hiện nay có nhiều loại do các hãng sản xuất khác nhau được bán trên thị trường. Các loại phân này đều có thể dùng để bón cho cây ớt.

– Phân Urê chứa 44 – 48% N, trung bình = 46%

– Trên thị trường có 2 loại phân urê chủ yếu:

+ Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước. Hút ẩm mạnh

+ Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá. Loại này có thêm chất chống ẩm nên dễ bảo quản, dễ vận chuyển nên được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.

– Khi tiếp xúc với không khí và ánh nắng urê rất dễ bị phân huỷ (hiện tượng mất đạm dưới dạng khí)

– Phân urê thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, trên nhiều loại đất khác nhau. Vì vậy loại phân đạm này đang được sử dụng khá rộng rãi trong sản xuất.

– Phân urê được dùng chủ yếu để bón thúc. Có thể hòa vào nước để phun lên lá với nồng độ thấp 0,5 – 1,5%. Phân đạm urêPhân đạm urê

Những điều cần chú ý khi sử dụng phân đạm:

– Phân phải được bảo quản trong các túi nilon để ở nơi thoáng mát, khô ráo.

– Lượng bón cần căn cứ theo yêu cầu và đặc điểm sinh lý ứng với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây ớt.

– Bón cân đối với lân và kali.

– Không bón quá nhiều đạm có thể gây tình trạng cây sinh trưởng quá mức, cây mềm yếu gây lốp đổ, dễ bị nhiễm sâu bệnh, chậm ra hoa, quả dễ rụng, phẩm chất quả giảm và ảnh hưởng xấu đến môi trường..

– Theo dõi độ chua của đất, khi cần thiết phải bón vôi để khử chua thì phân đạm mới phát huy tác dụng cao.

– Không nên trộn phân đạm có gốc amôn với các loại phân khác có tính kiềm (ví dụ phân đạm amonisulphat với vôi, tro bếp).

* Phân lân supe

– Supe lân còn được gọi là supephotphat hay phân lân Lâm Thao.

– Trong supe lân có 16 – 20% P2O5, trung bình 18%. Ngoài ra, trong phân này có chứa một lượng lớn thạch cao.

– Đặc điểm, tính chất của phân:

+ Thường có dạng bột mịn vô định hình, màu trắng, vàng xám hoặc màu xám thiếc. Một số trường hợp supe lân được sản xuất dưới dạng viên

+ Tương đối dễ hoà tan trong nước nên cây dễ sử dụng. Phân phát huy hiệu quả nhanh, ít bị rửa trôi

+ Supe lân ít hút ẩm, nhưng nếu cất giữ không cẩn thận vẫn có thể bị vón cục, hoặc bị nhão.

+ Phân có phản ứng chua, dễ ăn mòn làm hỏng bao bì và dụng cụ chứa đựng bằng sắt. Phân Supe lânPhân Supe lân

– Sử dụng phân supe lân:

+ Supe lân chủ yếu dùng để bón lót, cũng có thể dùng bón lót.

+ Có thể dùng Supe lân để ủ với phân chuồng với tỷ lệ 2- 5% supe lân, vừa có tác dụng tăng chất lượng phân chuồng ủ vừa tăng hiệu quả của phân lân.

+ Sử dụng bón cho các loại đất trung tính, đất kiềm, đất chua. Tuy nhiên, ở các loại đất chua nên bón vôi khử chua trước khi bón supe lân.

+ Sử dụng supe lân trên nền đất đủ đạm, nếu cây ớt thiếu đạm hiệu quả của phân lân không cao

+ Để tăng hiệu lực của phân, nên bón tập trung theo hốc, hoặc sử dụng loại phân dạng viên để bón cho cây.

+ Có thể dùng trộn supe lân với phù sa, bùn ao với tỷ lệ 3-5% để nhúng rễ cây con trước khi trồng.

* Phân lân nung chảy

– Phân lân nung chảy còn gọi là Tecmô phôtphat hay phân lân Văn Điển

– Phân có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc

– Không nên trộn lẫn phân này với các dạng phân đạm amon vì dễ làm mất đạm dưới dạng khí NH3

– Phân lân tecmô phôtphat phát huy hiệu lực tốt khi bón cho các loại đất chua, đất cát nghèo dinh dưỡng, đất bạc màu.

Những chú ý khi sử dụng phân lân:

– Căn cứ độ chua của đất để chọn loại phân lân thích hợp: đất chua nên sử dụng phân lân nung chảy, nếu sử dụng supe lân thì sau một thời gian cần phải bón vôi để tăng hiệu lực của phân.

– Bón lân cân đối với dinh dưỡng đạm. Phân lân chỉ có hiệu quả cao khi cây trồng được đầu tư đủ phân đạm.

– Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

* Phân kali:

Hiện nay trong sản xuất thường sử dụng 2 loại phân kali là kali clorua và kali sunphat. Để bón cho cây ớt tốt nhất là dùng kali sunphat có màu trắng.

– Phân kali clorua:

+ Phân có dạng bột bao gồm các hạt màu hồng xen lẫn các hạt màu trắng nên trông có dạng như muối ớt. Nông dân ở một số nơi gọi là phân muối ớt.

+ Phân dễ hút ẩm, hoà tan mạnh trong nước

+ Có thể dùng để bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất khác nhau.

+ Có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc. Phân kali cloruaPhân kali clorua Các dạng phân kaliCác dạng phân kali

– Phân kali sunphat:

+ Là loại phân thích hợp với cây ớt

+ Kali sulphat hay còn gọi là sunphat kali

+ Phân có dạng tinh thể nhỏ, mịn, màu trắng

+ Dễ tan trong nước, ít hút ẩm ít vón cục

+ Phân sunphat kali thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Trong phân có chứa chất lưu huỳnh (S) là nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho các loại cây có nhu cầu lưu huỳnh cao như cây ớt.

Những điểm cần chú ý khi sử dụng phân kali:

– Cây ớt ưa phân kali sun phát hơn kali clorua

– Các loại phân kali có thể dùng bón thúc hoặc bón lót

– Bón nhiều phân kali, nhất là kali sun phát dễ làm cho đất trở nên chua. Vì vậy cần bón thêm vôi để khử chua cho đất.

– Nên bón kết hợp với các loại phân khác.

– Bón quá nhiều kali có thể gây tác động xấu lên rễ cây, làm cây bị teo rễ.

* Một số loại phân bón

0