23/05/2018, 15:51

Phòng trị bệnh thối gốc, chảy nhựa trên cây sầu riêng

Do đặc tính của bộ rễ rất mẫn cảm vói nước trong đất và dễ bị nhiễm bệnh Phytophthora, nên phải đắp mô cao để trồng (cao 40cm trở lên) riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long cần đắp mô cao cách mực nước cao nhất hằng năm 70 – 10cm để tránh bộ rễ bị nhiễm nấm gây thối rễ. Tiến hành xử lý đất trưóc khi ...

Do đặc tính của bộ rễ rất mẫn cảm vói nước trong đất và dễ bị nhiễm bệnh Phytophthora, nên phải đắp mô cao để trồng (cao 40cm trở lên) riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long cần đắp mô cao cách mực nước cao nhất hằng năm 70 – 10cm để tránh bộ rễ bị nhiễm nấm gây thối rễ. Tiến hành xử lý đất trưóc khi trồng bằng các loại thuốc trừ nấm đất.

Khoảng cách cây: Trồng cây với mật độ thưa giúp vườn thông thoáng có ánh nắng xuyên vào sẽ giảm được áp lực nguồn bệnh. Khoảng cách khuyến cáo trồng sầu riêng hiện nay là từ 8m x 8m đến 10m x 10m.

Bón phân và chăm sóc: sử dụng phân bón hoá học với liều lượng thấp, bón nhiều phân chuồng hoai mục, phân gà có khả năng khống chế nấm cao hơn các loại phân chuồng khác. Không bón trực tiếp lên hệ thống rễ vì dễ gây ngộ độc phân, tránh làm tổn thương rễ, tăng cường bón các loại phân xanh khô hàng năm để tăng độ tơi xốp cho đất giúp bộ rễ phát triển khoẻ và thuận lợi.

Tủ gốc: Dùng rơm khô hay cỏ khô tủ (phủ) gốc cây để giảm thoát nước trong mùa nắng, tránh lây nhiễm nấm trong mùa mưa từ gốc cây, tạo điểu kiện thuận lợi cho vi sinh vật đất, vi sinh vật đối kháng phát triển, tăng cường hô hấp cho bộ rễ giúp hấp thụ dinh dưỡng thuận lợi.

Tỉa cành: Hàng năm phải tỉa các cành gần mặt đất 70-100cm, loại bỏ các cành nhỏ, cành vô hiệu, cành sâu bệnh.

Tưới nước: Thiết kế hệ thống tưới và thoát nước thật hoàn chỉnh để cung cấp đủ nước cho cây trong mùa nắng và thoát nước triệt để trong mùa mưa, tránh để ngập úng hay khô hạn.

Số lượng trái trên cây: Tỉa bỏ bớt trái kém chất lượng và giữ lại một số lượng trái phù hợp, giúp sản phẩm có chất lượng, giúp cây chóng hồi phục và gia tăng tính chống chịu bệnh và tuổi thọ cho cây. Trong quá trình đi lại chăm sóc, không dẫm lên mặt đất của gốc cây; đây là điều kiện cần đặc biệt chú ý, nếu không sẽ làm cho đất chặt trong thòi gian dài gây bất lợi và tổn thương trầm trọng cho bộ rễ. Nên thiết kế lối đi cách xa hệ thống rễ.

Biện pháp giống: Đối với việc quản lý bệnh Phytophthora thì giống kháng bệnh hay chống chịu bệnh là biện pháp không thể thiếu trong việc dùng làm gốc ghép để không chế áp lực ban đầu của bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay giống sầu riêng lá quéo ở Tiền Giang có khả năng chống chịu bệnh Phytophthora ngoài đồng khá tốt, do đó nên chọn làm gốc ghép cho các giống thương phẩm.

Biện pháp sinh học: Bao gồm các biện pháp sử dụng các biện pháp hữu cơ như dùng phân chuồng, rơm khô, cỏ khô, vi sinh vật đốỉ kháng như nấm Trichoderma spp.

[AdSense-A]

Biện pháp hoá học: Thuốc Phosphonate khá tốt và không gây ô nhiễm môi sinh, không làm mất cân bằng sinh thối trong hệ sinh vật giúp cây tăng cường tính chống chịu đối với bệnh.

sầu riêng

Cách sử dụng: Thuốc Phosphonate chủ yếu được bơm vào trong thân cây sầu riêng (mạch gỗ), có khả năng di chuyển lên ngọn cây và di chuyển xuống tận rễ qua mạch libe, trong quá trình di chuyển xuống, thuốc kích thích cây sinh tính đề kháng với nấm Phytophthora palmivora. Liều lượng: sử dụng 30ml/lm đường kính tán cây vào 2 thòi điếm tháng 4 – 5 (đầu mùa mưa) và tháng 10-11 (cuối mùa mưa) để ngừa bệnh.

Cách xử lý: pha thuốc với nước cất theo tỷ lệ 1:1, cho vào ống bơm thuốc bằng ống nhựa 10ml và khoá lại, dùng khoan tay hay khoan máy có đưòng kính mũi khoan 6mm khoan vào thân theo hướng vuông góc với thân cây khoảng 40 – 45mm, cách mặt đất 50 – 70cm, đưa mũi ống bơm vào lẽ khoan và mở khoá ông bơm tự nén thuốc vào thân cây bằng sức ép của lò xo. Phun thuốc Phosphonate lên tán cây và trái theo nồng độ 10ml/10 lít nước để ngừa bệnh thổi trái.

Qua nghiên cứu và thí nghiệm Phosphonate tỏ ra có hiệu quả trong phòng trừ bệnh chảy nhựa thân và thối trái do nấm Phytophthora nên hiện nay được nhà vườn chấp nhận và đang sử dụng ở các khu vực trồng sầu riêng để phòng trừ bệnh, nhất là ở miền Đông Nam bộ, và Đồng bằng sông Cửu Long.

0